Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 01-10-2017

  • Cập nhật : 01/10/2017

Báo Nga: Mỹ lạc hậu nên mới cần chục tàu sân bay

Tờ Ria Novosti vừa nêu danh sách những tàu sân bay ít biết trên thế giới và lý do nước này không đầu tư cho hàng không mẫu hạm như Mỹ.

Những con tàu "bị lãng quên"

Theo báo Nga, đứng đầu trong những hàng không mẫu hạm ít được biết đến nhất chính là chiếc Chakri Narubet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đây là chiếc tàu sân bay nhỏ nhất trong số các tàu sân bay hiện đại đang được sử dụng trên thế giới. Với lượng choán nước chỉ là 11.500 tấn, Chakri Naruebet nhỏ hơn nhiều so với tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga (lượng choán nước 61.000 tấn) và tàu lớp Ford của Mỹ (trên 100.000 tấn).

Chiếc tiếp theo là Sao Paulo của Hải quân Brazil. Đây là chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của Brazil. Ban đầu, con tàu này thuộc biên chế Hải quân Pháp và được hạ thủy vào năm 1960. Trước khi được Brazil mua về, Sao Paulo đã phục vụ cho Hải quân Pháp 40 năm. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực hiện đại hóa của Pháp, Sao Paulo trở nên lạc hậu trong thập niên 2000.

doi tau ho tong cua tau san bay my.

Đội tàu hộ tống của tàu sân bay Mỹ.

Hàng không mẫu hạm tiếp theo ít được biết đến là Charles de Gaulle của Hải quân Pháp. Con tàu chính thức hoạt động trong Hải quân Pháp từ năm 2001. Chiến dịch tác chiến quy mô lớn đầu tiên mà Charles de Gaulle tham gia là chiến dịch tấn công vào các vị trí của nhóm khủng bố IS tại Syria hồi cuối năm 2015.

Ngoài ra, báo Nga con nêu tên 2 chiếc tàu sân bay gần như bị thế giới lãng quên là chiếc Cavur của Hải quân Italia và tàu Joan Carlos I của Hải quân Tây Ban Nha. Được coi là niềm kiêu hãnh của Hải quân Tây Ban Nha nhưng khó có thể coi tàu Joan Carlos I là tàu sân bay thực sự.

Theo phân loại của Tây Ban Nha, con tàu này được coi là tàu của lực lượng chiến lược và có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Con tàu này gần giống với tàu Wasp của Mỹ nhưng lại có đường băng cho máy bay.

Mỹ lạc hậu

Không chỉ nêu ra những tàu sân bay gần như bị lãng quên, báo Nga còn có những phân tích và nhận về sự lạc hậu và gánh nặng của Mỹ khi duy trì hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới.

Theo báo Nga, tàu sân bay trở thành một thành phần rất quan trọng của các Hạm đội Hải quân Mỹ từ những năm 1940. Sự xuất hiện của chúng trong thành phần của lực lượng Hải quân Mỹ đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng này và bảo đảm vị đứng đầu thế giới của Mỹ cho đến ngày nay.

Tuy nhiên hiện nay các đối thủ tiềm năng của Mỹ đã và đang phát triển nhiều loại vũ khí đe dọa sự tồn tại của các tàu sân bay Mỹ. Tờ Ria Novosti đã đưa ra một số phương án tiêu diệt tàu sân bay có thể được thực hiện bởi Nga và Trung Quốc.

Tờ báo giải thích rằng, các tàu sân bay đã tồn tại rất lâu và gần như tính năng kỹ thuật của nó vẫn không thay đổi, nguyên tắc hoạt động của chúng vẫn như cũ. Tuy nhiên Nga và Trung Quốc trong những năm qua đã không ngừng nghiên cứu và tạo ra những sát thủ của tàu sân bay. Những loại vũ khí mới và hiện đại như ngư lôi, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo của chúng đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với tàu sân bay Mỹ.

Theo nguồn tin này, ngày 17/9/1939, tàu ngầm Đức đã tấn công tàu sân bay bằng ngư lôi và khiến nó bị chìm. Đây là lần đầu tiên nhưng không phải là trường hợp cuối cùng như vậy. Ngư lôi chống tàu ngầm là một trong những mối đe dọa thực sực đối với các tàu sân bay hiện đại.

Hiện nay các tàu ngầm của Nga và Trung Quốc được trang bị nhiều loại ngư lôi hiện đại. Một đại diện của Hải quân Mỹ đã thừa nhận rằng, chỉ cần một ngư lôi cũng có thể gây hư hỏng nặng cho các tàu sân bay thậm chí nếu trúng vào những vị trí hiểm yếu có thể gây những phản ứng lớn dẫn tới đánh chìm nó.

Mối họa với tàu sân bay ngoài ngư lôi còn có tên lửa hành trình chống hạm. Từ thời chiến tranh lạnh, Liên Xô đã nghiên cứu và phát triển các bệ phóng để phóng các loại tên lửa hành trình vào các tàu sân bay.

Ngày này khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thừa hưởng nền tảng từ thời Liên Xô Nga đã thành công trong việc trang bị kho tên lửa hành trình lớn hoàn toàn đủ khả năng nhấn chìm tàu sân bay.

Những loại tên lửa này có tầm bay, tốc độ và tác dụng tiêu diệt mục tiêu khác nhau. Hiện đại nhất trong nhóm này là loại tên lửa hành trình siêu thanh rất khó phát hiện và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Nếu bị tấn công bằng tên lửa hành trình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bong tàu làm cho các hoạt động bay trên tàu dừng hẳn, thậm chí có thể dẫn đến chìm tàu nếu là các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá mạnh.

Sự kiện quan trọng nhất trong thập kỷ qua là xuất hiện nhiều loại tên lửa đạn đạo chống tàu mới. Ngoài Nga, tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Những loại tên lửa này cơ động nhanh và có thể thay đổi hướng vào mục tiêu với tốc độ siêu thanh. Khi bị trúng tên lửa đạn đạo, tàu sân bay sẽ bị hư hỏng nặng, phá hủy sàn đáp và thậm chí có thể gây chìm tàu.

Không chỉ yếu thế trước vũ khí chống hạm, việc duy trì hoạt động của hạm đội tàu sân bay bay với cả chục chiếc đang là gánh nặng rất lớn với ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ.

Các tàu sân bay cần phải có lực lượng máy bay trên boong mạnh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho chúng. Vì tàu sân bay kích thước lớn và thường hoạt động công khai nên dễ trở thành mục tiêu của địch, do đó cần có các nhóm máy bay, nhóm tàu hộ tống bảo vệ chúng, và tất nhiên cần đến rất nhiều kinh phí.

Để trang bị cho các tàu sân bay bảo đảm khả năng hoạt động chiến đấu và sống sót cao nhất không hề rẻ. Vì vậy việc có nhiều hạm đội và hoạt động nhiều tàu sân bay nên nguồn ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ ngày càng trở thành vấn đề phức tạp trong những năm qua.

Chuyên gia Mỹ cũng từng lo lắng rằng, nếu Mỹ không thay đổi tình hình này ưu thế về tàu sân bay có thể biến mất. Trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột, các tàu sân bay của Mỹ dễ bị tấn công và sẽ không phát huy được hiệu quả.

Cuối cùng, tờ báo kết luận rằng, hiện nay không chỉ có Nga, Trung Quốc đang tích cực phát triển các loại vũ khí chống tàu, trong đó có tàu sân bay. Những loại vũ khí mới này đều sử dụng những công nghệ mới nhất và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hàng không mẫu hạm.

Và có thế đây chính là những nguyên nhân khiến các cường quốc không đầu tư phát triển hạm đội tàu sân bay lớn như Mỹ. (Baodatviet)
--------------------

Vì sao cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị khai trừ Đảng?

Cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị khai trừ Đảng, tước mọi chức vụ ngay trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.

Trong tuyên bố ngày 29/9, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương khẳng định Tôn Chính Tài vi phạm điều lệ Đảng, mất quan điểm chính trị, vi phạm quy tắc ứng xử của Đảng.

Ông Tôn, người từng được ví như ngôi sao đang lên của Trung Quốc và thậm chí được đồn đoán sẽ kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với việc bị truy tố chỉ 2 tháng sau cú sốc bị miễn nhiệm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.

Tân Hoa Xã dẫn kết quả điều tra từ tháng 7 cho hay, ông Tôn bị cáo buộc làm lộ các bí mật của Đảng, lạm dụng quyền lực, nhận các món quà đắt tiền và đổi quyền lực lấy tình.

ton chi tai 3

Ông Tôn Chính Tài.

Cựu quan chức này còn bị cho là từ bỏ các mục tiêu của Đảng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị của Đảng, vi phạm quy định cất nhắc người thân và thu lợi trong việc dùng người, lợi dụng chức vụ để thu lợi, nhận tiền và quà cáp. 

Ngoài ra, Tôn Chính Tài được cho là vi phạm nghiêm trọng trong lối sống, trở nên tha hóa và suy thoái, lười biếng và thụ động, phản bội lại niềm tin của Đảng và người dân, gây nên thiệt hại lớn cho các công ty và ảnh hưởng rất xấu đến xã hội, có lối sống suy đồi, xa rời quần chúng.

Với những cáo buộc trên, ông này sẽ bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị gồm 25 thành viên của Trung Quốc. Cùng với đó, hồ sơ của cựu quan chức này sẽ được điều tra thêm, đồng nghĩa với việc ông sẽ bị truy tố hình sự.

Tân Hoa Xã cũng tiết lộ, các nhà điều tra đã thu thập thêm những bằng chứng khác về các tội danh của ông Tôn và cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã hôm 29/6 làm nhẹ đi các cáo buộc nhắm vào cựu Bí thư Trùng Khánh khi nói rằng ông Tôn "không giữ vững được quan điểm chính trị" chứ không "tước bỏ lập trường chính trị" như bài báo đăng trước đó hay "vi phạm nghiêm trọng" thay vì "chà đạp ngiêm trọng" kỷ cương chính trị và các nguyên tắc của Đảng. 

Video: Cận cảnh kho chứa 3 tấn tiền của quan tham Trung Quốc

Sinh năm 1963, vị quan chức tới từ Sơn Đông này là ủy viên trẻ nhất trong Bộ chính trị Trung Quốc, từng được tung hô như một ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc và là cái tên sáng giá trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị.

Ông Tôn cũng là ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm đầu tiên bị điều tra kể từ năm 2012 sau cú ngã ngựa chấn động của nguời tiền nhiệm Bạc Hy Lai, nhân vật cũng từng được đánh giá là ứng viên sáng giá cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc nhưng giờ đây đang phải thi hành án tù chung thân vì tội tham nhũng và lạm quyền. 

Người thay thế ông ông Tôn sẽ là Trần Mẫn Nhĩ, nhân vật cũng được đánh giá là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc và được cho là có quan hệ thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình. (VTC)
----------------------

Iran hối thúc châu Âu ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Ngày 30/9, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố cách duy nhất để ngăn chặn nguy cơ thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa nước này và các cường quốc thế giới là châu Âu ngăn cản Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Ảnh: Press TV/TTXVN

Trả lời phỏng vấn tờ Guardian của Anh, Ngoại trưởng Zarif cảnh báo Iran sẽ tiếp tục phát triển công nghệ hạt nhân, mặc dù không vì mục đích quân sự, nếu châu Âu và Mỹ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo này. 

Phát biểu của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran được đưa ra giữa lúc Mỹ liên tiếp dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân lịch sử, được biết đến là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) mà Tehran ký với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) cách đây hơn 2 năm. Theo thỏa thuận, chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2016, Iran tuân thủ cam kết hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Tehran được áp đặt hồi năm 2005. 

Sau khi lên nắm quyền vào tháng 1/2017, tức một năm sau khi JCPOA có hiệu lực, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm các lý do để đơn phương rút khỏi hoặc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, tất cả các bên tham gia ký kết JCPOA, ngoại trừ Mỹ, đều nhấn mạnh rằng thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì. 

Chính quyền Tổng thống Trump từng hai lần xác nhận Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân trong các bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ theo luật pháp Mỹ. Nếu Tổng thống Trump có ý kiến ngược lại trong lần điều trần thứ ba trước Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 15/10 tới, nhiều khả năng các nghị sĩ Mỹ sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, kéo theo nguy cơ thỏa thuận trên sụp đổ. 

Ngày 28/9 vừa qua, Ngoại trưởng Zarif tuyên bố Tehran có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-10-2017

    FSB Nga trang bị súng bắn tỉa đạn chuẩn NATO; Bước lùi của Mỹ về nhân đạo dưới thời ông Trump; Nga chế vũ khí có thể biến khí tài hiện đại của đối phương thành sắt vụn

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-10-2017

    Tình thân Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thêm sâu đậm, châu Âu có buồn?; Ông Duterte bị điều tra tài chính; Vladimir Miasishev– những ý tưởng thiên tài bị bỏ lỡ

Bài cùng chuyên mục