Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 01-10-2017

  • Cập nhật : 01/10/2017

Ông Lavrov: Mỹ đừng đổ lỗi mọi thứ cho Nga

Ngoại trưởng Nga phản đối việc Mỹ đổ lỗi cho mọi thứ cho Nga dưới ánh sáng ở đất Mỹ nhưng vẫn tin tưởng quan hệ song phương được cải thiện.

Ngày 29/9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tham gia một cuộc họp tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia ở Washington, Mỹ.

Tại đây, phát biểu trước một phái đoàn các chuyên gia Mỹ do Giáo sư Dmitri Simes là Giám đốc Trung tâm dẫn đầu, Ngoại trưởng Nga đã nói về việc hợp tác Nga- Mỹ đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới, đồng thời nhấn mạnh về các lời buộc tội của Mỹ.

"Chúng tôi tố cáo những nỗ lực để cáo buộc Nga về bất cứ điều gì tiêu cực xảy ra dưới ánh sáng mặt trời nơi đất Mỹ" - ông Lavrov nói. "Tôi tin rằng, bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy sự ngớ ngẩn đó".

ngoai truong nga to moi dieu tren dat my neu tieu cuc la tai nga.

Ngoại trưởng Nga tố mọi điều trên đất Mỹ nếu tiêu cực là tại Nga.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga lưu ý rằng, Moscow không "bi kịch hóa" về tình hình hiện tại trong quan hệ song phương Nga - Mỹ.

"Chúng tôi hiểu rằng giai đoạn này sẽ kết thúc. Tôi tin tưởng rằng sự khôn ngoan và chủ nghĩa thực dụng của người Mỹ sẽ thắng thế", Ngoại trưởng Nga khẳng định.

Ngoại trưởng Lavrov tin rằng, sự hợp tác thẳng thắn và cởi mở là cần thiết khi giải quyết các vấn đề khác, như việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông bắt đầu tràn ra ngoài biên giới các nước chịu ảnh hưởng.

"Chúng ta đang có nhiều vấn đề cần giải quyết cùng nhau, không chỉ là vấn đề quốc gia của chúng ta, mà cả cộng đồng toàn cầu đều quan tâm đến nó" - Ngoại trưởng Nga lấy ví dụ về tình hình Syria để nhấn mạnh tới hợp tác Nga - Mỹ liên quan đến vấn đề toàn cầu và cả thế giới dõi theo.

"Đây (Syria-PV) là một ví dụ về việc chúng ta phải làm thế nào để có thể vượt qua các cuộc tranh luận và tập trung vào các mục tiêu chung" - ông Lavrov nhận định.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết, hiện ở Mỹ có nhiều người trong đó có Tổng thống Donald Trump mong muốn cải thiện quan hệ với Nga.

Ngoại trưởng Nga kết luận: "Tôi tin tưởng rằng cả thế giới đang chờ đợi nó và sẽ thở phào nếu hợp tác này (giữa Moscow và Washington) được thực hiện".

giao su dmitri simes tung canh bao "the chien 3" giua nga- my.

Giáo sư Dmitri Simes từng cảnh báo "Thế chiến 3" giữa Nga- Mỹ.

Về phần mình, ông Simes chia sẻ quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov về mối quan hệ Nga – Mỹ đang ở “mức thấp”, song nhấn mạnh tình hình không phải không thể cứu vãn. Theo vị chuyên gia này, nếu hai bên có ý thức mang tính xây dựng thì nhiều vấn đề thú vị sẽ bắt đầu xảy ra.

Trước đó, từng lên tiếng cảnh báo về quan hệ Nga- Mỹ, ông Simes từng đặt ra một kịch bản khốc liệt.

Viết trên tạp chí National Interest, chuyên gia Simes nói: "Việc không thể dừng lại vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ-Nga đặt ra nhiều nguy hiểm thực sự.

"Mối nguy lớn nhất là cuộc đối đầu quân sự trực tiếp, dẫn tới sự leo thang không kiểm soát được và có thể là thảm hoạ toàn cầu.

Nhiều người đã bỏ qua nguy cơ này, cho rằng cả Mỹ và Nga đều không muốn tự tử và sẽ kiềm chế; tuy nhiên, chính giả định cho rằng đối phương sẽ rút lui vào thời điểm cuối cùng đã góp phần gây ra Thế chiến 1" - kịch bản đối đầu Nga- Mỹ dẫn đến chiến tranh Thế giới theo quan điểm của ông Simes.

"Sự thật là không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga bắt đầu bắn nhau hoặc nếu tên lửa hành trình của Mỹ bắn trúng căn cứ Nga ở Syria" - ông Simes nhận định.

Trên thực tế, tình hình có thể lạc quan hơn. Trong cuộc gặp bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) tại Mỹ ngày 19/9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrvov và người đồng cấp phía Mỹ Rex Tillerson đã nhất trí về sự cần thiết duy trì các kênh thông tin liên lạc giữa Moscow và Washington.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, ông đã nhận thấy những tín hiệu tích cực từ bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại Hội đồng LHQ, theo đó, nước Mỹ sẽ không áp đặt cách nghĩ của mình lên người khác.

Ngoại trưởng Lavrov đổ lỗi cho chính quyền Obama đã tạo ra những đổ vỡ trong quan hệ giữa Moscow và Washington. Mỹ đã khởi động một loạt các động thái có xu hướng đối chọi lại với Nga và giới ngoại giao nước này hồi tháng 12 năm ngoái.

quan he nga va my thuc su co the tot len?

Quan hệ Nga và Mỹ thực sự có thể tốt lên?

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ngày 19/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Chúng tôi không tìm kiếm việc áp dụng cách sống của mình lên bất kỳ ai, mà chọn để nó tự tỏa sáng như một ví dụ để mọi người có thể quan sát.”

Ông Trump cũng tuyên bố: “Các nước có chủ quyền lớn mạnh giúp các quốc gia với những khác biệt về giá trị, văn hóa - không chỉ cùng tồn tại, mà còn hợp tác với nhau dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau”.

Dẫn lại các tuyên bố của Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: "Là những quốc gia có nhiều ảnh hưởng, cả Nga và Mỹ cần phản ứng một cách có trách nhiệm với các vấn đề song phương, cũng như quốc tế".

Ông Lavrov tiết lộ, các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành ở mức độ các quan chức cấp thấp, bao gồm cả các cơ quan quân sự và an ninh.(Baodatviet)
-------------------------------

Nữ chính khách nào đang vụt sáng trên chính trường Mỹ?

 Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nhiều khả năng sẽ là nhân vật thay thế Ngoại trưởng Tillerson và kế nhiệm Tổng thống Trump.

Nhân vật chính trị đang rất nổi và thu hút nhiều sự chú ý tại Mỹ chưa hẳn là Tổng thống Donald Trump mà là bà Nikki Haley - Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Bà Haley 45 tuổi, từng rất thành công trong vai trò thống đốc bang South Carolina trước khi được chọn vào vị trí này.

Hiện trong giới ngoại giao Mỹ đang có xôn xao đồn đoán rằng nhiều khả năng bà Haley không chỉ sẽ là người thay thế vị trí ngoại trưởng của ông Rex Tilleson mà còn có thể sẽ là tổng thống Mỹ sau khi ông Trump hết nhiệm kỳ.

Đồn đoán, nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi bà Haley thời gian gần đây dường như đã trở thành một đại diện cho chính sách đối ngoại Mỹ, đã chứng minh được mình là nhân vật quan trọng trong chính phủ Trump.

Nữ đại sứ Mỹ tại LHQ trong kỳ hop Hội đồng Bảo an ngày 11-9. Ảnh: REUTERS
Nữ đại sứ Mỹ tại LHQ trong kỳ họp Hội đồng Bảo an ngày 11-9. Ảnh: REUTERS

Skip

Ads by Blueseed

Từ khi nhậm chức đại sứ Mỹ tại LHQ từ tháng 1, bà Haley đã làm các nhà ngoại giao bất ngờ lớn với lời lẽ và thái độ quyết liệt bảo vệ Mỹ trong các vấn đề chính sách. Hai lần trong năm tuần vừa rồi, bà Haley ra sức thuyết phục 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đồng lòng trừng phạt Triều Tiên.

Bà Haley còn ghi điểm với cuộc chiến đối với cái bà gọi là làn sóng chống Israel ở LHQ, vận động LHQ cải cách giữa lúc ông Trump kêu gọi giảm hỗ trợ LHQ, cáo buộc Iran can thiệp vào Trung Đông, thách thức Nga về chuyện ủng hộ Ukraine và Syria.

Reuters dẫn nhận định nhiều nhà ngoại giao rằng nhiều lúc ảnh hưởng đối ngoại của bà Haley còn vượt cả của ông Tillerson, dù bà trước đó không có nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại.

“Với Mỹ, Nikki Haley rất sáng giá. Khó có thể thấy có trường hợp nào tương tự trong chính phủ Trump. Đó là người không những rất dễ tiếp cận mà còn rất quyết đoán về chính trị” - một nhà ngoại giao châu Âu không nêu tên nhận định. “Tôi thấy bà ấy có khả năng vượt qua cả ông Tillerson. Và chức tổng thống rõ ràng là mục tiêu dài hạn của bà ấy”.

Nhiều quan chức chính phủ Trump cho biết ông Trump rất hài lòng với thể hiện của bà Haley, nhận xét bà cứng rắn, thông minh và thường xuyên liên lạc với bà. Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ cho biết trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về Iran vừa rồi, ông Trump đã đặc biệt hỏi ý kiến bà Haley về chiến lược với Iran.

“Bà ấy nói lên quan điểm và ông Trump thích quan điểm này. Bà ấy không ngại việc nói lên ý kiến mình” - theo quan chức này. Một quan chức cấp cao Iran cũng thừa nhận bà Haley là một mối bận tâm lớn với Iran.

Nữ chính khách nào đang vụt sáng trên chính trường Mỹ? - ảnh 2
Ông Tillerson (giữa) nhiều khả năng sẽ bị bà Haley thay thế. Ảnh: INDEPENDENT

Về phần mình, dù tiếng tăm ngày càng lớn nhưng bà Haley cũng đủ thận trọng không để mình lấn át độ nổi tiếng của ông Trump. Bà Haley luôn đánh giá cao ông Trump trong tất cả thành tựu của Mỹ tại LHQ. Sau khi Hội đồng Bảo an siết chặt trừng phạt Triều Tiên đầu tháng này, bà Haley khen ngợi đây là kết quả của “quan hệ vững mạnh” giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước sau bà Haley vẫn bác bỏ đồn đoán có thể thay thế ông Tillerson, vốn có nhiều bất đồng với ông Trump trong tám tháng qua. Nói với CNN ngày 17-9, bà Haley khẳng định ông Tillerson “sẽ chẳng đi đâu và tôi sẽ tiếp tục hợp tác tốt với ông ấy”.

Con đường dù thuận lợi vẫn tồn tại chướng ngại. Theo chuyên gia quan hệ đối ngoại Hội đồng châu Âu tại LHQ Richard Gowan, thành công của bà Haley tại LHQ có thể khiến ông Trump căng thẳng và đây có thể là ”điều bất lợi” cho bà một khi bà được đề nghị thay thế vị trí ngoại trưởng của ông Tillerson.

“Bà ấy sẽ mất đi sự độc lập bà ấy từng có ở New York và sẽ bị bó buộc hơn với chủ trương hành động của tổng thống. Nhưng đó là một đề nghị mà bà không thể từ chối. Có vẻ trớ trêu khi cách mà ông Trump có thể làm hại đến bà Haley là tiến cử bà vào vị trí cao hơn” - theo chuyên gia Gowan.

Nữ đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley và Tổng thống Mỹ Trump (thứ hai từ trái sang) trong một cuộc họp tại LHQ tuần trước. Ảnh: REUTERS
Nữ Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley và Tổng thống Mỹ Trump (thứ hai từ trái sang) trong một cuộc họp tại LHQ tuần trước. Ảnh: REUTERS

Thời điểm tranh cử tổng thống 2016, bà Haley không tiếp xúc nhiều với ông Trump. Thực ra bà Haley ủng hộ một ứng viên Cộng hòa khác trước khi ông Trump nhận được đề cử.

Là con gái của một gia đình Ấn Độ nhập cư, bà Haley từng phê bình ông Trump với các phát ngôn cứng rắn về nhập cư trái phép cũng như không quyết liệt với các phần tử da trắng cực đoan. Tháng trước, bà Haley từng nói với truyền thông rằng bà đã có một “cuộc trao đổi cá nhân” với ông Trump khi ông đổ lỗi cả cho những người phản đối phân biệt sắc tộc trong cuộc bạo loạn sắc tộc ở Charlotte (PLO)).
---------------------

Việt Nam sản xuất linh kiện cho tên lửa Kh-29

Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 - thiết bị dùng cho tên lửa Kh-29 trên Su-27/30MK2.

Thông tin này được nói đến trong bài viết đăng tải trên báo PK-KQ hồi đầu năm 2017. Trong thời gian qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.

Đặc biệt, Viện còn nghiên cứu, chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa Kh-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK và nhiều nhiệm vụ khác.

tiem kich su-30 viet nam.

Tiêm kích Su-30 Việt Nam.

Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

Tên lửa Kh-29 là loại tên lửa siêu âm có thể tấn công các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.

Giá phóng Kh-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt. Cấu hình mang tối đa Kh-29 trên Su-27/30 là 6 đạn.

Đầu đạn của tên lửa Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.

Ngòi nổ của Kh-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).

Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 - 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản X-29TE).

Khi khai hỏa Kh-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên Kh-29 bung ra, động cơ tên lửa sẽ kích hoạt. Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay.

Điều thú vị là Kh-29 có một đuôi lửa lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng.

Và với đầu đạn năng tới 320kg, tên lửa Kh-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn chỉ với một phát bắn duy nhất.(Baodatviet)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 01-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 01-10-2017

    Tây Ban Nha nghẹt thở trước giờ trưng cầu Catalonia; Rơi máy bay ở Congo, 12 người thiệt mạng; Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay phong tỏa người Kurd

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 30-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 30-09-2017

    Chuyên gia Nga bình luận việc Việt Nam mua Su-30M2; Gậy ông đập lưng ông?; Trung Quốc khai trừ Đảng nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; Nga phá vỡ mạng lưới buôn lậu vũ khí cực lớn

Bài cùng chuyên mục