Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 16-05-2017

  • Cập nhật : 16/05/2017

“Chưa trừng phạt được Nga, nước Mỹ không thể thống nhất”

Tuyên bố trên được thượng nghị sĩ Lindsey Graham đưa ra. Ông tin chắc Nga đã tạo ra sự hỗn loạn tại Mỹ thời gian vừa qua. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khẳng định rằng việc trừng phạt Nga là điều cần thiết.

thuong nghi si dang cong hoa lindsey graham

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham

Phát biểu trên sóng kênh truyền hình NBC, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham đã đưa ra tuyên bố về việc cần thiết phải trừng phạt Nga bởi đã gây ra "mối đe dọa cho nền dân chủ Mỹ".

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tin chắc "1000%" rằng các đặc nhiệm của Nga đã bẻ khóa để đột nhập vào hòm thư điện tử của ông John Podesta-người đứng đầu ban tham mưu tranh cử của bà Hillary Clinton, cũng như các máy chủ của đảng Dân chủ, từ đó tạo nên tình cảnh "tàn phá" tại Hoa Kỳ.

Ông Graham khẳng định: "Tôi tin rằng chúng ta không thể duy trì một đất nước thống nhất nếu không trừng phạt Nga".

Ông nhấn mạnh rằng các tin tặc không thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử, tuy nhiên, theo ý kiến của ông, các hacker đã "nỗ lực ráo riết" và những hành động như thế không thể được bỏ qua.

Thượng nghị sĩ cũng tiết lộ, rằng ông sẽ chuẩn bị một dự thảo trừng phạt mới chống lại Nga, mà ông cho rằng sẽ nhận được "sự ủng hộ của hai đảng", và hiện giờ ông dự định trình lên ngài Tổng thống.

Vào tháng 10/2016, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ đã đề cập đến việc Moscow tham gia trong vụ tin tặc tấn công, đe dọa các tổ chức chính trị của Hoa Kỳ. Sau đó, CIA thông qua các phương tiện truyền thông buộc tội Nga đột nhập vào các máy chủ của Đảng Dân chủ để trợ giúp ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm vừa rồi (2016).

Ông Trump đã gọi những cáo buộc chống lại Nga là sự cường điệu, và lưu ý rằng đảng Dân chủ - đối thủ chính trị của ông, đang cố gắng lợi dụng chuyện này để đặt nghi vấn về kết quả của cuộc bầu cử cũng như để bào chữa cho trách nhiệm của mình trong việc thua cuộc.

Moscow đã thẳng thừng phản đối những cáo buộc liên quan đến hành động tin tặc, và cho rằng những cáo buộc này hoàn toàn vô căn cứ. Cho đến thời điểm này phía Mỹ cũng không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào về sự tham gia của Nga trong vụ tin tặc tấn công tại Hoa Kỳ.(Infonet)
-----------------------------

Nhà Trắng bác bỏ tin ông Trump lộ tin mật cho Nga

Ngay sau khi truyền thông lan truyền thông tin nói Tổng thống Donald Trump tiết lộ tin tuyệt mật cho ngoại trưởng Nga, Nhà Trắng lập tức phản bác mạnh mẽ.

tong thong my donald trump - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters

Hàng loạt quan chức cấp cao trong chính quyền Washington đã lập tức lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống Trump đã tiết lộ tin tuyệt mật với các quan chức Nga trong cuộc gặp tại Nhà Trắng tuần trước.

Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết ông Trump chỉ thảo luận về “bản chất của các nguy cơ cụ thể” trong cuộc gặp, “nhưng họ không thảo luận về các nguồn tin, phương pháp cũng như các hoạt động quân sự”.

Hãng tin AFP dẫn lời cố vấn an ninh của ông Trump, ông HR McMaster, cũng là người có mặt trong cuộc gặp giữa ông Trump với Ngoại trưởng Nga và đại sứ Nga tại Washington, cho biết: “Tổng thống và Ngoại trưởng (Nga) thảo luận về một loạt nguy cơ chung với hai nước, trong đó có nguy cơ với hàng không dân dụng”.

Ông HR McMaster khẳng định “Tôi đã ở trong phòng, chuyện đó (lộ tin mật) không hề xảy ra”.

Cũng theo ông HR McMaster thì “không có lúc nào họ bàn tới các nguồn tin và phương thức hoạt động tình báo. Và Tổng thống cũng không thảo luận bất cứ hoạt động quân sự nào mà công chúng chưa biết tới”.

Hãng tin AP dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia, bà Dina Powell, thẳng thừng bác bỏ thông tin do tờ Washington Post: “Chuyện đó là giả mạo”, và cho biết Tổng thống Trump “chỉ thảo luận về những nguy cơ chung hai nước cùng đối mặt”.

Trong khi đó, báo Washington Post (nơi đầu tiên đăng tải thông tin về chuyện ông Trump tiết lộ tin mật với Nga) dẫn lời một quan chức Mỹ nói trong tình trạng ẩn danh, cho biết ông Trump “đã tiết lộ thông tin cho đại sứ Nga nhiều hơn cả những gì chúng ta chia sẻ với các đồng minh của mình”.

Cũng theo vị quan chức đó, thông tin ông Trump chia sẻ với các quan chức Nga thuộc một trong những cấp độ bảo mật cao nhất của các cơ quan tình báo Mỹ.

Cuộc họp kín giữa ông Trump và Ngoại trưởng cũng như đại sứ Nga diễn ra tại Phòng bầu dục vào ngày 10-5, tức chỉ một ngày sau khi ông Trump sa thải giám đốc FBI James Comey.

tong thong donald trump bat tay voi ngoai truong nga sergei lavrov trong cuoc gap ngay 10-5 tai nha trang. tam anh do bo ngoai giao nga cong bo

Tổng thống Donald Trump bắt tay với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp ngày 10-5 tại Nhà Trắng. Tấm ảnh do Bộ Ngoại giao Nga công bố

Phía Quốc hội Mỹ lập tức có phản ứng sau thông tin nêu trên truyền thông.

Ông Doug Andres, người phát ngôn của chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, tuyên bố: “Chúng ta không có cách nào để biết những gì đã được nói ra, nhưng việc bảo vệ các bí mật quốc gia là điều tối thượng. Chủ tịch Hạ viện hy vọng có một sự giải thích đầy đủ về các vấn đề này từ chính quyền”.

Phát biểu trên đài CNN (Mỹ), thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, nêu ý kiến: “Nếu chuyện này là thực, đó đương nhiên là việc rất đáng lo ngại”. Tuy nhiên ông McCain tỏ ra thận trọng: “Chúng ta hãy chờ xem nó rốt cuộc là thế nào”.

Ông Mark Warner, phó chủ tịch Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ, nêu quan điểm trên mạng xã hội Twitter: “Nếu đúng như vậy, đây quả là sự xúc phạm nghiêm trọng với cộng đồng tình báo. Liều lĩnh với các nguồn tin về phương pháp tình báo là chuyện không thể dung thứ, nhất là với người Nga”.

Trong tuyên bố ngày 15-5, nghị sĩ Adam Schiff của bang California cho rằng “việc tiết lộ thông tin này có thể làm tổn hại tới các nguồn tin tình báo rất nhạy cảm và những mối quan hệ chúng ta có với các đối tác chủ chốt”.(Tuoitre)
------------------------------

Hacker Triều Tiên bị nghi đứng sau vụ mã độc tống tiền

Các chuyên gia bảo mật ngày 15-5 đưa ra những dấu hiệu cho thấy khả năng các hacker Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mã độc tống tiền toàn cầu vừa qua.

thong bao yeu cau doi tien chuoc cua ma doc wannacry do hang bao mat symantec cung cap - anh: symantec/reuters

Thông báo yêu cầu đòi tiền chuộc của mã độc Wannacry do hãng bảo mật Symantec cung cấp - Ảnh: Symantec/Reuters

Theo hãng tin AFP, một trong những chứng cứ đầu tiên do chuyên gia bảo mật Neel Mehta của tập đoàn Google đưa ra.

Ông Neel Mehta cung cấp đoạn mã máy tính cho thấy những điểm tương đồng giữa mã độc có tên WannaCry và một mã độc khác từng gây ra vụ tấn công mạng quy mô lớn đã bị quy kết cho hacker của Bình Nhưỡng trước đó.

Các nhà nghiên cứu thuộc hãng bảo mật Kaspersky có trụ sở tại Nga cho rằng đây là một manh mối quan trọng.

Giới nghiên cứu của Kaspersky nhận định: “Lúc này cần có thêm các nghiên cứu về những phiên bản cũ hơn của mã độc Wannacry. Chúng tôi tin rằng điều này có thể chứa thông tin chủ chốt để giải quyết một số vấn đề bí ẩn liên quan tới vụ tấn công.

Có một điều chắc chắn là phát hiện của ông Neel Mehta là manh mối quan trọng nhất cho tới nay liên quan tới nguồn gốc phát sinh của mã độc Wannacry”.

Theo Kaspersky, những điểm tương đồng trong đoạn mã đã khiến mọi sự nghi ngờ lúc này hướng vào một tổ chức hacker có tên Lazarus, nhóm tin tặc được nhiều hãng bảo mật tin là của hacker Triều Tiên.

Đây là nhóm hacker được cho là đứng sau vụ tấn công mạng năm 2014 nhằm vào hãng phim Sony Pictures.

Lazarus cũng là nhóm bị nghi ngờ đã tham gia các vụ tấn công mạng nhằm vào ngân hàng trung ương Bangladesh và nhiều tổ chức khác trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo Kaspersky quy mô hoạt động của Lazarus rất khủng khiếp. Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết: “Tổ chức này đã hoạt động rất mạnh mẽ từ năm 2001…. Larazus hiện đang điều hành một xưởng sản xuất mã độc chuyên tạo ra những loại mã độc mới thông qua nhiều phương tiện phát tán độc lập”.

Cùng với Kaspersky, theo hãng tin Reuters, ngày 15-5 hãng bảo mật mạng Symantec cũng cho biết đang xem xét những manh mối cho thấy mã độc Wanncry có liên quan tới các mã độc tấn công trước đây của hacker Triều Tiên.

Hãng Symantec cũng phát hiện những liên quan tương tự về đoạn mã, tuy nhiên công ty này thận trọng cho rằng, rất khó để đi đến một kết luận nếu chỉ căn cứ vào một đoạn mã chung này.

Trang The Verge dẫn thông cáo của Symatec cho biết: “Mặc dù những liên quan là có, nhưng cho tới nay chúng mới cho thấy những liên quan yếu. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra để tìm kiếm những liên quan chặt chẽ hơn”.

Hãng bảo mật Intezer Labs có trụ sở tại Israel nêu quan điểm tán thành với giả thuyết Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mã độc tống tiền.

Giám đốc điều hành của Intezer Labs, ông  Itai Tevet viết trên Twitter: “@IntezerLabs xác nhận sự quy tội cho hacker Triều Tiên về vụ #WannaCry, không chỉ vì hoạt động của nhóm Lazarus. Sẽ có thêm những thông tin khác”. (Tuoitre)
--------------------------

Ấn Độ hoàn tất cây cầu chiến lược ứng phó Trung Quốc

Trong nỗ lực cải thiện tốc độ triển khai quân dọc biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đã hoàn thành cây cầu dài nhất nước này, bắc ngang sông Brahmaputra.

Theo thông báo ngày 15.5 từ chính phủ Ấn, Thủ tướng Narendra Modi sẽ chính thức khánh thành cây cầu dài 9,15 km tên Dhola-Sadiya vào ngày 26.5. Giới chức kỳ vọng cây cầu không những cải thiện đáng kể hoạt động kết nối giao thông tại vùng đông bắc nước này, mà còn giúp Ấn Độ kiểm soát hữu hiệu tình hình dọc theo biên giới trong trường hợp có biến.

Chỉ cách biên giới Ấn – Trung chưa đến 100 km, Dhola-Sadiya được thiết kế để nhanh chóng di chuyển bộ binh và pháo binh đến khu vực khi cần. Vì thế, cầu được gia cố vô cùng chắc chắn, chịu được tải trọng đến 60 tấn của xe tăng, theo hãng thông tấn PTI.

Giới chuyên gia nhận định cầu Dhola-Sadiya sẽ đóng vai trò kết nốt then chốt các căn cứ quân sự ở miền đông Ấn Độ đến biên giới với Trung Quốc. Thông qua tuyến đường này, New Delhi có thể nhanh chóng triển khai lực lượng từ căn cứ quân sự Panagarh ở bang Tây Bengal đến khu vực.

Panagarh là căn cứ nhà của "binh đoàn sơn cước", được huấn luyện đặc biệt để tác chiến tại vùng núi cao nhằm đối phó các nguy cơ tại khu vực biên giới còn đang tranh chấp với Trung Quốc.

cay cau duoc khoi cong tu nam 2011 voi chi phi khoang 148 trieu usdanh chup man hinh pti

Cây cầu được khởi công từ năm 2011 với chi phí khoảng 148 triệu USDẢNH CHỤP MÀN HÌNH PTI

Bên cạnh đó, cầu Dhola-Sadiya còn giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa các bang Arunachal Pradesh, giáp Trung Quốc, và Assam, nơi đặt tuyến tàu hỏa chủ chốt và các sân bay dân sự của miền đông bắc Ấn Độ.

“Ngoài mục tiêu phục vụ quốc phòng, cây cầu sẽ được người dân ở Assam và Arunachal Pradesh sử dụng cho hoạt động hằng ngày”, PTI dẫn lời Thủ hiến Assam Sarbandanda Sonowal cho biết.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-05-2017

    Mỹ, Nhật, Pháp và Anh tập trận bắn đạn thật; Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh cần cải thiện quan hệ Trung - Hàn; Nga đang phát triển máy bay tàng hình cỡ vừa hiện đại; 2/3 dân Mỹ không biết Triều Tiên ở đâu trên bản đồ thế giới

  • Tin thế giới đáng chú ý 16-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 16-05-2017

    Mỹ chi 6,9 tỉ USD để F-22 mang tên lửa đối không; Yêu cầu luận tội Tổng thống Philippines bị bác bỏ; Nga trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho tàu phá băng; Tân Tổng thống Pháp chỉ định ông Edouard Philippe làm Thủ tướng

Bài cùng chuyên mục