Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 04-07-2017
- Cập nhật : 04/07/2017
Đảng của thủ tướng Nhật thất bại tại Tokyo
Đảng LDP của thủ tướng Shinzo Abe chỉ giành được 23 ghế, ít hơn một nửa so với thăm dò trước bầu cử và đây là kết quả tồi tệ nhất từ trước đến nay đối với đợt bầu cử tại Tokyo.
"Tôi muốn lấy lại lòng tin của người dân bằng cách thống nhất đảng và... chứng minh bằng kết quả", thủ tướng Shinzo Abe khẳng định với truyền thông sáng nay (3-7) sau khi kết quả bầu cử hội đồng thành phố Tokyo được công bố.
Theo đó, chính đảng mới của Thống đốc Tokyo Yuriko Koike và các đồng minh đã có được chiến thắng vang dội trong cuộc bỏ phiếu ngày 2-7.
Đảng Tomin First no Kai (Người Tokyo Trước tiên) của bà Koike đã giành được 49 trong tổng số 127 ghế của Hội đồng thành phố Tokyo. Tính tổng cộng, chính đảng của Koike và các đồng minh đã có được thế đa số với 79 ghế.
Trong khi đó, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Abe chỉ giành được 23 ghế, thấp hơn nhiều so với mức thấp kỷ lục 38 ghế hồi năm 2009, khiến ông Hakubun Shimomura, người đứng đầu LDP tại Tokyo, phải từ chức để nhận trách nhiệm về thất bại này.
"Đó là một phán quyết nặng nề cho thấy (cử tri) nghĩ chính quyền của Abe đáng phải đón nhận. Chúng tôi phải chấp nhận kết quả này một cách nghiêm túc và phải nỗ lực tối đa để trở lại với những ước vọng ban đầu đã giúp chúng tôi giành được quyền lực”, thủ tướng Abe cay đắng nhìn nhận.
Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu lần này là 51,27%, cao hơn so với con số 43,50% của cuộc bầu cử năm 2013.
Trong số 259 ứng cử viên, có tới 65 người là nữ. Đây là con số cao kỷ lục.
Cuộc bầu cử hội đồng thành phố Tokyo luôn được xem là thước đo với chính trường Nhật Bản, đặc biệt là sự ủng hộ của cử tri với đảng LDP và Thủ tướng Abe, dù một cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2018.
Trong cuộc bầu cử năm 2009 tại Tokyo, đảng LDP chỉ giành 38 ghế và tiếp theo đó đã thất bại trong một cuộc tổng tuyển cử cùng năm.(Tuoitre)
---------------------------------
Myanmar báo động an ninh ở bang Rakhine
Lực lượng an ninh Myanmar đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ tại thị trấn Maungtaw, bang Rakhine, miền tây nước này sau các vụ tấn công chết người gần đây.
Tân Hoa xã dẫn thông báo của chính quyền Myanmar ngày 2.7 cho biết trong 2 tuần qua đã có 6 dân thường bị sát hại, 2 người mất tích và gần 200 người phải rời nhà đi lánh nạn.
Giới chức bang Rakhine kêu gọi sự hợp tác tích cực từ phía người dân nhưng chưa nêu rõ nguồn gốc của thủ phạm các vụ tấn công.
Trước đó, quân đội Myanmar cho biết đã phát hiện nhiều bằng chứng liên quan tới các hoạt động mang tính cực đoan trong những tuần gần đây, bao gồm đường hầm, súng ống và một trại huấn luyện khủng bố tại núi Mayu thuộc khu vực Buthidaung-Maungtaw.
Nhà chức trách khẳng định sẽ liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình và có hành động cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định lâu dài tại khu vực. (Thanhnien)
----------------------
Trung Quốc sẽ cho máy bay tàng hình đến Hong Kong?
Máy bay tàng hình thế hệ mới J-20 của Trung Quốc có khả năng sẽ bay tới Hong Kong để kỷ niệm 20 năm Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc.
Nguồn tin đầu tiên cho biết J-20 có thể họp cùng tàu sân bay Liêu Ninh sẽ đến Hong Kong trong tuần này, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) dẫn hai nguồn tin thân cận với quân đội.
Tàu sân bay Liêu Ninh dự kiến sẽ đến Hong Kong vào ngày 7-7 và rời đi vào ngày 11-7. Tàu Liêu Ninh sẽ dẫn đầu một đội tàu gồm các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, máy bay chiến đấu J-15 và nhiều trực thăng, phát ngôn viên hải quân Trung Quốc cho biết vào ngày 2-7. Tàu sân bay Trung Quốc sẽ tiếp đón người dân tham quan vào ngày 8 và 9-7.
Tàu Liêu Ninh đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan ngày 1-7 và đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 2-7, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết. Quân đội Đài Loan đã điều động máy bay chiến đấu và tàu chiến để theo dõi hành trình của đội tàu này.
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu bay trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải vào tháng 11-2016. Ảnh: SCMP
"Lực lượng không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã đề xuất J-20 sẽ bay tới Hong Kong để tham gia cuộc tập trận toàn diện cho lễ kỷ niệm. J-20 có thể bay tới Hong Kong chỉ vài phút trước khi trở lại căn cứ không quân ở tỉnh Quảng Đông” - tờ SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên.
Nguồn tin thứ hai cho biết J-20 có khả năng "chỉ bay lơ lửng" trên bầu trời Hong Kong. "Do các vấn đề kỹ thuật, J-20 sẽ rất khó để hạ cánh và cất cánh ở Hong Kong". Truyền thông địa phương phỏng đoán rằng J-20 có thể xuất hiện cùng với đội tàu Liêu Ninh. Một số cho rằng J-20 có thể được bố trí trên boong tàu cùng với các máy bay khác.
Tuy nhiên, ông Li Jie, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, đã bác bỏ phỏng đoán này vì J-20 không phải là máy bay hoạt động trên tàu sân bay và không thể được bố trí trên tàu Liêu Ninh. Trung Quốc chỉ có tiêm kích hạm hoạt động trên tàu duy nhất là J-15, được thiết kế dựa trên tiêm kích Sukhoi Su-33 của Nga.
Những tiêm kích này phải có khả năng cất cánh trong thời gian ngắn và phải đủ vững chắc để chịu được lực tác động từ việc phóng và hạ cánh trên tàu. Ngoài ra, cánh của chúng phải có khả năng gập lại để tiết kiệm không gian trên boong tàu và trong nhà chứa máy bay.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận năm ngoái. Ảnh: AFP
Ông Li cho rằng J-20 chỉ có thể tham gia bay triển lãm hàng không tại Hong Kong. Trước đó, vào ngày 1-11-2016, J-20 đã lần đầu bay trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải. "J-20 có thể bay trình diễn cùng với tiêm kích J-15 hay các máy bay khác" - ông Li cho biết. Các nguồn tin cho biết hiện vẫn chưa rõ khi nào J-20 sẽ xuất hiện ở Hong Kong. Tuy nhiên, có khả năng nó sẽ đến cùng lúc với tàu Liêu Ninh trong tuần này.
Dù các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng hình dáng J-20 được sao chép từ chiến đấu cơ F-22 của Mỹ, thiết kế bên trong của J-20 vẫn còn là một bí ẩn.
Hồi tháng 3, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã dẫn lời các nhà sản xuất J-20 rằng chiến đấu cơ này là “một bước nhảy vọt về khả năng của quân đội Trung Quốc”. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động rộng hơn, bình chứa nhiên liệu và vũ khí lớn hơn so với F-22 và F-35, các nhà sản xuất cho biết.(PLO)
------------------------------
Nga - Trung thân thiết, phương Tây lo ngại
Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá mối quan hệ Trung - Nga đang ở "thời điểm tốt nhất trong lịch sử"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow hôm 3-7 trong chuyến thăm được Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả là "một sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương".
Phản đối THAAD
Đây là cuộc gặp thứ ba của 2 nhà lãnh đạo Nga - Trung trong năm nay, với nội dung thảo luận chủ yếu là hợp tác kinh tế. Theo hãng tin RIA Novosti, nhân chuyến thăm kéo dài 2 ngày này, hai bên dự kiến ký kết hàng chục thỏa thuận trị giá hơn 10 tỉ USD cũng như tuyên bố lập trường chung về các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng nhất.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Nga ngay trước chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá quan hệ Trung - Nga đang ở "thời điểm tốt nhất trong lịch sử", đồng thời tuyên bố 2 nước đều là đối tác chiến lược đáng tin cậy nhất của nhau. Hướng đến tương lai, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng 2 nước nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy kim ngạch thương mại, sự đầu tư và hợp tác tài chính.
Nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc phàn nàn hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở Hàn Quốc đang "phá vỡ sự cân bằng chiến lược" và đe dọa lợi ích an ninh của mọi quốc gia tại khu vực, trong đó có Nga và Trung Quốc.
"Bắc Kinh và Moscow kiên quyết phản đối việc triển khai THAAD và nghiêm túc cho rằng những nước liên quan nên chấm dứt và hủy việc triển khai này" - ông Tập Cận Bình khẳng định. Chưa hết, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh và Moscow sẽ có "những biện pháp cần thiết" - được tiến hành đơn lẻ hoặc cùng nhau - để bảo vệ lợi ích nhưng không nói rõ.
Hợp tác quân sự
Chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh hải quân Nga và Trung Quốc đang tập trận chung ở biển Baltic. Đây là dấu hiệu đáng kể nhất của sự hợp tác quân sự giữa 2 cường quốc trong khu vực vốn được xem là điểm nóng giữa Moscow và liên minh quân sự phương Tây NATO, theo nhận định của tạp chí Newsweek.
Cuộc tập trận chung này bắt đầu vào tuần trước khi Trung Quốc cử một hạm đội tàu chiến đến TP St.Petersburg và Kaliningrad, phần lãnh thổ Nga ở khu vực Baltic nằm giữa Lithuania và Ba Lan. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lithuania Linas Linkevicius tuyên bố với báo giới rằng sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Moscow có thể đe dọa an ninh khu vực - theo báo The Baltic Times.
Đáp lại, theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định cuộc tập trận diễn ra thường lệ và nhằm "củng cố cũng như tăng cường quan hệ Nga - Trung liên quan đến sự hợp tác chiến lược chung". Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov cũng thừa nhận cuộc tập trận Nga - Trung tại khu vực Baltic đang leo thang quân sự hóa là sự kiện chưa từng có. Mặc dù vậy, ông phủ nhận ý kiến cho rằng 2 nước này tìm cách "gây hoảng sợ" cho các nước đối thủ.
Phát biểu của ông Denisov được đưa ra hôm 30-6, chỉ một ngày sau khi Nga và Trung Quốc ký kết lộ trình hợp tác quân sự. Các nhà quan sát thường xếp Nga và Trung Quốc là các cường quốc quân sự thứ hai và thứ ba, chỉ sau Mỹ.
Bắc Kinh và Moscow thường bất đồng với các đề xuất của phương Tây tại Liên Hiệp Quốc. Thậm chí, Nga gần đây "nhảy vào" cuộc tranh cãi chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên.
Kênh RT dẫn lời đại sứ Trung Quốc ở Moscow Li Hui cho biết 2 nước đã tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên trường quốc tế, như cùng nhau thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và khủng hoảng Syria. (NLĐ)