Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 07-06-2017

  • Cập nhật : 07/06/2017

Nga sắm tàu đổ bộ hạng nặng thay thế Mistral của Pháp

Hải quân Nga sẽ nhận hai tàu đổ bộ hạng nặng lớp Lavina, thay thế hai chiếc lớp Mistral bị Pháp từ chối bàn giao năm 2015.

vu khi trang bi tren lop lavina. anh: bastion-karpenko.

Vũ khí trang bị trên lớp Lavina. Ảnh: Bastion-Karpenko.

 

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ mua hai tàu đổ bộ hạng nặng lớp Lavina trong chương trình mua sắm quốc phòng giai đoạn 2018-2025 để thay thế cho hai tàu lớp Mistral bị Pháp từ chối bàn giao năm 2015 vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Sputnik ngày 4/6 đưa tin.

Tàu đổ bộ lớp Lavina có vẻ ngoài tương tự một tàu sân bay, có khả năng vận hành trực thăng tấn công Ka-52K và săn ngầm Ka-27. Tàu cũng được trang bị hệ thống phòng không hiện đại, với trọng tâm là phiên bản hải quân của tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S. Vũ khí của tàu còn có pháo hạm AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm với đạn dẫn đường điện tử. Mỗi chiếc Lavina dài khoảng 165 m và có lượng giãn nước 14.000 tấn, có thể chở được hàng chục trực thăng các loại.

Lớp Lavina được cho là sẽ vượt trội hơn mọi tàu đổ bộ trong biên chế Nga hiện nay, bao gồm cả Đề án 11711 Ivan Gren đang được chế tạo. Tàu Lavina có thể chở 60 xe thiết giáp, 20-30 tăng chiến đấu chủ lực hoặc hơn 500 lính hải quân đánh bộ.

Dù không thể tiếp cận bờ biển như tàu đổ bộ loại cũ, lớp Lavina có thể triển khai 4 tàu đổ bộ hạng nhẹ Đề án 11770M "Serna" hoặc hai chiếc tàu đệm khí Đề án 12061M "Murena".

Tàu đổ bộ lớp Ivan Gren Nga

Ông Valery Polovinkin, cố vấn cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov (KSRC), cho biết Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quá trình đặt mua tàu Mistral, đặc biệt là ở phần thân, nhằm cho ra đời tàu đổ bộ đa năng thế hệ mới.

Truyền hình quân đội Nga cho biết trực thăng tấn công Ka-52K Katran là "vũ khí hoàn hảo" cho các tàu đổ bộ thế hệ mới của Nga. Đây là loại trực thăng đầu tiên có thể phóng tên lửa chống hạm Kh-31 và Kh-35, trước đây vốn chỉ dành cho tiêm kích MiG-29K/KUB.

Khả năng phòng thủ của tàu Lavina cũng sẽ được tăng cường khi trực thăng Ka-52K trang bị tên lửa đối không RVV-AE tầm xa trong tương lai.(Vnexpress)
------------------------------

EU và Trung Quốc: Muốn được hết hóa trắng tay

Cuộc gặp cấp cao lần thứ 19 giữa EU và Trung Quốc là cơ hội tuyệt vời để EU tranh thủ nước này và ứng phó tình cảnh mới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không tiếp tục đồng hành cùng EU trên lĩnh vực tự do hóa mậu dịch và bảo vệ khí hậu trái đất.

(tu trai) chu tich hoi dong eu donald tusk, thu tuong trung quoc ly khac cuong va chu tich uy ban eu jean-claude juncker truoc them cuoc gap cap cao tai brussels reuters

(Từ trái) Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker trước thềm cuộc gặp cấp cao tại Brussels REUTERS

Tổng thống Trump đã quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris về bảo vệ khí hậu trái đất, đồng thời thể hiện sẽ không cổ vũ cho mậu dịch tự do và toàn cầu hóa. Những định hướng chính sách mới của chính quyền Mỹ đẩy EU vào tình thế phải tìm kiếm được đối tác nặng ký mới làm đối trọng để có thể tiếp tục bước trên cả hai lĩnh vực nói trên mà không phải nhượng bộ cơ bản cho Washington.

Tuy nhiên, cuộc gặp EU - Trung Quốc lại không thành công và không đưa ra được tuyên bố chung cuối cùng bởi bất đồng quan điểm về thương mại. EU cũng không đạt được mục tiêu liên thủ với Trung Quốc để tiếp tục thực hiện Hiệp ước Paris. Mắc mứu chính là EU vẫn chưa chịu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.

Theo thỏa thuận giữa hai bên về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001 thì sau 15 năm, EU sẽ công nhận nước này là nền kinh tế thị trường, tức là phải đối xử bình đẳng như mọi đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư khác. Thời hạn ấy đã qua mà yêu cầu của Bắc Kinh vẫn chưa được EU đáp ứng.

Cho nên không có gì là khó hiểu khi Trung Quốc không đáp ứng mong đợi mới của EU. EU muốn được hết nên mới chẳng được gì như thế ở lần gặp cấp cao này.(Thanhnien)
----------------------------------

Cú cắt bom diệt trực thăng độc nhất vô nhị của tiêm kích F-15E Mỹ

Tiêm kích F-15E Mỹ thực hiện pha ném bom chưa từng có làm nổ tung trực thăng Mi-24 Iraq trong cuộc chiến năm 1991.

tiem kich f-15e tha bom dan duong bang laser. anh: khong quan my.

Tiêm kích F-15E thả bom dẫn đường bằng laser. Ảnh: Không quân Mỹ.

 

Tiêm kích F-15 của Mỹ lần đầu tham chiến trong chiến dịch Bão táp sa mạc vào năm 1991, có nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng phòng không, không quân của Iraq. Trong cuộc chiến này, một chiếc tiêm kích F-15E đã có thành tích "độc nhất vô nhị", đó là hạ trực thăng quân sự Mi-24 Iraq bằng một quả bom, theo Aviationist.

Ngày 14/2/1991, đại úy Richard "TB" Bennett và Dan "Chewie" Bakke nhận nhiệm vụ điều khiển tiêm kích F-15E tìm và diệt một đơn vị tên lửa Scud của Iraq. Khi đang trên đường tới mục tiêu, họ được lệnh đổi hướng, tiêu diệt biên đội ba trực thăng Mi-24 Iraq đang bay về phía một toán đặc nhiệm Mỹ.

Đại úy Bakke cho biết khi tiếp cận biên đội Mi-24, radar điều khiển hỏa lực trên tiêm kích F-15E không thể khóa được mục tiêu cho tên lửa. Cánh quạt trực thăng quay quá nhanh, khiến radar không thể bám bắt chính xác vào phần thân bên dưới, khiến khả năng dẫn đường của tên lửa AIM-120 trên chiếc F-15E bị vô hiệu hóa.Chỉ huy yêu cầu phi công giữ độ cao để tránh nguy cơ bị tên lửa phòng không Iraq bắn rơi, khiến họ không thể bổ nhào để sử dụng tên lửa tầm nhiệt AIM-9 diệt trực thăng.

mot truc thang tan cong hang nang mi-24 cua iraq. anh: military edge

Một trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24 của Iraq. Ảnh: Military Edge

Không thể phóng tên lửa, Bakke nảy ra ý tưởng chuyển vũ khí sang chế độ đối đất, vốn chỉ dùng để tấn công mục tiêu cố định hoặc có tốc độ thấp trên mặt đất. Nhờ bộ chỉ thị mục tiêu LANTIRN, phi công Mỹ khóa trúng một chiếc Mi-24 và thả quả bom dẫn đường GBU-10 nặng một tấn.

Ban đầu, Bakke cho rằng quả bom khó có thể bám theo mục tiêu, bởi nó không được thiết kế cho việc tấn công trực thăng di chuyển với tốc độ cao. Tuy nhiên, sau vài giây được giải phóng, hệ thống dẫn đường trên quả bom GBU-10 hoạt động tốt, điều khiển quả bom lượn trúng chiếc Mi-24 phía dưới. Quả bom xuyên thủng buồng lái và phát nổ, phá hủy hoàn toàn chiếc trực thăng của Iraq.

Bennett và Bakke muốn vòng lại để hạ hai chiếc Mi-24 còn lại bằng cách thức tương tự, nhưng các phi đội F-15E khác đang tiếp cận khu vực mục tiêu để ném bom, khiến tổ bay phải rời đi để bảo đảm an toàn.

Tiêm kích F-15E Mỹ huấn luyện chiến đấu

Một ngày sau, đội đặc nhiệm mang mật danh "Black Hole" (Hố đen) gửi lời cám ơn tới tổ bay F-15E, xác nhận rằng chiếc trực thăng Iraq đã bị tiêu diệt bằng quả bom dẫn đường. Họ cho biết nhờ hành động của Bennett và Bakke mà nhóm đặc nhiệm 17 người mới được bảo toàn mạng sống.

Đến nay, đây vẫn là cú cắt bom diệt máy bay đối phương duy nhất trong lịch sử vận hành của tiêm kích F-15E, sử gia quân sự Dario Leone cho biết. (Vnexpress)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 06-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 06-06-2017

    31 người Trung Quốc bị bắt vì khai khoáng trái phép ở Zambia; Mỹ hỗ trợ vũ khí để Philippines diệt phiến quân thân IS; Khủng bố làm nóng Đối thoại Shangri-La

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 05-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 05-06-2017

    Trung Quốc tức giận vì bị Mỹ tố coi thường các nước ở Biển Đông; Nhiều quốc gia đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar; Cựu ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trump rút khỏi hiệp định khí hậu

Bài cùng chuyên mục