Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-10-2017

  • Cập nhật : 01/10/2017

FSB Nga trang bị súng bắn tỉa đạn chuẩn NATO

Lực lượng đặc nhiệm FSB, Cục Bảo vệ Liên bang và Vệ binh Quốc gia Nga sẽ là những lực lượng đầu tiên được trang bị súng Tochnost bắn đạn chuẩn NATO.

Kế hoạch trang bị súng bắn tỉa hạng nặng Tochnost được Sputnik ngày 27/9 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Đại tướng Vladimir Shamanov - Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm thuộc Cơ quan An ninh quốc gia (FSB) cho biết rằng, các đơn vị của lực lượng này đã tham gia một số giai đoạn thử nghiệm tính năng chiến đấu của súng mới và đã đạt được kết quả rất tốt.

Lính đổ FSB sẵn sàng tổ chức các cuộc thử nghiệm trên thao trường để sau đó có thể hoàn thiện hơn mẫu súng trường Tochnost. Đại tướng Shamanov nói, có nhiều khả năng loại súng mới sẽ được ưu tiên trang bị thêm cho cả lực lượng đổ bộ đường không.

nga thu nghiem sung ban tia tochnost.

Nga thử nghiệm súng bắn tỉa Tochnost.

Điều thú vị là, đơn vị phát triển khẩu súng trường Tochnost là một công ty tư nhân hiện đang sản xuất súng trường bắn tỉa nổi tiếng T-5000. Tuy nhiên, nó cũng không đáng ngạc nhiên bởi lãnh đạo của công ty này đều là những cựu lính bắn tỉa tầm xa có hạng.

Vì là dự án bí mật nên chưa công bố công khai thông số kỹ chiến thuật của mẫu súng trường mới. Song, đại diện của công ty, ông Ivan Ivanov cho biết rằng, súng trường bắn tỉa "Tochnost" có những tính năng đặc biệt, tạo ra sự khác biệt với khẩu súng trường T-5000.

Hiện có một doanh nghiệp khác cũng tham gia phát triển các mẫu súng trường bắn tỉa mới cho quân đội Nga. Đó là một doanh nghiệp nhà nước - Viện Nghiên cứu Cơ khí chính xác Trung ương ở ngoại ô Moscow.

Được biết, loại súng bắn tỉa Orsis T-5000 có trọng lượng 5,8kg, dài 1,27m với báng súng mở tối đa hoặc 1,02m với báng gấp. Điểm đặc biệt là nó được sản xuất kiểu gia công nên phải mất tới 3 ngày mới làm xong 1 khẩu.

T-5000 được chế tạo sử dụng 2 loại đạn khác nhau gồm: đạn 7,62x51mm (308 Win tiêu chuẩn NATO) tầm bắn ngắn 800m, đạn 338 Lapua Magnum (8,6x71mm) tầm bắn xa 1.500m. Súng sử dụng hộp tiếp đạn loại 5 hoặc 10 viên, làm bằng nhôm.

Thông thường, để một khẩu súng trường đạt được tiêu chuẩn trở thành súng bắn tỉa phải có chỉ số chính xác (MOA) dưới 1. Khi MOA bằng 1 tức là viên đạn sẽ lệch đi 2,9 cm so với vị trí ngắm bắn ban đầu ở trên bia, với tầm bắn 100m, trong điều kiện không có gió.

Nhà sản xuất quảng cáo chỉ số MOA của T-5000 chỉ 0,5 MOA (tức viên đạn chỉ lệch đi 1,45cm so với vị trí ngắm bắn ban đầu), chính xác hơn so với loại súng bắn tỉa nổi tiếng của Mỹ là XM2010 (0,8 MOA, tương đương khoảng 2,32cm). Tuy nhiên, các thông số trên được thực hiện trong điều kiện lý tưởng.(Baodatviet)
-------------------------

Bước lùi của Mỹ về nhân đạo dưới thời ông Trump

Mỹ sẽ chỉ nhận 45.000 người tị nạn trong năm 2018, giảm 59% so với năm 2017, chỉ hơn một nửa so với năm 2016 và thấp nhất trong nhiều thập niên qua.

Mỹ sẽ chỉ nhận 45.000 người tị nạn trong năm 2018, thông tin này được Nhà Trắng công bố ngày 29-9 từ một bản ghi nhớ Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi đến Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Chỉ tiêu phân bổ cụ thể như sau: châu Phi 19.000 người, Đông Á 5.000 người, châu Âu và Trung Á 2.000 người, Mỹ Latinh và Caribe 1.500 người, Trung Đông và Nam Á 17.000 người. Dự kiến kế hoạch này sẽ được Ngoại trưởng Tillerson trình lên Quốc hội ngày 4-10 tới.

Đây là mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua kể từ khi Quốc hội Mỹ và Tổng thống Jimmy Carter ban hành Luật Người tị nạn năm 1980. Năm đó Mỹ nhận hơn 200.000 người tị nạn. Dù lên xuống từng năm nhưng trong vòng 38 năm nay, trung bình chỉ tiêu nhận người tị nạn của Mỹ mỗi năm là 96.000 người.

Chỉ tiêu 45.000 người của ông Trump cắt giảm hơn 59% chỉ tiêu Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama áp dụng cho năm tài khóa 2017 - 110.000 người, mức cao nhất kể từ năm 1995 và chỉ hơn một nửa so với năm 2016 - 84.955 người.

Chính phủ Trump nói rằng hạn mức này là cần thiết để Mỹ có thể xem xét cẩn thận các trường hợp xin cấp tị nạn ở Mỹ. Kế hoạch xem xét các thủ tục an ninh để xét cấp điều kiện tị nạn sẽ được hoàn thành vào tháng tới.

Bản đồ minh họa các khu vực và chỉ tiêu người tị nạn được nhận vào Mỹ trong năm tài khóa 2017 dưới thời ông Obama (màu xanh) và thời ông Trump (màu đỏ). Ảnh: USA TODAY
Bản đồ minh họa các khu vực và chỉ tiêu người tị nạn được nhận vào Mỹ trong năm tài khóa 2017 dưới thời ông Obama (màu xanh) và thời ông Trump (màu đỏ). Ảnh: USA TODAY

Theo một quan chức Mỹ phụ trách vấn đề người tị nạn: “An ninh và an toàn của người dân Mỹ là quan tâm hàng đầu của chúng tôi”.

“Mỹ sẽ vẫn duy trì vai trò lãnh đạo trong bảo vệ nhân đạo nhưng một phần không thể tách rời của chiến dịch này là đảm bảo các cơ hội được chấp nhận tị nạn phải thuộc về những người đủ tư cách được bảo vệ, cũng như không đe dọa đến an toàn và an ninh Mỹ”.

Theo quan chức này, nhận người tị nạn chỉ là một phần trong phản ứng của Mỹ với cuộc khủng hoảng buộc phải di dân khắp thế giới. “Mỹ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trong đóng góp hỗ trợ nhân đạo, đã góp hơn 7 tỉ USD cho khắp thế giới trong năm qua”.

Năm 2017 Mỹ hỗ trợ hơn 1,4 tỉ USD cứu trợ nhân đạo ở Syria, hơn 581 triệu USD cho Iraq. Ngoài ra, Mỹ đã hỗ trợ gần 2,5 tỉ USD cho người dân các nước bị nạn đói hoành hành, gần 95 triệu USD cho người Myanmar cũng như trong khu vực phải di dân.

Theo bà Lavinia Limon tại Ủy ban Người tị nạn và nhập cư Mỹ, chuyện ông Trump cắt giảm chỉ tiêu nhận người tị nạn không có gì đáng ngạc nhiên khi ông vốn đã đề cập chuyện này hồi tranh cử. Thậm chí theo bà, con số 45.000 đã là tốt hơn rất nhiều so với suy nghĩ của bà.

Trong báo cáo dự kiến sẽ gửi Quốc hội và Reuters thu thập được, chính phủ Trump nói có thể sẽ tính đến các tiêu chuẩn “đồng hóa” văn hóa Mỹ và đóng góp cho Mỹ - một thay đổi mà các chuyên gia nhận định “cực kỳ bất ổn”.

“Người tị nạn được chấp nhận dựa vào sự cần thiết phải được bảo vệ, không phải dựa vào nền tảng họ có thể đóng góp gì cho Mỹ. Các tiêu chuẩn này hủy hoại các giá trị nhân đạo của chương trình và làm nhòe sự khác biệt giữa người tị nạn và người nhập cư” - theo bà Kathleen Newland, đồng sáng lập Viện Chính sách di trú, cải thiện quản lý di trú quốc tế.

Ngoài hạ chỉ tiêu nhận người tị nạn, trong báo cáo dự kiến trình lên Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ còn muốn có chính sách cho người tị nạn tái định cư ở đất nước thứ ba - nước họ đặt chân đến đầu tiên trước khi đến Mỹ.

Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tuần trước, ông Trump khẳng định Mỹ không nề hà chuyện hỗ trợ người tị nạn nhưng ưu tiên của ông là để họ “tị nạn ở nơi càng gần quê hương của họ càng tốt”, để cuối cùng đưa họ về lại quê hương. Theo ông: “Đó là cách xử lý nhân đạo, an toàn và có trách nhiệm”.

Thông tin này khiến nhiều nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng hòa và các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh. Ông Trump bị lên án nhẫn tâm, quá đáng, đáng xấu hổ, bất chấp tình hình khủng hoảng nhân đạo khắp thế giới đang được xem là tồi tệ nhất từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Có thể thấy chỉ tiêu mới của chính phủ Trump ảnh hưởng đến người tị nạn khắp mọi nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở Trung Cận Đông và Nam Á. Khu vực này chiếm 40% người tị nạn vào Mỹ, bao gồm Syria và Iraq.

Ngoài số người rời bỏ Trung Đông vì bạo lực và châu Phi vì đói kém, tại châu Á vài tuần qua có đến khoảng 480.000 người Rohingya - hơn một nửa là trẻ em rời bỏ Myanmar sang Bangladesh vì bạo loạn.

Không đầy một tuần trước khi ra chỉ tiêu này, ông Trump một lần nữa chỉnh sửa lại sắc lệnh cấm dân hàng loạt nước - chủ yếu Hồi giáo - nhập cảnh vào Mỹ. Những nước này - Chad, Iran, Libya, Syria, Triều Tiên, Venezuela, Yemen, Somalia - chiếm 30% số đơn xin tị nạn vào Mỹ từ đầu năm đến nay.

Thực tế, dù chỉ tiêu nhận người tị nạn năm 2018 có giảm nhưng Mỹ vẫn là điểm đến lớn nhất của người tị nạn. Kể từ năm 1975 đến nay, Mỹ nhận hơn 3 triệu người tị nạn khắp thế giới. Dù thế, theo các nhà hoạt động nhân đạo, đây là một bước lùi của Mỹ trong các vấn đề nhân đạo toàn cầu.

“Trước tiên, chỉ tiêu này đưa ra một thông điệp đến thế giới rằng chúng ta đang bước lùi lại. Và khi chúng ta bước lùi, họ cũng sẽ bước lùi” - theo bà Limon.(PLO)
------------------------

Nga chế vũ khí có thể biến khí tài hiện đại của đối phương thành sắt vụn

Nga đang phát triển các loại vũ khí điện từ sử dụng xung UHF cực mạnh để phá hủy toàn bộ thiết bị điện tử trong bán kính vài km để phòng ngừa trong trường hợp xảy ra xung đột.

Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển một số loại vũ khí điện từ có khả năng phá hủy toàn bộ khí tài điện tử của đối phương nhằm phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của quân đội.

Trong số đó có hệ thống Listva, xe phá mìn từ xa có khả năng phát hiện và kích nổ từ khoảng cách 100 m.

Về bản chất, đây là 1 chiếc xe bọc thép được trang bị hệ thống máy UHF, hệ thống này có khả năng phát hiện các loại mìn điều khiển từ xa nhờ radar đặc biệt, sau đó sử dụng sóng siêu cao tần để phá hủy chúng. Đây là công nghệ hoàn toàn mới mẻ.

C6d7vObWcAIh3z7 - Litsva

Hệ thống Listva có khả năng phát hiện và phá mìn từ xa bằng sóng siêu cao tần.

Trong cuộc diễn tập ngày 27/9, 20 thiết bị nổ điều khiển được đặt rải rác ở gần lộ trình mà tổ hợp tác chiến tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars đi qua.

Chỉ cần duy nhất 1 xe Listva, các quân nhân có thể phát hiện toàn bộ số thiết bị nổ này và phá hủy chúng trước khi đoàn xe đi tới. Dự kiến đến năm 2019, Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ đưa vào biên chế 150 xe dọn mìn Listva.

Bên cạnh đó, quân đội Nga còn phát triển một số loại vũ khí khác dựa trên nguyên tắc vật lý mới, nhiều loại vũ khí đã được thử nghiệm thành công vào cuối năm 2016. Trong đó có loại vũ khí điện tử có khả năng vô hiệu hóa đầu đạn tên lửa và các thiết bị điện tử trên máy bay ở khoảng cách xa.

Video: Hệ thống Listva của quân đội Nga 

Các loại bom điện tử do Nga phát triển được đánh giá hiệu quả hơn vũ khí hạt nhân bởi lẽ chúng có thể vô hiệu hóa cả đạo quân chỉ với một lần phát nổ, và không gây ô nhiễm môi trường như vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây thiệt hại lớn cho các phương tiện chiến đấu không hoạt động như xe tăng, máy bay chưa cất cánh và tên lửa trong hầm phóng.

Trước đó, truyền thống Nga cho biết Bộ quốc phòng nước này đã công bố về tên lửa tạo xung điện từ có tên gọi Alabuga, loại tên lửa này sử dụng bộ phát tín hiệu cực mạnh để có thể vô hiệu hóa toàn bộ thiết bị điện tử của đối phương trong bán kính 3,5 km và biến chúng thành sắt vụn.

1042837865 - Rail gun

 Các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm thành công súng điện từ và đang nghiên cứu chế tạo cả tên lửa tạo xung điện từ. (Ảnh: Scientific Russia)

Nga đang có kế hoạch trang bị các loại vũ khí điện từ này cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 bởi lẽ bức xạ UHF cực mạnh có thể khiến phi công thiệt mạng.

Vũ khí xung điện từ hoàn toàn có khả năng phá hỏng cấu trúc của hệ thống nạp đạp trên xe tăng, làm đạn pháo phát nổ ngay trong tháp pháo và thậm chí tiêu diệt binh lính đối phương ẩn náu trong lô cốt hoặc hầm có độ sâu 100 m.(VTC)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-10-2017

    Tình thân Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thêm sâu đậm, châu Âu có buồn?; Ông Duterte bị điều tra tài chính; Vladimir Miasishev– những ý tưởng thiên tài bị bỏ lỡ

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 01-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 01-10-2017

    Ông Lavrov: Mỹ đừng đổ lỗi mọi thứ cho Nga; Nữ chính khách nào đang vụt sáng trên chính trường Mỹ?; Việt Nam sản xuất linh kiện cho tên lửa Kh-29

Bài cùng chuyên mục