Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 07-10-2017

  • Cập nhật : 07/10/2017

Sợ Trung Quốc bất ngờ hành động, Ấn Độ sẵn sàng chiến đấu toàn tuyến biên giới

Quân đội Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì tình trạng cảnh báo cao độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc cho tới hết mùa đông năm nay, sau khi quan hệ hai nước rơi vào căng thẳng suốt hơn hai tháng tại khu vực tranh chấp Doklam.

Theo Indian Today, kể từ tháng Tám, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đóng quân dọc tuyến biên giới dài 4.000km giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã nhận được lệnh duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, nhằm ứng phó kịp thời trước những hành động đe dọa bất ngờ từ phía Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh cũng đã có những tuyên bố chỉ trích và thậm chí đe dọa có hành động quân sự đồng thời nhắc lại cuộc chiến Trung - Ấn năm 1962.

Theo một số nguồn tin, việc duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu được quân đội Ấn Độ siết chặt và kéo dài thêm thời gian. Cụ thể, "lệnh báo động chiến đấu" được kéo dài "tới khi có quyết định mới".

quan doi an do van duy tri trang thai canh bao cao do truoc moi lo trung quoc co hanh dong bat ngo o khu vuc bien gioi. (anh minh hoa)

Quân đội Ấn Độ vẫn duy trì trạng thái cảnh báo cao độ trước mối lo Trung Quốc có hành động bất ngờ ở khu vực biên giới. (Ảnh minh họa)

Bởi trước đó, binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã mặt đối mặt ở cao nguyên Doklam trong suốt 2 tháng rưỡi. Tình trạng căng thẳng chỉ được giải tỏa khi quan chức cấp cao của New Delhi và Bắc Kinh đưa ra mệnh lệnh rút quân.

Song thực tế, binh sĩ hai nước đóng quân ở Doklam vẫn chưa hoàn toàn rút hết khỏi khu vực này. Phía Ấn Độ đã lùi quân khỏi vị trí "giáp mặt" với Trung Quốc ở Doklam khoảng 600 m, còn binh sĩ Trung Quốc chỉ lui quân cách vị trí này vài trăm mét. Điều đáng nói, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 500 binh sĩ hoạt động tại vị trí rút quân, số lính còn lại di chuyển về phía Yatung và Kumba Zong ở Tây Tạng.

Dù tình trạng căng thẳng ở Doklam đã được hạ nhiệt song nguy cơ bùng nổ xung đột giữa quân đội Trung - Ấn vẫn tiềm tàng.  

"Trên mặt đất, cả hai phía vẫn đang theo dõi sát sao nhau. Do đó, điều nên làm là duy trì cảnh giác cao độ", India Today dẫn lời một quan chức cấp cao.

Lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội Ấn Độ bao gồm 3 vấn đề. Thứ nhất, không cắt giảm quân số kể cả ở những vị trí xa xôi và khó khăn nhất dọc tuyến biên giới giáp Trung Quốc. Thứ hai, các binh sĩ phải được huấn luyện để thích nghi với môi trường tác chiến ở độ cao lớn. Thứ ba, mọi vũ khí phải ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu đồng thời điều thêm quân tới các vị trí trọng yếu. (Infonet)
-----------------------------------

Đến lúc Mỹ nên nói "tạm dừng" với Nga

Sau gần 1 năm điều tra các sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống, Nghị viện Mỹ vẫn vô vọng.

RT ngày 5/10 dẫn lời Thư ký báo chí của Nhà Trắng- bà Sarah Huckabee Sanders phát biểu trước báo giới cho rằng, đã đến lúc người Mỹ muốn Thượng viện tập trung vào những thứ quan trọng hơn là cuộc điều tra xem Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ hay không.

thu ky bao chi cua nha trang- ba sarah huckabee sanders

Thư ký báo chí của Nhà Trắng- bà Sarah Huckabee Sanders

“Ủy ban Tình báo Thượng viện nói với chúng ta vào ngày hôm qua rằng, sau gàn 9 tháng điều tra… họ không tìm thấy bằng chứng nào về sự thông đồng giữa chiến dịch của Tổng thống Donald Trump và Nga. Tôi nghĩ, người Mỹ muốn họ tập trung vào một số thứ khác” - bà Sarah nói.

Người phát ngôn cũng chỉ trích giới truyền thông vì liên tục công kích chính quyền mới.

Theo bà Sanders, chỉ 5% tin tức được đưa ra mang ý nghĩa tích cực đối với tân Tổng thống và chính quyền của ông.

“Các vị có thị trường chứng khoán và sự tự tin về kinh tế ở mức cao nhất mọi thời đại, IS đang suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua... chúng tôi đang sửa đổi quy định về tặng thưởng cho cựu chiến binh. Và các vị chỉ tiêu tốn 5% công sức của các vị để tập trung vào những vấn đề lớn đó.

Thành thật mà nói, những vấn đề hầu hết người Mỹ quan tâm, không phải rất nhiều thứ mà các vị đưa tin”, bà Sanders nhấn mạnh.

Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh vào cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống chỉ 1 ngày sau khi Ủy ban Tình báo thuộc Thượng viện Mỹ tuyên bố về việc họ chưa tìm thấy bằng chứng nào đủ sức thuyết phục cho thấy cáo buộc trên là đúng đắn.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Tình báo - Thượng nghị sỹ Richard Burr và Phó Chủ tịch Mark Warner tuyên bố trong cuộc họp báo về kết quả cuộc điều tra này, chỉ rõ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy có sự thỏa thuận và hỗ trợ giữa ông Donald Trump và Điện Kremlin trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

chu tich uy ban tinh bao, thuong nghi sy richard burr va pho chu tich mark warner phat bieu tai cuoc hop bao cong bo ket qua dieu tra nga can thiep bau cu tong thong

Chủ tịch Ủy ban Tình báo, Thượng nghị sỹ Richard Burr và Phó Chủ tịch Mark Warner phát biểu tại cuộc họp báo công bố kết quả điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống

Theo đó, sau 9 tháng tiến hành điều tra, Ủy ban Tình báo vẫn để bỏ ngỏ các bằng chứng có thể chứng minh rằng, Nga đã giúp ông Donald Trump và Đảng Cộng hòa đắc cử Tổng thống Mỹ.

Chủ tịch Burr cũng bày tỏ mong muốn có thể đưa ra kết luận điều tra trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2018, khi 435 ghế Hạ viện và 1/3 trong Tổng số 100 ghế Thượng viện sẽ được bầu lại.

Theo kế hoạch, Ủy ban Tình báo Thượng viện sẽ thẩm vấn thêm ít nhất 25 người trong tháng này, cũng như mời những đại diện của các trang mạng xã hội, trong đó có Facebook, tham dự phiên điều trần công khai vào ngày 1/11 tới.

Facebook hiện đang là tâm điểm chú ý sau khi thừa nhận trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 5 năm nay, 470 tài khoản được cho là có yếu tố Nga đã chi 100.000 USD để thực hiện 3.000 quảng cáo có nội dụng vận động chính trị trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Hãng này sau đó tuyên bố sẽ chia sẻ với các điều tra viên của Quốc hội Mỹ các quảng cáo chính trị trên để phục vụ điều tra.(Baodatviet)
---------------------------

Nếu Hàn-Nhật bị tấn công hạt nhân, 2,1 triệu người thiệt mạng

Trang web 38 North thống kê 2,1 triệu người sẽ thiệt mạng và 7,7 triệu người bị thương nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công bằng hạt nhân vào các nước láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa "hủy diệt" Triều Tiên, một số trợ lý thân cận của ông đã cảnh báo về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.

Nghiên cứu mới được công bố trên trang web 38 North hôm 5-10 chỉ ra những tác động đối với Hàn Quốc và Nhật Bản nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công bằng hạt nhân nhằm vào 2 nước láng giềng này.

Theo đó, 2,1 triệu người sẽ thiệt mạng và 7,7 triệu người bị thương nếu Seoul và Tokyo trở thành mục tiêu của một vụ tấn công hạt nhân từ Bình Nhưỡng. Bản phân tích được thực hiện bởi chuyên gia tư vấn về cơ sở dữ liệu và mô hình hóa trên máy tính, ông Michael Zagurek Jr, dựa trên công nghệ vũ khí và sức mạnh hiện tại của bom Triều Tiên.

Ông Zagurek cho rằng chế độ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang sở hữu một kho vũ khí gồm 20-25 đầu đạn hạt nhân, đồng thời có khả năng gắn chúng vào tên lửa đạn đạo.

Nếu Hàn-Nhật bị tấn công hạt nhân, 2,1 triệu người thiệt mạng - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

Mối quan tâm về xung đột hạt nhân ở Bắc Á tăng lên sau khi ông Kim Jong-un tăng tốc chương trình vũ khí có khả năng đánh tới lục địa Mỹ và Tổng thống Donald Trump đe dọa tiến hành các biện pháp quân sự chống lại Triều Tiên.

Mặc dù cơ hội tấn công trực tiếp vào các nước đồng minh của Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc – của Triều Tiên là rất ít nhưng ông Zagurek cho rằng điều đó không phải là không có khả năng xảy ra.

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên hồi tháng 9 tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ thử nghiệm một quả bom hydro (bom H) ở Thái Bình Dương.

Các đầu đạn hạt nhân kích thước lớn của Triều Tiên có đương lượng nổ khoảng 15-25 kiloton, tương đương 2 quả bom tàn phá 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945.

Ông Zagurek ước tính con số thương vong có thể tăng lên đáng kể nếu Triều Tiên sử dụng loại bom giống loại thử nghiệm vào ngày 3-9, tức có đương lượng nổ 108-205 kiloton.

Nếu Hàn-Nhật bị tấn công hạt nhân, 2,1 triệu người thiệt mạng - Ảnh 2.

Nghị sĩ Choung Byoung-gug. Ảnh: YONHAP

Cùng ngày 5-10, một nghị sĩ Hàn Quốc tiết lộ Mỹ từ bỏ đối thoại với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm bom H vào ngày 3-9, được đánh giá mạnh nhất từ trước đến nay.

Nghị sĩ Choung Byoung-gug thuộc đảng Bareun đối lập nói rằng thông tin trên được chia sẻ trong cuộc họp với 20 quan chức chính phủ, nghị sĩ và chuyên gia Mỹ ở Washington từ ngày 1-10.

Trong khi đó, nghị sĩ Chung Dong-young đến từ đảng Nhân dân đối lập Hàn Quốc, cho biết thêm Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc nếu Triều Tiên tấn công Seoul. (NLĐ)
-----------------------------

Ukraine theo chân Mỹ 'đánh' nhà đài Nga

Cơ quan an ninh Ukraine trục xuất phóng viên kênh truyền hình Nhà nước NTV nối tiếp đòn trừng phạt truyền thông Nga của Mỹ.

TASS thông tin, dẫn nguồn từ thông báo của Cơ quan An ninh Ukraine cho biết cơ quan này đã trục xuất một phóng viên của Đài truyền hình quốc gia Nga liên quan tới cáo buộc chuẩn bị cho một chương trình làm ảnh hưởng "lợi ích quốc gia" của Ukraine.

Theo đó, phóng viên của đài truyền hình nhà nước NTV Vyacheslav Nemyshev là người đã bị bắt và sau đó bị trục xuất khỏi Ukraine.

phong vien vyacheslav nemyshev cua ntv bi bat tai ukraine.

Phóng viên Vyacheslav Nemyshev của NTV bị bắt tại Ukraine.

Ông được đưa tới trạm kiểm soát "Senkovka" giữa Ukraine và Nga vào lúc 4h sáng ngày 5/10 sau khi tiến hành các thủ tục liên quan.

Ông Nemyshev bị cấm trở lại quốc gia này trong 3 năm và là nhà báo Nga thứ 2 bị Ukraine trục xuất trong vòng một tháng trở lại đây.

Được biết, Phóng viên NTV bị bắt ở trung tâm Kiev trong khi ông đang ghi âm một câu chuyện.

Trong quá trình khám xét giấy tờ, phóng viên Nemyshev đã có một giấy chứng nhận kiểm định bất hợp pháp từ Bộ Chính sách Thông tin của nước Cộng hòa tự xưng DNR. Điều này đã trở thành cơ sở để SBU cho rằng, sự tham gia của Nemyshev vào tuyên truyền cho lực lượng ly khai và bắt giữ ông.

SBU cho rằng, nhà báo Nemyshev đã chuẩn bị một loạt các tin tức "dối trá chống lại Ukraine" nhằm truyền bá tư tưởng lý khai tại 2 khu vực do Nga hậu thuẫn là Lugansk và Donetsk tại miền Đông Ukraine.

Cơ quan này cho biết thêm, ông Nemyshev vào mùa xuân năm 2016 đã làm việc trên lãnh thổ không có sự kiểm soát của Kiev và cáo buộc ông Nemyshev đã tuyên truyền về chống nói tiếng Ukraine ở các phương tiện đại chúng.

Còn đài truyền hình NTV trên trang mạng của mình thông báo rằng, phóng viên Nemyshev đã bị bắt tại Kiev hôm 4/10.

Trở về từ Ukraine, phóng viên Nemyshev chia sẻ: "Tôi đã ở đồn cảnh sát trong 5 giờ đồng hồ, trước tiên cảnh sát đã lấy lời khai của tôi, sau đó là các viên chức SBU".

"Sau đó chúng tôi lái xe quanh Kiev trong một thời gian rất dài, sau đó chúng tôi dừng lại ở một số đường phố, nơi tôi ngồi trong một chiếc xe trong bóng tối. Sau đó, họ nói với tôi rằng mọi thứ đã được quyết định, và chúng tôi đã đi đến biên giới" - phóng viên NTV nói.

giay to cua ong vyacheslav nemyshev.

Giấy tờ của ông Vyacheslav Nemyshev.

Sau vụ bắt giữ và trục xuất này, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối hành động của Ukraine.

"Một lần nữa, cộng đồng thế giới đã chứng kiến ​​sự phân biệt đối xử về chính sách đàn áp của Kiev đối với giới truyền thông Nga.

Sáng sớm nay (tức ngày 4/10-PV), phóng viên NTV Vyacheslav Nemyshev, sau nhiều giờ thẩm vấn của cảnh sát và các cơ quan an ninh, đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ" - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.

"Moscow xem xét quyết định của Ukraine về việc trục xuất phóng viên kênh truyền hình NTV Nga Vyacheslav Nemyshev là biểu hiện của chính sách phân biệt đối xử của Kiev với các phương tiện truyền thông Nga" - tuyên bố nhấn mạnh.

Hồi tháng 8, Kiev cũng đã bắt giữ và trục xuất 1 nhà báo Nga.

Từ tháng 3/2015, Ukraine đã đưa 15 hãng truyền thông Nga vào danh sách có thể bị phủ nhận hoặc tạm thời đình chỉ việc công nhận hoạt động vì họ "đe dọa" an ninh quốc gia Ukraine. Khi quy chế này bắt đầu có hiệu lực, một số nhà báo và phóng viên Nga đã bị từ chối nhập cảnh vào Ukraine hoặc bị trục xuất sang Nga.

Ukraine hành xử như Mỹ

Việc Ukraine trục xuất 2 nhà báo Nga trong vòng 1 tháng trở lại đây đã nhắc nhở tới việc Mỹ cũng đặt các kênh truyền thông của Nga ở đây vào thế kiểm soát đặc biệt.

Trong một thông báo, đài Russia Today (RT) đã sa thải hàng loạt nhân viên của mình tại Mỹ.

tong bien tap rt - ba margarita simonyan

Tổng biên tập RT - bà Margarita Simonyan

Tổng biên tập RT - bà Margarita Simonyan cho biết, bà buộc phải làm vậy vì lo sợ cho sự an toàn của nhân viên.

"Một tác động tiêu cực rất lớn, mà chúng ta có ngày hôm nay - tất nhiên, nó buộc phải đưa ra vì sự an toàn về tính mạng tới mỗi người" - bà Margarita Simonyan nói.

Bà nhấn mạnh rằng công việc của kênh truyền hình này ở Mỹ từ lâu đã chịu áp lực từ chính quyền. Dù, RT ở Mỹ hoạt động như các phương tiện thông thường và không bao giờ xử lý những tin tức giả mạo nhằm vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Phát biểu sau quyết định trên vào ngày 5/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phản đối hành động của Mỹ, gọi đó là vi phạm pháp luật Mỹ, Nga và quốc tế về tự do ngôn luận.

"Chúng tôi xác nhận cam kết của chúng tôi đối với quyền tự do ngôn luận và không thể giới hạn các hoạt động của giới truyền thông, các phóng viên nước ngoài làm việc ở đây", bà nói. (Ngọc Dương - Baodatviet.vn)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 06-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 06-10-2017

    Quân đội Phlippines sẽ tăng cường tập trận với Mỹ; Mỹ triển khai 12 máy bay giám sát kiêm tấn công tại Philippines; Sóng gió trong quan hệ Mỹ - Cuba

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-10-2017

    Nếu hành động như Nga, Mỹ tất “chĩa mũi nhọn” vào Trung Quốc; Ông Putin: Nga vẫn còn nhiều 'người bạn' ở Mỹ; ; Đài Loan cầm cự được bao lâu nếu bị tấn công?

Bài cùng chuyên mục