Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-10-2017

  • Cập nhật : 06/10/2017

Bộ Quốc phòng Nga: Chiến tranh với NATO có thể xảy ra

Nga phải đối mặt với nhiều thách thức địa chính trị, đặc biệt là "xung đột quân sự tiềm năng" với các nước NATO, tình hình khó khăn trong khu vực Biển Azov-Biển Đen.

luc luong nato ngay cang ap sat bien gioi nga

Lực lượng NATO ngày càng áp sát biên giới Nga

Truyền thông đã nắm được một số chi tiết từ báo cáo của Bộ Quốc phòng về việc đánh giá tình trạng an ninh quốc gia của Nga trong lĩnh vực hoạt động hàng hải.

Các tác giả của tài liệu chỉ ra rằng đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức địa chính trị, đặc biệt là "xung đột quân sự tiềm năng" với các nước NATO, tình hình khó khăn trong khu vực Biển Azov-Biển Đen, tham vọng chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Kuril, cũng như kế hoạch của Na Uy đơn phương xét lại thỏa thuận quốc tế liên quan đến quần đảo Spitsbergen. Một số nguồn thân cận Bộ Quốc phòng đã nói điều này với Kommersant.

Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh rằng, trong quan hệ quốc tế, "vai trò của yếu tố sức mạnh" đang gia tăng. "Do đó, Nga đang tăng cường tiềm năng biển của mình nhằm "răn đe chiến lược" đối với kẻ thù tiềm năng, đó cũng là "yếu tố quan trọng cho sự ổn định quốc tế." Các mối đe dọa đang nổi lên nhất định sẽ được đáp trả, các tác giả báo cáo khẳng định. Tuy nhiên, họ không tin khả năng có "hành động quân sự quy mô lớn" chống Nga từ phía biển và đại dương.

Trong khi đó, trung tướng Ben Hodges chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu cho rằng các nước châu Âu cần thỏa thuận thành lập một “Schengen quân sự” để kiềm chế Nga hiệu quả hơn.

Theo lời viên tướng Mỹ, khi vận chuyển vũ khí và hàng quân sự qua biên giới các nước châu Âu cần phải có hiệu lực  của quy tắc đặc biệt cho phép điều chuyển lực lượng NATO nhanh chóng hơn.

Tướng Hodges tuyên bố: "Liên minh phải có khả năng di chuyển mau lẹ, thậm chí là nhanh hơn lực lượng vũ trang Nga nếu chúng ta muốn tiềm năng kiềm chế của chúng ta đạt hiệu quả".

Những cáo buộc khẳng định có "mối đe dọa từ Nga" và sự cần thiết phải "kiềm chế" Matxcơva thì trước đây cũng đã nhiều lần vang lên trong phát biểu của các chính trị gia, giới quân sự và truyền thông phương Tây. Theo nhận xét của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, trong NATO người ta biết rõ rằng Nga không sửa soạn tấn công bất cứ ai, tuy nhiên liên minh này cần cái cớ để bố trí thêm thiết bị quân sự và lực lượng của họ sát gần biên giới Nga. (Viettimes)
---------------------------

Nghịch lý: MiG-29 Nga giúp Serbia gia nhập EU?

Chuyên gia quân sự Serbia đã đưa ra một quan điểm thú vị là những chiến đấu cơ MiG-29 Nga có thể sẽ giúp nước này gia nhập EU.

Theo giới truyền thông, những chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 của Nga bắt đầu được đưa đến Cộng hòa Serbia. Từ đêm ngày 02, rạng sáng ngày 03/10, hai chiếc đầu tiên được chuyển đến sân bay Batajnica bằng máy bay vận tải An-124 của hãng hàng không Serbia.

Theo giới chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga, đến cuối tuần tới, tất cả 6 chiếc MiG-29 sẽ được chuyển sang Serbia và sau đó, hai bên bắt đầu quá trình lắp ráp hoàn chỉnh và hiện đại hóa những máy bay này, cùng với 4 chiếc sẵn có trong biên chế không quân nước này.

Quy trình nâng cấp đòi hỏi nguồn kinh phí rất thấp là 180.000 euro, thế nhưng các máy bay sẽ được đưa lên trình độ thế hệ 4+. Như vậy, về bản chất, Serbia sẽ gia nhập Câu lạc bộ hiện đã bao gồm những nước sở hữu đội chiến đấu cơ thế hệ 4 như: Đức, Pháp, An, Italia...

Trước đây, sau cuộc hội kiến tại Moscow với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi cuối tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Serbia (nay là Tổng thống) Aleksandar Vučić cho biết, trong khuôn khổ viện trợ quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga, Serbia sẽ được cung cấp miễn phí 6 máy bay chiến đấu MiG-29, cũng như 30 xe tăng T-72S và 30 xe BRDM-2.

Mặc dù được cung cấp miễn phí trang bị-vũ khí nhưng để hiện đại hóa và sửa chữa máy bay, Serbia sẽ phải trả bằng tiền của mình, tuy nhiên, số tiền này không phải là nhiều và thực ra là những đề xuất rất có lợi cho nước này.

Chuyên gia quân sự  Serbia Miroslav Lazanski nhận định rằng, với 180 triệu euro, nước này nhận được những động cơ dự phòng, tên lửa không đối không tầm xa. Ngoài ra, MiG-29 của Serbia cũng có thể được trang bị miễn phí một số lượng tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser.

Đây là những vũ khí mà không quân Serbia chưa bao giờ có; vì vậy có thể nói rằng, đây là triển vọng tươi sáng cho kế hoạch hiện đại hóa triệt để của lực lượng không quân Serbia với cái giá rất rẻ.

Ông Lazanski lưu ý rằng, Serbia nhận máy bay MiG của Nga không phải là để tham chiến, mà là để bảo vệ không phận của đất nước. Theo ông, một nước có khát vọng trở thành thành viên Liên minh châu Âu phải có không phận quốc gia được bảo vệ tốt. Nếu không thì máy bay của các hãng hàng không thế giới sẽ đơn giản là “không thèm bay qua Serbia”.

nga cung cap mien phi 6 chiec mig-29 cho serbia (anh minh hoa)

Nga cung cấp miễn phí 6 chiếc MiG-29 cho Serbia (Ảnh minh họa)

Đồng thời, những chiếc MiG của Serbia cũng là điều vô cùng cần thiết để duy trì sự cân bằng lực lượng trong khu vực, trong bối cảnh những chiếc máy bay mới đang xuất hiện ở Hungaria, Romania, và cả Croatia (trong kế hoạch tiếp nhận những chiếc F-16 cũ của Mỹ).

Theo ông, những chiếc MiG-29 Serbia sẽ trở thành động lực kiềm chế những cái đầu nóng trong trường hợp một nước láng giềng nào đó bỗng nhiên quyết định có hành động phiêu lưu quân sự đối với Serbia. Nếu để dành cho cuộc chiến tranh thì số lượng máy bay đó sẽ là không đủ, nhưng để hạn chế tham vọng của các nước láng giềng thì hoàn toàn ổn.

Thời gian qua, quan hệ giữa Nga và Serbia đang trong giai đoạn hết sức nhạy cảm khi Belgrad tiếp tục nhận những lợi ích từ Nga, đồng thời trong chính quyền nước này đang có luồng tư tưởng theo về với Liên minh châu Âu và đang triển khai ý tưởng này.

Giới bình luận nhận định, trong thời gian qua, Liên minh châu Âu và NATO đang tăng cường các động thái ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm lôi kéo chính quyền Belgrade ngả về phía mình, tạo dựng “một khu vực Balkan không ảnh hưởng của Nga”.

Do đó, trong thời gian qua Nga cũng tăng cường đầu tư kinh tế, viện trợ quân sự, kết hợp với các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo nước này thoát khỏi vòng vòng tay của EU và NATO.

Việc Nga cung cấp MiG-29, tăng-thiết giáp và có thể là các hệ thống phòng không Buk, Tor cho Serbia là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai nước đang ngày càng khăng khít hơn nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh một số quan chức nước này đang có xu hướng cắt đứt quan hệ với Moscow để gia nhập Liên minh châu Âu và NATO thì nhận xét của chuyên gia Lazanski về việc MiG-29 sẽ giúp nước này gia nhập EU sẽ trở thảnh một “nghịch lý” buồn đối với Nga.(Baodatviet)
---------------------------

Mỹ ra mặt ủng hộ Ấn Độ trước Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4-10 bày tỏ đồng tình với sự phản đối của Ấn Độ đối với hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC).

Hãng tin PTI cho biết Washington tuyên bố hành lang kinh tế nói trên đã đi qua vùng lãnh thổ tranh chấp. Mỹ còn nhấn mạnh không một quốc gia nào có thể "đặt mình vào vị trí chỉ đạo" đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường", ám chỉ Trung Quốc.

Hồi tháng 5 năm nay, Ấn Độ không tham dự Diễn đàn "Vành đai và Con đường" (BRF) tại Bắc Kinh do nỗi lo chủ quyền bị xâm phạm bởi dự án CPEC trị giá 60 tỉ USD, đóng vai trò nổi bật trong sáng kiến "Vành đai và Con đường". CPEC cũng đi qua khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.

bo truong quoc phong my jim mattis (trai) gap thu tuong an do narendra modi hoi tuan truoc. anh: twitter

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (trái) gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi tuần trước. Ảnh: TWITTER

 

Trở về từ chuyến đi tới Ấn Độ hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết: "Trong một thế giới toàn cầu hóa, có rất nhiều vành đai và con đường. Không một quốc gia nào có thể đặt mình vào vị trí chỉ đạo ‘một vành đai, một con đường’" – ông Mattis nói với các thành viên của Uỷ ban Quân vụ Thượng viện trong một phiên điều trần trước quốc hội.

"Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đi qua vùng lãnh thổ tranh chấp và tôi nghĩ rằng bản thân nó cho thấy khả năng dễ gây tổn thương khi cố gắng thiết lập sự chỉ đạo đó" – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm, dường như đề cập tới quan điểm của Ấn Độ về CPEC.

Trước đó, tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Charles Peters hỏi ông Mattis về sáng kiến trên và chính sách của Trung Quốc liên quan đến vấn đề này: "Chiến lược Vành đai và Con đường nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các lợi ích ở lục địa và biển, với hy vọng thống trị lục địa Á - Âu và khai thác các nguồn tài nguyên ở đó. Điều này chắc chắn đi ngược lại với chính sách của Mỹ. Vậy vai trò của Trung Quốc ở Afghanistan là gì, đặc biệt là liên quan đến chiến lược ‘một vành đai, một con đường’ của họ?".(NLĐ)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 06-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 06-10-2017

    Nga-Mỹ tranh hùng, Trung Quốc “ngư ông đắc lợi"; Căng thẳng Mỹ-Cuba có "yếu tố Nga"?; Philippines: Ông Duterte tuyên chiến với chánh án Tòa án tối cao

  • 3

    Tin thế giới đáng chú ý tối 05-10-2017

    Chiến thuật "lỗi do Nga" ở Catalan của Mỹ; Nga tập trận xe tăng rầm rộ tại biên giới; Mỹ khiến vũ khí Nga hiện nguyên hình

Bài cùng chuyên mục