Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 02-10-2017

  • Cập nhật : 02/10/2017

Ba sĩ quan Đài Loan nhận án tù vì phóng nhầm tên lửa

Ba sĩ quan Đài Loan phóng nhầm tên lửa hồi năm 2016 bị tuyên án với hình phạt từ 14 tháng đến hai năm tù.

 

tau ca dai loan bi ten lua hai quan xuyen qua. anh: cna.

Tàu cá Đài Loan bị tên lửa hải quân xuyên qua. Ảnh: CNA.

 

Tòa án quận Kaohsiung, Đài Loan, hôm nay đưa ra phán quyết với ba sĩ quan hải quân bắn nhầm tên lửa hồi năm 2016, kết tội họ thiếu thận trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây hậu quả chết người, South China Morning Post đưa tin.

Theo phán quyết, hạ sĩ quan Kao Chia-chun, người trực tiếp phóng quả tên lửa mệnh danh sát thủ tàu sân bay Hsiungfeng 3, bị kết án 18 tháng tù giam. Trong khi đó, người giám sát của Kao là thượng sĩ Chen Ming-hsiu và thượng úy Hsu Po-wei, người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra vũ khí trên tàu, lần lượt nhận án 2 năm và 14 tháng tù.

Ngày 1/7/2016, tàu hộ tống lớp Jin Jiang 500 tấn của lực lượng phòng vệ biển Đài Loan neo đậu tại căn cứ hải quân ở Kaohsiung vô tình phóng một tên lửa Hsiungfeng 3 trong quá trình được cho là mô phỏng huấn luyện.

Tên lửa bay xa 75 km trước khi trúng vào một tàu cá gần đảo Penghu ở eo biển Đài Loan, khiến thuyền trưởng Huang Wen-chung thiệt mạng và ba người khác bị thương.

Theo kết quả điều tra, hạ sĩ Kao đã một mình kiểm tra hệ thống tên lửa trên tàu trong lúc các sĩ quan đang họp. Tuy nhiên, trước khi bấm nút phóng tên lửa, thay vì chọn chế độ mô phỏng huấn luyện, Kao bấm nhầm sang chế độ tác chiến, kích hoạt một trong hai quả tên lửa trên bệ phóng.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lên án vụ bắn nhầm tên lửa này là "hoàn toàn không thể chấp nhận", đồng thời cho thấy "sự thiếu tuân thủ kỷ luật cũng như năng lực yếu kém" của quân đội.(Vnexpress)
------------------------

Serbia kiện 19 nước NATO: Nhát dao đoạn tuyệt

Các tài liệu thu thập được về vụ đánh bom của NATO năm 1999 có thể cho phép Serbia khởi kiện 19 nước thành viên NATO.

Nỗi đau của người dân Serbia

Theo Đài phát thanh truyền hình Serbia (RTS) ngày 30/9, nhóm bác sĩ, nhà khoa học và nhân viên quân sự Serbia đã yêu cầu Bộ Y tế và Môi trường điều tra hậu quả vụ đánh bom của NATO năm 1999.

Dự kiến ​​ ngày 5/10 tới các thành viên của nhóm sẽ gặp các Bộ trưởng.

"Khi nói về bệnh ung thư, chúng tôi so sánh hiệu quả liệu pháp tiêu chuẩn trước và sau vụ đánh bom. Khía cạnh thứ hai là bệnh tự miễn dịch, thứ ba là vô sinh, đặc biệt là nam giới, đã tăng 100 lần sau cuộc xâm lược của NATO", RTS dẫn lời giáo sư Danica Gruichich, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh Trung tâm lâm sàng Serbia.

Cần lưu ý rằng, ngay sau vụ đánh bom đã tìm thấy ô nhiễm phóng xạ trong khu vực Bujanovac, Presevo và Vranje ở miền nam Serbia, gần đường hành chính với Kosovo.

toi ac ma nato gay ra cho nguoi dan serbia la khong the tha thu

Tội ác mà NATO gây ra cho người dân Serbia là không thể tha thứ

"Kể từ thời điểm đó, dư luận công chúng nhiều lần chỉ ra rằng vùng đất, nơi diễn ra tội phạm chiến tranh đã bị ô nhiễm. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc, mọi tài liệu về bức xạ và ô nhiễm cần được công bố, và sẽ tham gia thành lập ủy ban tương ứng", kênh RTS dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Goran Triva.

Kế hoạch nghiên cứu này có sự tham gia của các bác sĩ X quang, dịch tễ học và chuyên gia về chất độc, những người sẽ điều tra đất, nước và không khí, cũng như thực phẩm.

Dự kiến, một cơ quan điều phối sẽ được thành lập để tiến hành nghiên cứu về mặt kinh tế và pháp lý. Theo RTS, các tài liệu thu thập được có thể cho phép Serbia khởi kiện 19 nước thành viên NATO tham gia vụ đánh bom.

Sự kiện này một lần nữa khẳng định quan điểm của người dân Serbia về NATO. Đối với người dân Serbia, tội ác mà NATO gây ra là không thể tha thứ.

Serbia sẽ không gia nhập NATO

Trước đó, trong chuyến thăm chính thức Matxcơva hồi tháng 8/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Serbi - Aleksandr Vulin khẳng định, nước này không có dự định trở thành thành viên của liên minh NATO.

Ông Vulin chỉ ra rằng, đối với Serbia, mức độ hợp tác tối ưu với NATO - đó là sự tương tác trong khuôn khổ "Đối tác vì Hòa bình".

Vị Bộ trưởng này cũng nói rằng, Serbia hy vọng quyết định của đất nước duy trì trạng thái trung lập sẽ được tôn trọng không chỉ đối với Mỹ và NATO, mà cả Nga và CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể).

Lời của vị Bộ trưởng Vulin đã làm rõ thêm quan điểm của Tổng thống Serbia - Aleksandar Vucic về việc Serbia sẽ không gia nhập NATO. Ông Aleksandar Vucic từng kịch liệt lên án việc NATO không kích Nam Tư năm 1999.

''NATO muốn tiêu diệt dân tộc Serbia, bắt đất nước Serbia phải quỳ gối để rồi không bao giờ có thể hồi sinh. Serbia sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO cũng như của bất kỳ một liên minh nào khác. NATO sẽ không bao giờ được tái diễn hành động xâm lược như vậy đối với Serbia'', Tổng thống Serbia nhấn mạnh.

tong thong serbia - aleksandar vucic (phai) va tong thong nga putin

Tổng thống Serbia - Aleksandar Vucic (phải) và Tổng thống Nga Putin

Ngày 24/3/1999, NATO đã tiến hành chiến dịch không kích Nam Tư cũ với lý do ''ngăn chặn thảm họa diệt chủng người Albania tại Kosovo'', với hơn 1.000 máy bay chiến đấu đã được huy động.

Theo số liệu của NATO, trong 78 ngày đêm của chiến dịch, không lực NATO đã thực hiện 38.000 chuyến cất cánh, với hơn 10.000 trong số đó có nhiệm vụ không kích Nam Tư.

Chiến dịch không kích của NATO đã phá hủy hoàn toàn hạ tầng công nghiệp quân sự của Serbia, phá huỷ hơn 1.500 điểm dân cư, 60 cây cầu, 30% trường học, gần 100 tượng đài trên dất nước Serbia.

Theo ước tính của các nhà chức trách Serbia, chiến dịch đánh bom giết chết khoảng 2.500 người, trong đó 89 trẻ em. Có khoảng 12,5 nghìn người bị thương.

Ngoài ra, các cuộc ném bom vào nhà máy lọc dầu và hóa dầu còn làm hệ thống cấp nước của Serbia bị nhiễm độc nghiêm trọng.(Baodatviet)
--------------------------------

Anh em bà Yingluck bắt tay tấn công chính phủ Thái Lan?

Tờ The Nation bình luận bất kể hai anh em nhà Shinawatra “thiết lập căn cứ” ở TP nào, tương lai chính trị của họ có vẻ mờ nhạt.

Theo The Nation, những nghi vấn trong câu chuyện cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trốn thoát ngoạn mục khỏi đất nước trước ngày tòa tuyên án hồi cuối tháng 8 cũng như toàn bộ tin tồn về nơi ẩn náu hiện nay của bà chưa được làm sáng tỏ. Người ta đồn rằng bà Yingluck có thể đã đến Dubai để đoàn tụ với anh trai Thaksin hoặc sang London xin tị nạn.

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha hôm 28-9 tiết lộ rằng theo thông tin tình báo ông nhận được, bà Yingluck đang ở Dubai. Được mệnh danh là “thành phố xa hoa bậc nhất”, không có gì ngạc nhiên khi Dubai là lựa chọn cho điểm đến sau khi bỏ trốn khỏi đất nước của bà Yingluck. Anh trai của bà - cựu Thủ tướng Thaksin sở hữu một căn biệt thự ở TP vùng Vịnh này.

Anh em bà Yingluck bắt tay tấn công chính phủ Thái Lan? - ảnh 1
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ảnh: The Nation

Bởi tính thuận tiện của Dubai, ông Thaksin chọn Dubai làm nơi ở vào năm 2008. Thông tin này được hãng thông tấn Isra trích dẫn trong cuốn sáchTrò chuyện với Thaksin của tác giả người Mỹ Tom Plate. Ông Tom Plate đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Thaksin hồi năm 2010. Cựu Thủ tướng Thaksin bị kết án tù vắng mặt hai năm vì tội tham nhũng.

Căn biệt thự ở Dubai của ông Thaksin tọa lạc tại khu vực đắt đỏ Emirates Hills. Emirates Hills là nơi sinh sống của cộng đồng người nước ngoài tại Dubai.

Cựu Thủ tướng 68 tuổi nói với tác giả Tom Plate rằng ông yêu thích Dubai bởi ông cảm tưởng như mình đang đứng ở nơi trung tâm của thế giới. Từ đây ông có thể du lịch khắp thế giới và cũng không cách Thái Lan quá xa, vì vậy gia đình và bạn bè ông cũng có thể đến thăm ông.

Cuốn sách Trò chuyện với Thaksin mô tả căn biệt thự có bảy phòng ngủ, căn biệt thự còn có thêm tầng hầm hai tầng với đầy đủ phòng ốc để tiếp đãi người thân mỗi khi họ sang thăm.

Trong suốt thập niên qua, ông Thaksin đã nhiều lần chào đón những cuộc viếng thăm của gia đình và bạn bè, trong đó có một số người là quân cảnh trước đây dưới thời ông và người ủng hộ tại căn biệt thự này.

Nếu thông tin từ chính phủ Thái Lan là đúng, đây là lần thứ hai anh em nhà Shinawatra đoàn tụ sau khi bà Yingluck bị lật đổ hồi tháng 5-2014. Lần đầu hai anh em họ gặp lại nhau là ở Paris (Pháp) hồi tháng 7-2014 nhân dịp sinh nhật lần 65 của ông Thaksin. Khi đó, bà Yingluck được chính phủ Thái Lan cho phép du lịch châu Âu trong vòng 20 ngày.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan có lẽ không cảm thấy thoải mái khi ở Dubai bởi cái nắng gắt của quốc gia vùng Vịnh này. Nhiệt độ ở đây rất khắc nghiệt khi mùa đông nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, trong khi mùa hè nắng nóng kỷ lục lên tới 48 độ C. Vì lẽ đó, bà Yingluck có lẽ ưu tiên sang London (Anh) bởi thời tiết ở đó rất khác với Dubai.

Ngược lại với tuyên bố từ chính phủ Thái lan, đài CNN và hãng tin Reuters đưa tin bà Yingluck hiện giờ ở London và xin tị nạn tại đó. Tin đồn bà Yingluck chọn Anh để sống lưu vong đến hết đời không phải hoàn toàn không có lý bởi ông Thaksin cũng có một dinh thự ở Surrey (gần London) trị giá hơn 260 triệu baht.

Hơn nữa gần đây, các con gái của ông Thaksin là Pintongta và Paetongtarn đã đăng tải trên mạng xã hội những bức ảnh chụp cha mình ở London kể từ ngày 15-9. Dù vậy, vẫn chưa có thông tin gì về bà Yingluck.

Tờ The Nation bình luận bất kể hai anh em nhà Shinawatra “thiết lập căn cứ” ở TP nào, tương lai chính trị của họ có vẻ mờ nhạt. Cánh cửa trở lại con đường chính trị gần như khép lại với cả hai người sau khi một luật mới về thủ tục tố tụng hình sự dành cho các chính trị gia có hiệu lực vào ngày 29-9.

Theo luật, nếu bà Yingluck muốn kháng án đối với phán quyết năm năm tù dành cho mình, bà buộc phải đích thân xuất hiện tại tòa để nộp đơn. Luật mới cũng tác động tới ông Thaksin khi luật cho phép bên công tố yêu cầu tòa đem bốn vụ án có liên quan tới ông xét xử vắng mặt và sẽ không có thời hạn hiệu lực cho những vụ án này.

Bất kể bà Yingluck và ông Thaksin chọn Dubai hay London, câu hỏi thực sự là liệu anh em nhà Shinawatra có cùng nhau bắt tay thực hiện những động thái chính trị từ nước ngoài hay không. Ông Thaksin đã từng dùng chiến lược “biến thế giới quay lưng với Thái Lan” trong những năm đầu lưu vong.

Giới phê bình tin rằng hai anh em nhà bà Yingluck có rất nhiều hạn chế để tấn công chính phủ quân đội Thái Lan.

Titipol Phakdeewanich, Trưởng khoa Khoa học chính trị tại ĐH Ubon Ratchathani University, cho hay những bình luận gần đây của Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan dường như cho thấy có một thỏa thuận ngầm giữa nhà Shinawatra và chính phủ quân đội, theo đó bà Yingluck sẽ không đưa ra bất kỳ động thái chính trị nào.

Anh em bà Yingluck bắt tay tấn công chính phủ Thái Lan? - ảnh 2
Người dân Thái Lan ủng hộ anh em nhà bà Yingluck. Ảnh: Asia One

“Trong điều kiện chính trị hiện tại, quyền lực và tầm ảnh hưởng của nhà Shinawatra đã bị quân đội hạn chế và tình trạng chống nhà Shinawatra đang diễn ra, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu Thái Lan” - ông Titipol đánh giá.

Chamnan Chanruang, một nhà khoa học chính trị ở Chiang Mai, nêu ý kiến bà Yingluck có thể không nối gót anh trai bà đối đầu trực diện và cứng rắn với chính phủ Thái Lan mà bà có thể xin tị nạn.

“Bà Yingluck đã được rất nhiều người yêu thương, ủng hộ bởi sự ngọt ngào và khiêm nhường của mình” - ông nói. Ông Chamnan nói thêm chỉ cần một động thái nhỏ trên mạng xã hội thì đã có thể giúp bà giành được rất nhiều sự cảm thông của dư luận, điều này khiến chính phủ Thái Lan không mấy dễ chịu.

Ông Thaksin đã từng khẳng định ông đã nộp đơn xin tị nạn ở Anh nhưng hủy bỏ kế hoạch bởi ở đó ông sẽ bị hạn chế quyền tự do phát biểu. Bên cạnh đó, chuyên gia Chamnan chỉ ra vụ rửa tiền của Ngân hàng Krung Thai có liên quan tới con trai Panthongtae của ông Thaksin. Thực tế con trai ông Thaksin đang bị điều tra, điều này có thể ngăn anh em nhà ông Thaksin tấn công chính phủ Thái Lan, ông Chamnan nhận định.

Tuy nhiên, ông Titipol cho hay anh em nhà Shinawatra sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ của họ với các đồng minh quốc tế để gây sức ép cho Thái Lan để nước này trở lại nền dân chủ.

“Tôi không nghĩ anh em nhà Shinawatra sẽ rời bỏ chính trường Thái Lan thời gian dài. Một khi nền dân chủ được nối lại thì họ tức khắc sẽ tìm được chỗ đứng để thực hiện các động thái chính trị” - ông Titipol nói.

Một nhân vật cấp cao trong đảng Pheu Thái đồng thời là trợ lý thân cận của bà Yingluck nói với The Nation rằng bà Yingluck có thể sinh sống ở bất cứ đâu. “Các lãnh đạo thế giới đều yêu quý bà ấy. Trong mắt họ, thông qua những cuộc gặp quốc tế, bà ấy là một người mạnh mẽ” - người này nói.

“Có nhiều người yêu quý cựu Thủ tướng Yingluck hơn là ghét bà. Bà không phải đi cùng với ông Thaksin. Cả hai có thể đi theo con đường riêng biệt” -nguồn tin nói.

Nhân vật trong đảng Pheu Thai nói thêm những người ủng hộ bà đang ngóng trông bình luận đầu tiên của bà. “Tôi nghĩ khi bà Yingluck ổn định, bà ấy sẽ giải thích về quyết định của mình. Bà ấy là một cựu thủ tướng và sẽ không biến mất mãi mãi” - người này khẳng định.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 02-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 02-10-2017

    Tổng thống Philippines không hợp tác điều tra cáo buộc che giấu tài sản; Nga tuyên bố đáp trả cứng rắn Mỹ ở Syria; Derby chính trị máu lửa ở Barcelona

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 01-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 01-10-2017

    Báo Nga: Mỹ lạc hậu nên mới cần chục tàu sân bay; Vì sao cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị khai trừ Đảng?; Iran hối thúc châu Âu ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Bài cùng chuyên mục