Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 17-05-2017

  • Cập nhật : 17/05/2017

IS lên kế hoạch tấn công chiến hạm hải quân Nga

Tàu chiến Nga đang đi qua eo biển Bosphorus dưới sự bảo vệ của nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ. Istanbul đã nhận được thông tin về một cuộc tấn công có thể từ phía phiến quân IS nhắm vào tàu của hải quân Nga, nằm ở eo biển Bosphorus.

chien ham hai quan nga

Chiến hạm hải quân Nga

Đó là tin tức của báo Haber Turk đề cập đến những thông tin tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.

Những kẻ khủng bố dường như đang lên kế hoạch khả năng tấn công các tàu của Nga từ bệ phóng tên lửa và vũ khí nòng dài. Cần lưu ý rằng tấn công có thể xảy ra ở những nơi tàu chiến di chuyển gần bờ biển.

Istanbul lưu ý rằng tất cả các "điểm nóng" gồm 146 điểm đều được tăng cường công tác canh gác bảo vệ. Thêm vào đó, tất cả các tàu chiến của Nga đều được hộ tống bằng máy bay trực thăng và tàu thuyền Thổ Nhĩ Kỳ.

Được biết, hiện các tàu hải quân Nga thường xuyên qua eo biển Bosphorus trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ trên bờ biển Syria, nơi diễn ra các chiến dịch chống lực lượng phiến binh. (Viettimes)
---------------------------

Bộ trưởng Israel gây chấn động với lời kêu gọi ám sát Tổng thống Syria Assad

Một Bộ trưởng của Israel vào ngày 16/5 đã thản nhiên đề xuất ám sát Tổng thống Syria Bashar Assad và tiếp đó là xử lý “đầu con rắn” tại Iran.

Phát biểu gợi ý ám sát trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 15/5, dù chưa có bằng chứng rõ ràng, lại tuyên bố rằng chính phủ Syria sử dụng một “lò hỏa táng” ở ngoại ô Damascus để thiêu thi thể những người bị giết bởi chính phủ.

tong thong syria bashar al-assad (giua). anh: reuters

Tổng thống Syria Bashar al-Assad (giữa). Ảnh: Reuters

 

Sau đó một ngày, tờ Haaretz trích lời Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Nhà ở Israel Yoav Galant nêu ý kiến cá nhân: “Thực tế Syria hành quyết người dân, chủ ý sử dụng vũ khí hóa học để làm hại họ và đến bây giờ, hành động cực đoan nhất là đốt cháy cơ thể họ-điều chưa từng diễn ra trên thế giới trong 70 năm qua”.

“Chúng ta đã vượt qua lằn răn đỏ và trong quan điểm của tôi, đã đến thời điểm ám sát ông Assad”, ông Galant bổ sung.

Tiếp đó, vị bộ trưởng nêu: “Khi chúng ta khử xong cái đuôi của con rắn, chúng ta sẽ tiếp cận đến đầu của nó, có thể tìm thấy ở Tehran rồi xử lý”.

Ông Galant, tướng nghỉ hưu của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), bổ sung rằng Tel Aviv muốn chính phủ của ông Assad (người theo dòng Alawite) bị lật đổ và thay thế bằng một nhà lãnh đạo theo dòng Sunni.

bo truong bo xay dung va nha o israel yoav galant. anh: haaretz

Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Nhà ở Israel Yoav Galant. Ảnh: Haaretz

 

Tờ Jerusalem Post đưa tin rằng cùng ngày 15/5, Bộ trưởng Galant nhận xét với Đài phát thanh quân đội Israel rằng: “Những điều xảy ra tại Syria được coi như diệt chủng, dưới mọi sự phân loại”. Và ông Galant cho rằng sự lãnh đạo của ông Assad là tồi tệ nhất kể từ sau phát xít Đức.

Những trường hợp trước đây so sánh chính phủ ông Assad và phát xít Đức đều vấp phải phản đối của công chúng. Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer vào ngày 11/4 đã gửi lời xin lỗi sau khi “đề cao” tên trùm phát xít Adolf Hitler để cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học. 

Ông Assad đã nắm giữ vị trí Tổng thống Syria kể từ năm 1999. Syria là một trong số ít những quốc gia Arập nơi Tổng thống được lựa chọn qua cuộc bỏ phiếu diễn ra trên toàn quốc.(Baotintuc)
------------------------------

Khủng hoảng niềm tin, gần một nửa cử tri Mỹ muốn luận tội Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với mộc cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy gần một nửa số cử tri Mỹ muốn ông phải bị luận tội.

 

hinh anh tong thong my donald trump tren man hinh ti vi o nha trang, ngay sau khi to washington post cong bo viec tong thong trump tiet lo thong tin toi mat cho gioi chuc nga ngay 15/5. anh: afp/ttxvn

Hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình ti vi ở Nhà Trắng, ngay sau khi tờ Washington Post công bố việc Tổng thống Trump tiết lộ thông tin tối mật cho giới chức Nga ngày 15/5. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Kết quả thăm dò do Public Policy Polling công bố ngày 16/5 cho biết 48% số người trả lời nói rằng họ ủng hộ việc buộc tội ông Trump, trong khi chỉ có 41% phản đối việc này. Ngoài ra, 45% nhận định nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump sẽ không kéo dài, trong khi 43% cho rằng ông Trump sẽ đảm đương đủ nhiệm kỳ 4 năm. 

Kết quả cuộc thăm dò trên được công bố sau một loạt tranh cãi, trong đó có việc Tổng thống Trump sa thải Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) James Comey hồi tuần trước cũng như thông tin báo chí cho rằng ông Trump đã tiết lộ thông tin tối mật với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục hôm 10/5 vừa qua. 

Theo Viện Nghiên cứu Gallup, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Donald Trump ở mức thấp nhất so với các đời Tổng thống Mỹ kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu từ năm 1953.(TTXVN)
-------------------------

Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ đề nghị Tổng thống Philippines hỗ trợ gia nhập ASEAN

Trước đề nghị trên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Mông Cổ Jargaltulga Erdenebat, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông đã phản hồi tích cực.

Phát biểu với báo giới trên đường trở về nước ngày 16/5 sau khi dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Trung Quốc, ông Duterte cho biết ông đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Mông Cổ Jargaltulga Erdenebat và hai nhà lãnh đạo này đã đề nghị ông "hỗ trợ" các nước này gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN). Ông đã phản hồi tích cực đối với đề nghị của hai nhà lãnh đạo trên. 

Tổng thống Duterte cho biết Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã đặt câu hỏi về liệu vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ có giúp họ đủ điều kiện gia nhập ASEAN hay không. Theo Tổng thống Philippines, hai nước này có thể gia nhập và Thổ Nhĩ Kỳ dường như lưỡng lự về việc có thể là cầu nối giữa châu Âu và châu Á, hoặc chỉ thuộc về châu Á. 

Mông Cổ tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn là đối tác đối thoại không chỉ với ASEAN mà còn với các nước khác như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
 
ASEAN bao gồm 10 nước thành viên gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Quốc gia nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương là Timor Leste cũng có nguyện vọng gia nhập ASEAN.  Với dân số 630 triệu người, ASEAN có Tổng sản phẩm nội vùng (GDP) đạt 2.550 tỷ USD trong năm 2016.

ASEAN sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm 2017 và Philippines là nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-05-2017

    Mỹ, Philippines tập trận gần bãi ngầm tàu Trung Quốc từng khảo sát; Nhật Bản đẩy mạnh chế tạo tàu tuần tra cỡ nhỏ để áp chế tàu cá Trung Quốc; Tổng thống Donald Trump thừa nhận tiết lộ thông tin cho Nga

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 17-05-2017

    EU ủng hộ việc tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga; Australia công bố chi tiết về siêu dự án đóng tàu hải quân; Ông Duterte muốn Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ gia nhập ASEAN; Tàu phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ thử nghiệm đánh chặn gần Hawaii

Bài cùng chuyên mục