Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 02-10-2017

  • Cập nhật : 02/10/2017

Tổng thống Philippines không hợp tác điều tra cáo buộc che giấu tài sản

Tổng thống Philippines nói sẽ không hợp tác với các công tố viên chống tham nhũng đang điều tra ông với cáo buộc che giấu tài sản.

tong thong philippines rodrigo duterte. anh: reuters.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.

 

"Tôi không nằm trong phạm vi quyền hạn (của các thanh tra)", AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói cuối ngày 30/9.

Văn phòng thanh tra Philippines tuần trước thông báo đang điều tra nghi vấn các tài khoản ngân hàng của Tổng thống Duterte có hàng trăm triệu peso (hàng triệu USD) nhưng ông không công khai. Đáp trả, Tổng thống Duterte gọi văn phòng thanh tra là cơ quan "tệ hại", mô tả cáo buộc nhằm vào ông là "lời nói dối dựa trên thông tin vô căn cứ".

"Đưa ra bằng chứng giả tạo, lừa dối trước quốc gia rồi ông lại muốn đưa tôi vào trong quyền hạn của thanh tra", ông Duterte nói, ám chỉ phó tổng thanh tra Melchor Arthur Carandang, người thông báo điều tra tổng thống Philippines.

Bình luận trên trái ngược với những gì người phát ngôn tổng thống nói tuần trước, rằng ông Duterte tôn trọng và tin tưởng văn phòng thanh tra.

Cuộc điều tra được tổ chức sau khi Thượng nghị sĩ đối lập Antonio Trillanes cáo buộc ông Duterte tham ô công quỹ trong hơn hai thập kỷ làm thị trưởng thành phố Davao, miền nam Philippines.

Ông Duterte nói gia đình ông có các bất động sản và hoạt động kinh doanh, gồm một nhà máy đá lạnh và xưởng đồ gỗ. Người cha quá cố của ông từng là thống đốc tỉnh.

"Tổng cộng mọi thứ không vượt quá 40 triệu peso (785.000 USD), tiền tiết kiệm cả đời của tôi. Một phần chỗ đó là tài sản thừa kế, người dân ở Davao biết điều này", ông cho biết.

Ông Duterte, 72 tuổi, đắc cử tổng thống Philippines năm 2016 với cam kết trấn áp tham nhũng và tội phạm. Trong quá trình tranh cử, Duterte nói ông xuất thân từ một gia đình nghèo và sống giản dị, giúp tăng cường hình ảnh một chính trị gia đại diện cho người dân chống tham nhũng, theo các nhà phân tích.(Vnexpress)
-----------------------------

Nga tuyên bố đáp trả cứng rắn Mỹ ở Syria

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, họ sẽ có câu trả lời cứng rắn trước việc Mỹ đang nỗ lực cản trở Nga trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria.

Nga sẽ đáp trả và kiên quyết chặn đứng mọi nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản Nga tiêu diệt các nhóm khủng bố cuối cùng ở Syria. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Oleg Syromolotov.
 

quan doi my o syria dang tim moi cach ngan can nga va quan doi syria danh chien thang truoc khung bo is.

Quân đội Mỹ ở Syria đang tìm mọi cách ngăn cản Nga và quân đội Syria dành chiến thắng trước khủng bố IS.

“Chúng tôi kiên quyết đáp trả cứng rắn và đẩy lùi quân đội Mỹ nếu họ cố tình ngăn cản chúng tôi tấn công và tiêu diệt các nhóm khủng bố cuối cùng ở Syria, đặc biệt là ở Deir ez-Zor. Nên nhớ rằng, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực này là bất hợp pháp, bởi vì họ không nhận được lời đề nghị hoặc đồng ý của chính quyền ông Assad”, ông Oleg Syromolotov cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ “RIA Novostia”.

Theo nhà ngoại giao Nga, hiện tại những kẻ khủng bố tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính và vũ khí trang bị từ các lực lượng nào đó bất chấp mọi nỗ lực của Liên Hợp Quốc. Các chiến binh nhận được các loại vũ khí, trang bị, thuốc men thường xuyên.

Đặc biệt có rất nhiều nguồn tin và bằng chứng thuyết phục chứng minh Lầu Năm Góc đã và đang tiếp tục hỗ trợ mọi mặt các nhóm khủng bố và lực lượng đối lập ở Syria.

Ông Syromolotov nhấn mạnh rằng, các hành động quân sự của liên minh Mỹ đã dẫn tới thảm họa nhân đạo trong các khu định cư ở Raqqa và Mosul. Phía Mỹ đã không thể phân tách các khu vực dân cư và vùng chiến sự. Vì vậy việc hỗ trợ nhân đạo cho dân thường không thể thực hiện được. Thậm chí không ít lần các cuộc không kích của Không quân Mỹ đã trúng vào các khu dân cư gây hậu quả nghiêm trọng.

Sự xuất hiện của Nga không giống như Hoa Kỳ. Ở Syria, Nga có quyền hoạt động và hoạt động hợp pháp theo pháp luật của chính quyền nước này. Hoạt động quân sự của Nga trên lãnh thổ quốc gia này được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Barash Assad.

Ông Syromolotov nhấn mạnh rằng, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền Syria chống lại khủng bố IS và các nhóm đối lập khác cho tới khi Syria hoàn toàn được giải phóng. Ông còn cho rằng, tiêu diệt khủng bố quốc tế là nhiệm vụ chung của cộng đồng quốc tế, vì vậy họ phải có trách nhiệm hơn nữa trong vấn đề này.

Liên quan đến các hoạt động quân sự của Mỹ, Bộ Ngoại giao Syria đã gửi đơn kiện lên Liên Hiệp Quốc, tố cáo những hoạt động quân sự mờ ám của liên minh do Mỹ đứng đầu.

Trên Radio Sputnik chuyên gia phân tích chính trị, ông Alexander Safonov gọi những hoạt động của Mỹ ở Syria là “thường niên” trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông.

“Có thể thấy rằng chiếc lược của Mỹ ở Trung Đông đã được chứng minh trong suốt 15 năm qua. Kể từ chi cuộc chiến “xâm lược” Iraq, Mỹ không đủ khả năng bảo đảm cho sự phát trển ở Iraq thời hậu “Saddam Hussein”. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Và bây giờ họ lại lúng túng và không thể tìm ra được giải pháp nào trong việc chống lại tổ chức khủng bố IS ở Syria”, ông Alexander Safanov nói.

Sự bất lực của họ buộc chính quyền ông Assad phải nhờ tới Nga và sự hiện diện của các lực lượng Nga đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình ở Syria, điều mà Mỹ hoàn toàn không thể làm được. Không thể thua Nga trong cuộc chiến ở Syria, Hoa Kỳ tìm mọi cách để ngăn cản Nga thành công, chuyên gia Saforov kết luận.(Baodatviet)
----------------------

Derby chính trị máu lửa ở Barcelona

Trong bóng đá Tây Ban Nha, những trận đấu giữa hai đội bóng lớn Real Madrid và Barcelona luôn đầy căng thẳng. Trong chính trị hiện cũng như thế.

 

canh sat tay ban nha canh giu trat tu o quang truong sant jaume tai thanh pho barcelona khi nguoi bieu tinh xuong duong chong lai trung cau dan y trong ngay 30-9 - anh: reuters

Cảnh sát Tây Ban Nha canh giữ trật tự ở quảng trường Sant Jaume tại thành phố Barcelona khi người biểu tình xuống đường chống lại trưng cầu dân ý trong ngày 30-9 - Ảnh: REUTERS

 

Sáng nay (1-10) theo giờ địa phương, sẽ diễn ra cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập của vùng lãnh thổ Catalonia ở đông bắc Tây Ban Nha.

Suốt thời gian qua vấn đề này đã được xới lại không ít lần, đặc biệt kể từ sau khi người dân Anh tiến hành trưng cầu dân ý và quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà thường được gọi ngắn gọn là Brexit.

Câu chuyện Brexit đã khiến những người đòi hỏi vùng Catalonia được độc lập lại thêm động lực và họ quyết tổ chức cuộc trưng cầu ý dân tương tự bất chấp việc chính quyền trung ương ở Madrid gọi đó là "bất hợp pháp".

Suốt hai ngày 29 và 30-9, nhiều người dân ở vùng Catalonia chủ trương đòi độc lập thậm chí đã đưa theo con cái đến trú đóng tại một số trường học trong khu vực để chuẩn bị cho việc tiến hành bỏ phiếu từ sáng 1-10.

Có đến 10.000 cảnh sát đã được tăng cường về khu vực Catalonia để giải tán những người này nhưng có vẻ chưa ra tay mạnh mẽ.

Không ai được phép đứng trên luật pháp. Chúng tôi chịu trách nhiệm về hành động của mình và bất kỳ ai vi phạm luật sẽ phải hứng chịu hậu quả"
Lãnh đạo lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha được tăng cường về Catalonia
canh sat di tuan tra o khu vuc cong truong tieu hoc reina violant bi nhung nguoi ung ho doi doc lap chiem giu hai ngay qua de cho to chuc bo phieu - anh: reuters

Cảnh sát đi tuần tra ở khu vực cổng trường tiểu học Reina Violant bị những người ủng hộ đòi độc lập chiếm giữ hai ngày qua để chờ tổ chức bỏ phiếu - Ảnh: REUTERS

 

Trong khi đó những vị phụ huynh chiếm trường khẳng định sẽ "kháng cự" nếu bị cảnh sát trục xuất khỏi trường bởi họ cho rằng có quyền "tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường học" và họ có quyền bỏ phiếu, quyền được lên tiếng nói bởi đó là "những quyền quốc tế".

Những hành động của chính phủ vi phạm các quyền của chúng tôi. Người dân không thể đi bỏ phiếu, không được thể hiện quan điểm của mình. Các trang mạng bị đóng, các nhà báo bị đe dọa"
Một cảnh sát viên người vùng Catalonia tố cáo chính quyền
nhung nguoi ung ho doi doc lap cho catalonia chuan bi bua sang 1-10 ben trong mot truong hoc o tp barcelona bi ho chiem giu de lam diem bo phieu - anh: reuters

Những người ủng hộ đòi độc lập cho Catalonia chuẩn bị bữa sáng 1-10 bên trong một trường học ở TP Barcelona bị họ chiếm giữ để làm điểm bỏ phiếu - Ảnh: REUTERS

 

Ở chiều ngược lại, vào ngày 30-9, hàng ngàn người dân Tây Ban Nha đã xuống đường tham gia cuộc biểu tình quy mô lớn ở thủ đô Madrid nhằm bày tỏ sự phản đối đối với cuộc trưng cầu ý dân bất hợp pháp về vấn đề độc lập của vùng lãnh thổ Catalonia.

Những người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Plaza de Cibeles, giương cao quốc kỳ Tây Ban Nha và hô vang: "Catalonia là một phần của Tây Ban Nha!", và "Tôi là người Tây Ban Nha".

nhung nguoi phan doi trung cau dan y giuong cao co tay ban nha trong cuoc bieu tinh tai trung tam tp barcelona ngay 30-9 - anh: reuters

Những người phản đối trưng cầu dân ý giương cao cờ Tây Ban Nha trong cuộc biểu tình tại trung tâm TP Barcelona ngày 30-9 - Ảnh: REUTERS

 

Một số người thậm chí còn kêu gọi bắt giam Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont - người đã cam kết thúc đẩy một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập vào ngày 1-10 bất chấp Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha khẳng định một cuộc trưng cầu như vậy là vi hiến.

Trước đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã kêu gọi lãnh đạo vùng Catalonia hủy bỏ cuộc trưng cầu ý dân, đồng thời khẳng định "vẫn còn thời gian" để tránh làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Ông Rajoy cũng hối thúc các chính trị gia vùng Catalonia phải tuân thủ luật pháp, chấm dứt mọi hành vi bất tuân dân sự và ngừng các hành động quá khích khiến tình hình leo thang căng thẳng.

Còn Tổng Công tố Tây Ban Nha tuyên bố Thủ hiến Puigdemont có thể bị bắt giữ vì tội bất tuân dân sự, lạm dụng quyền lực và sử dụng sai công quỹ vào công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu ý dân.

nhung nguoi chong catalonia doc lap bieu tinh tai tp barcelona ngay 30-9 voi bang ghi "tay ban nha khong phai la thu de bo phieu ve no" - anh: reuters

Những người chống Catalonia độc lập biểu tình tại TP Barcelona ngày 30-9 với bảng ghi "Tây Ban Nha không phải là thứ để bỏ phiếu về nó" - Ảnh: REUTERS

 

Bất chấp những lời kêu gọi và cảnh báo trên, tình hình tại Catalonia vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thủ hiến Catalonia vẫn kêu gọi người dân vùng này đi bỏ phiếu bất kể điều gì xảy ra. Chính quyền Catalonia thậm chí còn tuyên bố đã thiết lập 17.000 điểm bỏ phiếu trên khắp vùng lãnh thổ này.

Chúng tôi yêu cầu quí vị cảnh sát phải thể hiện tôn trọng. Chúng tôi yêu cầu quí vị khi giải tán các điểm bỏ phiếu ở trường học vào ngày Chủ nhật thì quí vị hãy nghĩ đến con cái mình và mẹ mình"
Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont

Đây được coi là một trong những cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất tại Tây Ban Nha kể từ sau khi nước này khôi phục nền dân chủ vào năm 1975. (Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 01-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 01-10-2017

    Báo Nga: Mỹ lạc hậu nên mới cần chục tàu sân bay; Vì sao cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị khai trừ Đảng?; Iran hối thúc châu Âu ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-10-2017

    FSB Nga trang bị súng bắn tỉa đạn chuẩn NATO; Bước lùi của Mỹ về nhân đạo dưới thời ông Trump; Nga chế vũ khí có thể biến khí tài hiện đại của đối phương thành sắt vụn

Bài cùng chuyên mục