Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 30-09-2017
- Cập nhật : 30/09/2017
Chuyên gia Nga bình luận việc Việt Nam mua Su-30M2
Đại Tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ quân sự kiêm phi công thử nghiệm của Nga vừa nêu ý kiến liên quan đến triển vọng xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam.
Liên quan đến khả năng Việt Nam có thể tính tới phương án xem xét đề nghị phía Nga bán lại cho 1 chiếc tiêm kích đa năng Su-30M2 thuộc lô hàng 4 chiếc bị cắt giảm số lượng theo hợp đồng vào năm 2009 để bù đắp số lượng thiếu hụt cho Trung đoàn Không quân 927, thay thế cho chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn vào năm ngoái, hãng thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Aksenenko.
Theo lời vị chuyên gia quân sự Nga: "Cá nhân tôi không thấy vấn đề trong việc xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam - một quốc gia thân thiện với Nga và là đối tác lâu năm của Nga trong sự hợp tác quân sự - kỹ thuật (tất nhiên, tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định).
Tuy nhiên, việc mua chỉ có một Su-30M2 sẽ không gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Việt Nam.
Ngược lại, điều đó thậm chí có thể tạo ra một số vấn đề, bởi vì trong thành phần một đơn vị không quân sẽ có những máy bay về bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về trang bị kỹ thuật và tính năng kỹ chiến thuật.
Việc vận hành các loại máy bay khác nhau luôn đòi hỏi phải có chi phí và nguồn nhân lực bổ sung.
Theo tôi, phương án hợp lý hơn là mua lô máy bay chiến đấu, ít nhất để thành lập một phi đội trong biên chế Không quân, với triển vọng gia tăng số lượng máy bay để thành lập một trung đoàn. Phương án này là thuận lợi cả về kinh tế và về mặt phát triển Không quân Việt Nam".
Ông còn cho biết thêm: "Những kinh nghiệm vận hành phi cơ chiến đấu dòng Su-30 cho thấy rằng, cần phải hiện đại hóa hệ thống điện tử cũng như trang bị cho máy bay này động cơ có lực đẩy lớn hơn, kể cả động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều.
Điều này đã làm tăng khả năng chiến đấu của máy bay để đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tức là Nga hiện đại hóa các máy bay chiến đấu có tính đến những kinh nghiệm khai thác sử dụng trên chiến trường, những nhận xét của các phi công cũng như các yêu cầu đối với phi cơ chiến đấu thế hệ 4 ++".
Ý kiến của Đại Tá Makar Aksenenko cũng không phải không có lý, tuy nhiên với phẩm chất thông minh, cần cù và sáng tạo của mình, các cán bộ kỹ thuật của Không quân Việt Nam đã làm được những việc khá phi thường.
Cụ thể là giai đoạn từ 2004 - 2010, Trung đoàn Không quân 935 - Đơn vị được trang bị tốt nhất của Quân chủng đã vận hành cả 3 dòng chiến đấu cơ thuộc họ Flanker là Su-27SK, Su-27UBK và Su-30MK2 (4 chiếc đầu tiên thuộc lô giao hàng năm 2004).
Chính vì vậy, nếu được trang bị 1 chiếc Su-30M2 duy nhất thì đó cũng không là vấn đề với Việt Nam, do hai dòng tiêm kích Su-30MK2 và Su-30M2 không thể có sự khác biệt lớn đến mức như Su-27 và Su-30 mà Việt Nam từng đưa chung vào biên chế một đơn vị.
Dĩ nhiên đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời nhằm cấp tốc bù đắp số lượng, về lâu về dài chúng ta cũng lưu ý lời khuyên của Đại Tá Makar Aksenenko là trang bị hẳn 1 trung đoàn tiêm kích thế hệ mới như Su-30SM hay Su-35S để tăng cường sức mạnh và tạo sự đồng bộ, thống nhất.(Baodatviet)
-------------------------
Gậy ông đập lưng ông?
Cách đây 4 năm, Trung Quốc tuyên bố mở các hành lang thương mại trên khắp châu Á nhằm giúp các công ty trong nước mở rộng thị trường.
Tên của dự án đầy tham vọng này là "Con đường tơ lụa mới", với mục tiêu giao dịch thương mại với 68 quốc gia khác. Chính quyền Bắc Kinh cũng bắt đầu bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á nằm trên tuyến đường này.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, trụ sở ở Thụy Điển), Trung Quốc đã bán vũ khí cho ít nhất 7 nước Đông Nam Á kể từ năm 2006, thu về hơn nửa tỉ USD. Ngoài tiền bạc, các thương vụ còn củng cố quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, nơi Mỹ bán vũ khí cho một số nước như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan…
Trung Quốc có đủ sức mạnh quân sự để không cần quan tâm đến viễn cảnh bị phản đòn bằng chính những vũ khí mình bán dù Bắc Kinh và một số quốc gia láng giềng đang có tranh chấp chủ quyền.
Dù vậy, một số nước vẫn có lý do để băn khoăn về lực lượng vũ trang Trung Quốc, hoặc ngược lại. Chẳng hạn, Indonesia đặt mua tên lửa chống hạm C-802, tên lửa đất đối không di động và radar tìm kiếm trên không của Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2009.
Với việc Indonesia tăng cường đẩy lui tàu Trung Quốc khỏi khu vực quanh quần đảo Natuna, Jakarta có thể sử dụng các loại vũ khí đó để chống lại chính Bắc Kinh.
Điều này cũng tương tự với Malaysia, quốc gia đang hợp tác đóng 4 tàu tuần duyên với Trung Quốc. Người Malaysia mệt mỏi khi phải đối phó tàu Trung Quốc ngoài khơi đảo Borneo. Thật mỉa mai nếu một tàu đóng tại Trung Quốc một ngày nào đó truy đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế 370 km của Malaysia ở biển Đông.
Một số nước như Campuchia và Lào mua phần cứng quân sự của Trung Quốc, như máy bay vận tải, chỉ đơn giản là để tăng cường quan hệ thương mại. Trong khi đó, Philippines được cho là đang xem xét mua vũ khí của Trung Quốc với khoản vay trị giá 500 triệu USD từ Bắc Kinh. Manila muốn hiện đại hóa quân đội. Dù đã nối lại quan hệ hữu nghị vào năm ngoái, Trung Quốc và Philippines vẫn còn mối vướng mắc về chủ quyền ở biển Đông.(NLĐ)
----------------------------
Trung Quốc khai trừ Đảng nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh
Theo Tân Hoa xã, ngày 29/9, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Tôn Chính Tài đã bị khai trừ Đảng vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Tôn Chính Tài cũng sẽ bị truy tố về tội tham nhũng.
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xem xét và thông qua báo cáo điều tra về Tôn Chính Tài trong phiên họp ngày 29/9 và đưa ra quyết định kỷ luật trên.
Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở cuộc điều tra đối với ông Tôn Chính Tài vì có dấu hiệu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Ngày 15/7 vừa qua, ông Tôn Chính Tài đã bị miễn nhiệm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Thay ông này là ông Trần Mẫn Nhĩ điều từ tỉnh Quý Châu.
Ông Tôn Chính Tài, sinh năm 1963, quê ở Sơn Đông, là Tiến sĩ Nông nghiệp. Ông này từng giữ các chức Bộ trưởng Nông nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.(TTXVN)
-------------------------
Nga phá vỡ mạng lưới buôn lậu vũ khí cực lớn
Ngày 29/9, Cơ quan An ninh Liên bang Nga thông báo trong chiến dịch phối hợp với Bộ Nội vụ, cơ quan này đã phá vỡ một mạng lưới buôn lậu vũ khí cực lớn ra nước ngoài. Mạng lưới này có các cơ sở tại 21 khu vực trên cả nước Nga, chuyên mua, chế tạo, cải tiến và bán vũ khí.
Theo thông báo, trong chiến dịch trên, lực lượng chức năng đã phát hiện và ngăn chặn hoạt động của 8 xưởng chế tạo đạn dược, khám xét 62 cá nhân có liên quan, thu giữ 181 đơn vị súng sản xuất trong nước và nước ngoài gồm 11 súng tự động, 36 súng trường, 131 súng lục các loại.
Ngoài ra còn phát hiện và thu giữ được nhiều thiết bị giảm thanh, lựu đạn, các bộ phận để lắp ráp súng, trên 7.000 viên đạn các loại, trên 18 kg thuốc nổ.
Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ những người bị bắt giữ có liên quan đến các tội phạm khác ở Nga và ở nước ngoài hay không.(TTXVN)