Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-10-2017

  • Cập nhật : 06/10/2017

Nếu hành động như Nga, Mỹ tất “chĩa mũi nhọn” vào Trung Quốc

Russia Insider cho rằng chính vì những vấn đề ở Syria mà Nga đã trở thành đối tượng để Mỹ chĩa mũi nhọn. Nếu như Trung Quốc cũng hành động như Nga ở Syria thì chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ không thoát được khỏi những hành động trả đũa của Mỹ.

tau san bay carl vinson cua my

Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ

Theo Russia Insider, Mỹ bắt đầu công cuộc tuyên truyền nhằm vào Nga ngay sau khi Mátxcơva can thiệp quân sự vào Syria dưới ngọn cờ chống IS.

Nga gần đây nhất đã bị buộc tội can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giúp ông Donald Trump đánh bại đối thủ Hillary Clinton. Cho dù Trung Quốc cũng có thể trở thành mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến giữ vững ngôi vị số một của nước này, nhưng Russia Insider cho rằng, Mỹ muốn cả thế giới thấy rằng Nga phải có trách nhiệm với những gì nước này đã gây ra, đặc biệt là ở Syria.

Vào ngày 21/8, tàu khu trục USS John S. McCain (con tàu được đặt tên theo tên ông và cha của Thượng nghị sĩ John McCain) đã va chạm với một con tàu chở hàng ở ngoài khơi Singapore, khiến 10 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Đây là một sự cố vô cùng đáng tiếc và mất mặt của hải quân Mỹ, và là vụ đụng độ thứ tư của tàu hải quân Mỹ trong năm nay.

Vào ngày 17/6, tàu USS Fitzgerald cũng gặp một tai nạn nghiêm trọng khi đâm vào một tàu container, khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Cả 4 vụ tai nạn này đều xảy ra ở Thái Bình Dương, ngay gần Trung Quốc, nước theo dõi sát sao từng bước đi trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ. Công cuộc tái cân bằng lực lượng quân sự Mỹ sang châu Á bắt đầu từ thời ông Obama.

Trong bài viết đăng tải trên trang Foreign Policy năm 2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã mô tả chính sách “xoay trục” của ngoại giao và quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương là “tạo ra sự hiện diện quân sự rộng lớn” cũng như “thúc đẩy dân chủ và nhân quyền”. Bà Hillary còn nhấn mạnh: “Mỹ là cường quốc duy nhất có mạng lưới các liên minh mạnh trong khu vực, không có tham vọng lãnh thổ và từ lâu đã thực hiện các hoạt động công ích".

chien dau co tren tau san bay stennis trong mot chuyen tuan tra o bien dong

Chiến đấu cơ trên tàu sân bay Stennis trong một chuyến tuần tra ở Biển Đông

Và Trung Quốc chắc chắn không thể ngồi yên trước chính sách này của Mỹ. Quay trở lại các vụ đụng độ trên biển của Mỹ, Mỹ đã luôn nghi ngờ và thi hành chính sách thù ghét Nga, do đó không hề ngạc nhiên khi Nga ngay lập tức trở thành đối tượng tình nghi trong vụ tai nạn của tàu McCain. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là các đối tượng tình nghi khác, đặc biệt là Trung Quốc lại không bị nghi ngờ. Điều này đã nói lên rất nhiều.

“Trong khi các vụ tai nạn và sự cố vẫn thường diễn ra, thì số lượng các vụ tai nạn trong năm qua là cực hiếm, và giờ đây có thể các vụ tai nạn này không thực sự là tai nạn", ông Omaid Faizyar viết trên chuyên trang RCD. “Cả Trung Quốc và Nga đều đang thử nghiệm các khả năng tác chiến không gian mạng trên biển và đã thành công".

Vào tháng 9/2016, Paul Martini đã đưa ra danh sách gồm những thành quả trong tác chiến không gian mạng của Trung Quốc: “Một cuộc tấn công từ chối truy cập (tức là cuộc tấn công làm các trang mạng trở nên quá tải) đã làm sập ít nhất 68 website chính phủ của Philippine vào tháng Bảy, rõ ràng là để đáp lại phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Một vài ngày sau, các sân bay lớn và mạng lưới hàng không quốc gia Vietnam Airline của Việt Nam cũng bị các hacker Trung Quốc tấn công.”

Báo cáo cũng đã đề cập cách Trung Quốc “cố can thiệp vào các máy bay quân sự không người lái của Mỹ ít nhất một lần trong những năm gần đây” và “Trung Quốc cũng cho thấy nước này sẵn sàng sử dụng các hệ thống gây nhiễu GPS để ngăn chặn máy bay Mỹ không thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trên khu vực quần đảo Trường Sa".

Mỹ biết rằng Trung Quốc có khả năng thực hiện các cuộc tấn công không gian mạng cực kỳ phức tạp, nhưng tại sao Trung Quốc lại không bị nghi ngờ trong vụ can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ? Tại sao Nga lại là đối tượng tình nghi duy nhất của Mỹ? Trong khi Trung Quốc có đủ động cơ, phương tiện và cơ hội để hành động như vậy. Lý do mạnh nhất chính là đại diện Hillary Clinton của Đảng Dân chủ là một người hết mình ủng hộ chính sách "xoay trục" của ông Obama, Russia Insider nhận định

Nếu Trung Quốc sở hữu khả năng không gian mạng đủ để tấn công một máy bay quân sự không người lái của Mỹ, hoặc thậm chí khiến một tàu chiến của Mỹ ngừng hoạt động, bị đâm, thì việc tấn công máy tính của Đảng Dân chủ là một nhiệm vụ quá đơn giản, đặc biệt là khi bà Hillary được cho là gửi thông tin nhạy cảm thông qua máy tính cá nhân.

Như ông Trump cũng đã phát biểu trong cuộc tranh luận diễn ra trong cuộc bầu cử: “Clinton liên tục nói rằng đó là Nga. Có thể đó là Nga, nhưng cũng có thể là Trung Quốc, hoặc cũng có thể là rất nhiều người khác…”.

Thực tế chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy Nga chính là bên tấn công mạng của Đảng Dân chủ và sau đó lại tự đưa quan hệ Nga- Mỹ vào căng thẳng mới.

Vậy tại sao Mỹ lại chỉ nghi ngờ Nga trong vụ can thiệp bầu cử? Tại sao Mỹ lại chọn Nga trong khi các nước khác cũng có khả năng thực hiện điều này?

Lý do hết sức đơn giản. Mỹ thù địch Nga không phải vì vụ bầu cử mà là vấn đề Syria. Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào cuộc xung đột này từ tháng 9/2015, sau khi được chính phủ Syria chính thức kêu gọi giúp đỡ trong cuộc chiến chống IS.

cuong kich su-34 "thu mo vit" nga trong chien dich chong khung bo tai syria

Cường kích Su-34 "thú mỏ vịt" Nga trong chiến dịch chống khủng bố tại Syria

Mỹ với khẩu  hiệu chống IS nhưng thực tế lại không hợp tác với Nga trong cuộc chiến này. Thậm chí, Mỹ còn có hành vi cản trở nỗ lực của Nga. Ví dụ vào tháng 6/2016, khi Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu Mỹ lập ra những khu vực hợp tác do phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn kiểm soát để tránh những hậu quả không mong muốn. Nhưng Mỹ đã từ chối và điều này đã làm nguy cơ gây ra những hệ quả nghiêm trọng tăng cao.

Trong khi quân đội Nga đang tích cực giải phóng những thành lũy do quân khủng bố chiếm đóng như Palmyra và Aleppo, Mỹ vẫn tiếp tục chỉ trích Nga.

Và nguồn gốc của mọi vấn đề là Mỹ dường như sẵn sàng chớp lấy cơ hội thay đổi chế độ ở Syria và tạo ra khoảng trống quyền lực. Khoảng trống này rất có thể sẽ rơi vào tay một lãnh đạo thậm chí còn tồi tệ hơn, và cũng không loại trừ khả năng đó là một lãnh đạo quân khủng bố. Hãy nhìn vào trường hợp của Libya và Iraq để rút ra bài học.

Nga tất nhiên phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia Syria của Mỹ.

Vì vấn đề ở Syria mà chiến dịch giữa bà Clinton và ông Trump cũng trở nên nóng bỏng. Chiến dịch của bà Clinton thể hiện sự tiếp tục chính sách đối ngoại hầu như không thay đổi so với chính quyền Obama. Còn ông Trump lại hứa sẽ chấm dứt các cuộc xung đột của Mỹ và gợi ý Mỹ rút khỏi NATO.

Và rõ ràng là bà Hillary không thể lãnh đạo nước Mỹ qua những sóng gió quân sự hiện nay. Cuối cùng, chính những người Mỹ đã tự lựa chọn người đưa ra chính sách chấm dứt các cuộc xung đột bên ngoài để vực nước Mỹ “vĩ đại trở lại".

Tóm lại, Russia Insider cho rằng chính vì những vấn đề ở Syria mà Nga đã trở thành đối tượng để Mỹ chĩa mũi nhọn. Nếu như Trung Quốc cũng hành động như Nga ở Syria thì chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ không thoát được khỏi những hành động mang tính trả đũa của Mỹ. (Viettimes)
----------------------------

Ông Putin: Nga vẫn còn nhiều 'người bạn' ở Mỹ

Ông Putin cho rằng quan hệ Nga-Mỹ xấu đi vì căng thẳng chính trị bên trong Mỹ, tuy nhiên Nga có rất nhiều bạn bè ở Mỹ giúp cải thiện quan hệ hai bên.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ “đang bị cầm tù vì tình hình chính trị bên trong nước Mỹ”, tuy nhiên Nga có “rất nhiều bạn bè” ở Mỹ có thể giúp cải thiện quan hệ một khi các căng thẳng chính trị ở Mỹ giảm xuống, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ngày 4-10.

“Hiện có một số lực lượng lợi dụng quan hệ Nga-Mỹ để giải quyết các vấn đề chính trị bên trong nước Mỹ. Chúng tôi đang kiên nhẫn chờ đợi đến khi tiến trình chấm dứt”.  

“Chúng tôi có rất nhiều bạn ở Mỹ muốn phát triển quan hệ với chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ phát triển quan hệ với họ bất kể tình hình chính trị hiện tại ở Mỹ”– Tổng thống Putin nói tại Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow (Nga) ngày 4-10.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nga ngày 4-10. Ảnh: REUTERS
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nga ngày 4-10. Ảnh: REUTERS

Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi nhiều sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, dù trước đó các nghị sĩ Nga đã ăn mừng lớn ngay trong đêm ông Trump đắc cử, vì ông Trump nhiều lần thể hiện thân thiện với Nga. Ông Trump từng thể hiện sự ngưỡng mộ với phong cách lãnh đạo của ông Putin.

Nga đã hy vọng ông Trump sẽ dỡ bỏ trừng phạt mà chính phủ tiền nhiệm Obama đã ban hành sau khi Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào Ukraine, cũng như để Nga rộng tay hơn trong đối phó với các nước trong liên bang Xô viết cũ.

Tuy nhiên không điều nào trong những điều này thành sự thật. Thay vào đó, quan hệ hai bên chìm thêm xuống mức sâu hơn, thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh với cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley không ngần ngại chỉ trích mạnh Nga về chuyện Crimea. Ông Kurt Volker vốn có lập trường ủng hộ trừng phạt Nga được chính phủ Trump bổ nhiệm làm đặc phái viên ở Ukraine.

Trước khi rời Nhà Trắng, cuối tháng 12-2016, Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Barack Obama cho tịch thu 2 khu nhà ngoại giao và trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, trừng phạt Nga can thiệp bầu cử. Thời điểm đó ông Putin án binh chưa hành động, chờ xem thái độ của ông Trump. Sau một thời gian, nhận thấy chính phủ Trump không thân thiện như hy vọng ban đầu, Nga trả đũa bằng cách đóng cửa 2 khu nhà ngoại giao của Mỹ, trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ. Không chịu thua, Mỹ cho đóng cửa tổng lãnh sự quán và một số cơ sở ngoại giao Nga. Lúc đó ông Putin tuyên bố có thể sẽ kiện Mỹ về chuyện này.

Tuy nhiên tại diễn đàn Tuẫn lễ Năng lượng Nga 4-10, ông Putin vẫn lạc quan về tương lai quan hệ với Mỹ.

“Tôi tin người như ông Trump, với tính cách của ông ấy, sẽ không bao giờ chịu bó tay vì quyền lợi của ai đó”.

Khi được hỏi về quan hệ cá nhân giữa mình với ông Trump, ông Putin cho rằng thực chất chẳng có gì để nói.

“Quan hệ cá nhân chúng tôi là số không. Chúng tôi gặp nhau chỉ một lần, nói chuyện điện thoại vài lần về một số chủ đề cùng quan tâm” – theo ông Putin. Hai ông gặp nhau hồi tháng 7 trong dịp hội nghị G20 ở Hamburg (Đức), có cuộc đối thoại chính thức dài hơn dự kiến và cả một cuộc gặp riêng tư ngắn.(PLO)
-----------------------

Đài Loan cầm cự được bao lâu nếu bị tấn công?

Trưởng Cơ quan phòng vệ Đài Loan Phùng Thế Khoan cho biết vùng lãnh thổ này hiện có thể cầm cự trong hơn 2 tuần nếu bị Trung Quốc tấn công.

Ông Phùng đưa ra tuyên bố để trả lời câu hỏi do nghị viên thuộc Quốc Dân đảng đối lập đặt ra, theo hãng tin CNA ngày 4.10.

Cách đây gần một thập niên, trưởng Cơ quan phòng vệ Đài Loan khi đó Lý Thiên Vũ cho rằng Đài Loan có thể cầm cự trong vòng tối đa 2 tuần nếu bị Trung Quốc tấn công.

Ông Phùng giải thích rằng từ phát ngôn của ông Lý đến nay là một khoảng thời gian dài và lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện nay đã trở nên mạnh hơn trước.

Trong một quyển sách mới công bố ngày 3.10, nhà nghiên cứu Ian Easton tại Viện nghiên cứu Dự án 2049 (Mỹ), viết rằng Trung Quốc đã vạch kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020 bằng cách phóng tên lửa, phong tỏa biển và không phận của Đài Loan và thực hiện chiến dịch đổ bộ, theo tờ Taipei Times ngày 5.10.

Văn phòng lãnh đạo Đài Loan cho hay không bình luận về nhận định trên, còn Cơ quan phòng vệ Đài Loan nói sẽ theo dõi sát sao động thái của Trung Quốc.

Trong khi đó, nghị viên La Trí Chánh thuộc đảng cầm quyền Dân tiến tỏ ra nghi ngờ về khung thời gian Trung Quốc tấn công Đài Loan do nhà nghiên cứu Easton đưa ra. Ông La lập luận Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020, nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh cũng sẽ “sẵn sàng về chính trị”. Theo ông này, Bắc Kinh cần phải đánh giá khả năng thành công và hậu quả của một cuộc tấn công Đài Loan. (Thanhnien)
----------------------------

 

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-10-2017

    Trung Quốc “thắng lớn” nhờ Ukraine suy sụp; Trung Quốc đua với Mỹ phát triển vũ khí tối tân; Trung Quốc lại cho không Philippines 3.000 khẩu súng

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-10-2017

    Bộ Quốc phòng Nga: Chiến tranh với NATO có thể xảy ra; Nghịch lý: MiG-29 Nga giúp Serbia gia nhập EU?; Mỹ ra mặt ủng hộ Ấn Độ trước Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục