Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 01-10-2017

  • Cập nhật : 01/10/2017

Tây Ban Nha nghẹt thở trước giờ trưng cầu Catalonia

 Phe ly khai liên tục biểu tình và tìm kiếm các điểm bỏ phiếu không bị cảnh sát Tây Ban Nha kiểm soát ở Catalan cho ngày 1/10.

Chính phủ Tây Ban Nha đang hết sức gấp rút chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý được diễn ra ở Catalan vào ngày 1/10.

Vùng đất này đã đòi độc lập thành quốc gia Catalonia sau 41 năm kết thúc cuộc chiến chống lại chế độ phát xít của Francisco Franco.

canh sat tay ban nha tu choi cho phep nguoi doi doc lap vao bo phieu trong mot truong hoc o catalan.

Cảnh sát Tây Ban Nha từ chối cho phép người đòi độc lập vào bỏ phiếu trong một trường học ở Catalan.

Ông Iñigo Mendez de Vigo, phát ngôn viên của chính quyền trung ương Tây Ban Nha, nói với các phóng viên hôm 29/9 ở Madrid rằng: "Tôi nhấn mạnh rằng sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1/10".

“Cuộc trưng cầu này là bất hợp pháp, không tuân theo luật trưng cầu ý dân và Tòa án Hiến Pháp cũng đã ra lệnh cấm tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này" - ông Vigo nói thêm.

Tờ Lost Angeles Times thống kê, cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha đã điều động khoảng 10.000 nhân viên đến Catalan nhằm ngăn chặn cuộc bỏ phiếu. Cảnh sát sẽ ngăn chặn việc sử dụng các trụ sở của nhà nước hoặc những địa điểm khác để chuẩn bị cho cuộc trưng cầu ý dân.
 
10 triệu lá phiếu, 100 hòm phiếu cùng hàng nghìn tài liệu và biểu ngữ đã bị cảnh sát tịch thu.

Google cũng đã xóa ứng dụng được sử dụng để chỉ dẫn các cử tri đến các trạm bỏ phiếu ở các trường học.

Nhà chức trách Tây Ban Nha đã bắt giữ ít nhất 14 quan chức địa phương, trong đó có quan chức phụ trách kinh tế của Catalan, do đã có những hành động ủng hộ tiến hành cuộc trưng cầu được coi là bất hợp pháp này.

Công tố viên thuộc Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cho rằng, họ có thể buộc tội lạm dụng quyền lực chống lại hơn 700 thị trưởng Catalan, những người đã bất chấp luật pháp quốc gia để thông đồng cho các ý tưởng cho phép bỏ phiếu trong các tòa nhà công cộng.

Ngoài ra, Chính phủ Tây Ban Nha cũng tuyên bố sẽ đình chỉ việc cấp ngân sách cho Catalan nếu chính quyền vùng vẫn xúc tiến cuộc trưng cầu ý dân.

Bất chấp các nỗ lực của giới cảnh sát Tây Ban Nga, người dân ở Catalan tuyên bố sẽ lập 2.315 trạm bỏ phiếu ở khắp vùng cho hơn 7.000 người tham gia bỏ phiếu.

Nông dân ở các vùng ngoại ô Catalan cũng đã lái hàng trăm máy kéo, cùng với các lá cờ riêng của Catalonia để vào thành phố, hưởng ứng cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1/10.

dam dong nguoi catalan tham gia mot cuoc mit-tinh truoc ngay bo phieu 1/10.

Đám đông người Catalan tham gia một cuộc mit-tinh trước ngày bỏ phiếu 1/10.

Thống đốc khu vực Catalan- ông Carles Puigdemont nói với đám đông gần 10.000 người Catalan tham gia ở một cuộc biểu tình lớn, cho rằng, ông tin Catalonia đang có những bước đi đầu tiên của một quốc gia có chủ quyền.

Ước tính có khoảng 8.000 - 10.000 người tập trung tại Magic Fountain trên đồi Montjuic - một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở trung tâm Catalan để khẳng định tinh thần chiến đấu hòa bình vì độc lập.

Trong bài phát biểu, ông Puigdemont nói: "Hỡi những người bạn, để nắm chắc chiến thắng vào chủ nhật, chúng ta hãy mặc quần áo và rời khỏi nhà để chuẩn bị để thay đổi lịch sử."

"Tôi không tin rằng sẽ có ai sử dụng bạo lực hoặc sẽ muốn gây ra bạo lực để làm lu mờ hình ảnh của phong trào độc lập Catalan trong hòa bình" - Ông Puigdemont nói.

Phong trào ly khai ở châu Âu có nguy cơ phát tán

Catala lần đầu tiên được trao quyền tự chủ hạn chế chính thức vào đầu thế kỷ 20. Các cuộc bầu cử và hợp thức hóa chính quyền tự trị, Catalonia sau nhiều năm đã trở thành cộng đồng thịnh vượng và quan trọng bậc nhất cả nước, với trung tâm văn hóa, du lịch, kinh tế nổi tiếng Barcelona.

Xứ Catalan chiếm khoảng 16% dân số Tây Ban Nha, nhưng lại đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và tài chính của đất nước, khi nắm tới 20% sản lượng kinh tế.

catalan co xung dang de chau au cong nhan doc lap?

Catalan có xứng đáng để châu Âu công nhận độc lập?

Trong nhiều năm trở lại đây, các chính trị gia ủng hộ độc lập ở xứ này cho rằng, họ đang phải đóng góp quá nhiều tiền thuế cho Madrid. Tiền của Catalan được dùng trang trải cho những khu vực nghèo khổ, lười biếng, sống nhờ vào trợ cấp của Chính phủ một cách không hợp lý.

Catalonia đã tổ chức một cuộc trưng cầu mang tính biểu tượng vào năm 2014, trong đó 80% cử tri ủng hộ ly khai hoàn toàn. Còn cuộc trưng cầu ngày 1/10 được chính thức đưa ra bởi chính quyền và cơ quan Nghị viện của xứ Catalan.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố phản đối mọi hành động gây ra sự chia cắt đất nước mà Catalan đang hướng đến khi gọi đây là "động thái không thể chấp nhận" và cam kết sẽ làm mọi thứ trong quyền lực của ông để ngăn chặn việc bỏ phiếu diễn ra.

Ông Rajoy viện dẫn Hiến pháp 1978 của Tây Ban Nha trong đó quy định rõ sự toàn vẹn và gắn kết các khu vực trên đất nước là bất biến, mọi cuộc trưng cầu ly khai đều không được cho phép.

Trong khi đó, với Liên minh châu Âu, nếu thừa nhận Catalonia độc lập sẽ tạo ra một tiền lệ cho các phong trào ly khai có ở khắp nơi trong các nước thành viên.

Catalonia sẽ là một tấm gương dân chủ để đạt mục tiêu ly khai ở một số nơi như: những người Flamand với cộng đồng Wallonie ở Bỉ, xứ Basque dính dáng tới cả Tây Ban Nha và Pháp, ở Anh thì có xứ Scotland, Bắc Ailen…(Baodatviet)
--------------------------------

Rơi máy bay ở Congo, 12 người thiệt mạng

Một chiếc máy bay vận tải quân sự đã gặp nạn sau khi cất cánh từ sân bay N’djili ở thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo ngày 30-9 khiến toàn bộ "vài chục người" trên máy bay "không một ai sống sót".

Rơi máy bay ở Congo, 12 người thiệt mạng - Ảnh 1.

Một chiếc máy bay vận tải quân sự Antonov 12, loại được cho đã gặp nạn ở Congo vừa qua - Ảnh: Kyiv Post

Hãng tin AFP dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ sân bay cho biết chiếc máy bay gặp nạn là loại Antonov và chở theo "vài chục người" trong thời điểm cất cánh.

Một nguồn tin từ trụ sở quân đội ước đoán rằng "có từ 20 tới 30 người" trên máy bay vào thời điểm đó. 

Một quan chức địa phương ở khu vực hiện trường khẳng định với AFP là "không một ai còn sống".

Nhân chứng ở hiện trường cho biết đã nhìn thấy chiếc máy bay rơi từ bầu trời xuống vào khoảng 9h sáng 30-9 (giờ địa phương). 

Không lâu sau khi cất cánh, chiếc máy bay này bị rơi và rớt xuống khu vực Nsele, cách phía đông thủ đô Kinshasa 100km.

"Đó là vụ rơi máy bay vận tải, một chiếc máy bay quân sự. Đó không phải là máy bay vận tải hành khách, và cả đoàn đã không ai còn sống sót" - Hãng tin Reuters dẫn lời ông George Tabora, giám đốc sân bay N’djili (ở Kinshasa).

"Tôi xác nhận rằng một máy bay vận tải đã rơi sáng nay. Toàn bộ 12 thành viên trên đó đều đã chết", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Congo Crispin Atama Tabe.

Theo một quan chức quân đội chứng kiến vụ tai nạn này, chiếc máy bay đã bốc cháy không lâu sau khi cất cánh từ sân bay N’djili ở thủ đô Kinshasa. Quan chức này cũng cho hay nạn nhân gồm cả người CHDC Congo lẫn người nước ngoài.

Congo là nước không được đánh giá cao về an toàn hàng không. Tất cả các hãng máy bay thương mại ở quốc gia miền trung châu Phi này đều bị cấm hoạt động ở Liên minh châu Âu (EU).(Tuoitre)
---------------------------

Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay phong tỏa người Kurd

Iraq đang có kế hoạch sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran kiểm soát biên giới khu tự trị người Kurd ở Iraq, Bộ Quốc phòng Iraq tuyên bố ngày 29-9.  

Sau khi người Kurd trưng cầu độc lập với kết quả đồng ý, ba nước Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu KRG giao lại quyền kiểm soát các tiền đồn ở biên giới với ba nước và hai sân bay quốc tế Erbil và Sulaimaniya. KRG từ chối.

Người Kurd biểu tình bên ngoài sân bay quốc tế Erbil (Iraq) ngày 29-9, phản đối lệnh cấm bay của chính phủ Iraq. Ảnh: REUTERS
Người Kurd biểu tình bên ngoài sân bay quốc tế Erbil (Iraq) ngày 29-9, phản đối lệnh cấm bay của chính phủ Iraq. Ảnh: REUTERS

Theo Bộ Quốc phòng Iraq, “việc lấy lại quyền kiểm soát các tiền đồn biên giới và các sân bay đang được lên kế hoạch với sự hợp tác của chính phủ các nước láng giềng, không có sự chậm trễ nào”.

Trước đó, ngày 28-9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói muốn họp thượng đỉnh với các lãnh đạo Iran và Iraq bàn phản ứng với người Kurd.

“Chúng tôi có kế hoạch hợp tác với nhau trong tương lai gần về các bước đi tiếp theo. Chúng tôi muốn một cuộc gặp ba bên” - Thủ tướng Yildirim nói với báo chí từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. Ảnh: AFP
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. Ảnh: AFP

Truyền hình nhà nước Iraq cho biết Iraq đã triển khai các phái đoàn quân sự đến khu vực tiền đồn biên giới KRG với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu ngày 29-9, lệnh cấm các chuyến bay quốc tế đến khu vực người Kurd của chính phủ Iraq có hiệu lực. Hãng tin Tasnim (Iran) cho biết Iran đã ngưng xuất, nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ KRG. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói đã đồng ý chỉ làm việc với chính phủ Iraq về chuyện mua bán dầu.

Chính phủ Iraq yêu cầu người Kurd hủy kết quả trưng cầu hoặc đối mặt trừng phạt, cô lập quốc tế, thậm chí cả can thiệp quân sự.

Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Syria đều có bộ phận người Kurd sinh sống -gần 30 triệu người, hàng chục năm trời vất vả ngăn chặn họ đòi ly khai, độc lập. Trong đó vất vả nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, nước có số lượng người Kurd lớn nhất với 14 triệu người, với cuộc chiến với tổ chức Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ngày 29-9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ không công nhận kết quả trưng cầu độc lập của KRG, đề nghị các bên chấm dứt các hành động đe dọa lẫn nhau.

“Mỹ không công nhận cuộc trưng cầu đơn phương của KRG ngày 25-9. Cuộc bỏ phiếu và kết quả thiếu tính pháp lý và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ một liên bang Iraq thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Chúng tôi đề nghị các bên bình tĩnh và chấm dứt buộc tội hay hành động đe dọa lẫn nhau” - theo ông Tillerson.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 30-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 30-09-2017

    Chuyên gia Nga bình luận việc Việt Nam mua Su-30M2; Gậy ông đập lưng ông?; Trung Quốc khai trừ Đảng nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; Nga phá vỡ mạng lưới buôn lậu vũ khí cực lớn

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-09-2017

    Ukraine còn gì khi áp chuẩn NATO cho vũ khí?; Cái giá của việc phớt lờ Nga; Ba Lan dùng phiên bản S-125 tự hành dọa Nga

Bài cùng chuyên mục