Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 04-07-2017
- Cập nhật : 04/07/2017
“Trò chơi nguy hiểm” giữa Ả Rập Xê Út và Iran: Mầm mống chiến tranh?
Về khủng hoảng ngoại giao đang khuấy động vùng Vịnh, tạp chí Le Point của Pháp vừa có bài viết nói về "trò chơi nguy hiểm" giữa Iran và Ả Rập Xê Út, có nguy cơ đẩy toàn thế giới vào một cuộc xung đột vũ trang.
Ảnh minh họa.
Về khủng hoảng ngoại giao đang khuấy động vùng Vịnh, tạp chí Le Point của Pháp vừa có bài viết nói về "trò chơi nguy hiểm" giữa Iran và Ả Rập Xê Út, có nguy cơ đẩy toàn thế giới vào một cuộc xung đột vũ trang.
Qatar bị kẹt giữa hai làn đạn: một bên là ông khổng lồ Ả Rập Xê Út- theo hệ phái Sunni và bên kia là Iran, con chim đầu đàn của các nước Hồi giáo theo hệ phái Shia, RFI tường thuật.
Trên bình diện quân sự, Iran đang ghi được những bàn thắng quan trọng tại Yemen và nhất là Syria. Ả Rập Xê Út bằng mọi cách phải "ngăn cản Iran thoát khỏi thế cô lập".
Theo quan điểm của giáo sư Henry Laurens, Học Viện Collège de France - Paris, những gì đang diễn ra tại Trung Đông không chỉ là một vụ "cãi vã ở cấp khu vực" mà đây thực thụ là một "xung đột lớn, đe dọa an ninh và kinh tế toàn cầu".
Iran có nhiều quân, cho dù trang thiết bị quân sự không được hiện đại lắm. Teheran đã chấp nhận ngừng các chương trình hạt nhân một khi sắp hoàn thành mục tiêu chế tạo bom nguyên tử.
Vấn đề đặt ra là, theo quan điểm của giáo sư Laurens, Học Viện Collège de France, một số tướng lĩnh ở Teheran đã không đủ khôn ngoan để che giấu tiềm lực quân sự đó. Hành động này chọc giận Riyad.
Về phía Ả Rập Xê Út, Riyad có trang thiết bị quân sự tối tân nhất để thừa sức "sang bằng Yemen" trong một sớm một chiều. Dù vậy, Ả Rập Xê Út vẫn thận trọng và không dùng hết sức mạnh quân sự để giải quyết dứt điểm cuộc nội chiến Yemen hay để dẹp tan phe nổi dậy Houthis được Iran yểm trợ.
Giáo sư Laurens cho rằng, trong lúc Trung Đông là lò thuốc súng, thì Hoa Kỳ quên mất vai trò, ảnh hưởng và trách nhiệm của mình ở khu vực này. Tổng thống Donald Trump "đổ thêm dầu vào lửa trong một trò chơi đầy nguy hiểm".(Bizlive)
-----------------------------
Khảo sát cho thấy Trump làm hình ảnh Mỹ xấu đi trên thế giới
Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, hình ảnh nước Mỹ đã xấu đi trong mắt thế giới, theo kết quả một cuộc khảo sát.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump biểu tình ở New York ngày 29/4 nhằm đối chọi lại phong trào phản đối ông Trump vào dịp 100 ngày ông làm Tổng Thống. Ảnh: VOA.
Một cuộc khảo sát thực hiện tại 37 quốc gia cho thấy dưới chính quyền của Tổng thống Trump, thiện cảm của thế giới dành cho Mỹ đã giảm mạnh xuống còn 49% so với 64% ghi nhận vào cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của người tiền nhiệm Barack Obama, Reuters dẫn khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew cho biết.
Tại Mexico, nước láng giềng phía nam của Mỹ, chỉ có 30% người được hỏi nói họ có cái nhìn tích cực về Mỹ. Đặc biệt, tỷ lệ người dân không tin tưởng vào Tổng thống Trump ở những nước vốn là đồng minh thân cận của Mỹ như Canada, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Australia và Nhật Bản giảm mạnh nhất.
Với cam kết "nước Mỹ trên hết", Trump đã xúc tiến xây một bức tường dọc biên giới giáp với Mexico, rút Mỹ ra khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, đồng thời lên án nhiều nước kể cả các quốc gia đồng minh truyền thống như Canada và Đức vì các chính sách thương mại không công bằng đối với Mỹ.
Hình ảnh nước Mỹ đã xấu đi rõ rệt kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền, trung bình chỉ 22% số người được hỏi tin tưởng vào khả năng xử lý các vấn đề quốc tế của ông Trump, theo kết quả của cuộc khảo sát thực hiện 5 tháng sau khi ông Trump nhậm chức. Tại Canada, tỷ lệ số người được hỏi không tin tưởng rằng ông Trump sẽ hành xử đúng đắn trong các vấn đề quốc tế là 75%, trong khi tỷ lệ này là 87% ở Anh và Đức; 86% ở Pháp và 92% tại Tây Ban Nha. Tại châu Á, tỷ lệ này ở Nhật là 72%; Australia 70% và Indonesia 57%.
Đi ngược với xu hướng chung, những người được khảo sát ở Việt Nam và Philippines lại có quan điểm tích cực hơn về Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ không tin tưởng vào ông Trump tại Việt Nam chỉ ở mức 29%, trong khi tỷ lệ ủng hộ ông Trump đạt 58%. Tại Philippines, tỷ lệ tán thành ông Trump lên tới 69%, tỷ lệ không tin tưởng chỉ ở mức 23%.
Hơn 70% số người được hỏi mô tả ông Trump là người "kiêu ngạo", 65% cho rằng ông Trump "không khoan dung" và 62% cho rằng ông "nguy hiểm". Ngược lại, có 55% cho rằng ông là một "lãnh đạo mạnh mẽ" và 26 % tin rằng ông có "đủ năng lực".
Cuộc khảo sát được thực hiện từ 16/2 đến 8/5 dựa trên câu trả lời của hơn 40.000 người.(Vnexpress)
----------------------------
Tổng thống Pháp muốn giảm một phần ba số ghế trong quốc hội
Tổng thống Pháp hôm nay đề xuất giảm một phần ba số ghế trong lưỡng viện quốc hội để tăng hiệu quả công việc.
Đề xuất giảm một phần ba số nghị sĩ trong lưỡng viện quốc hội Pháp được Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra khi ông tranh cử. Thượng viện và Hạ viện Pháp có lần lượt 348 ghế và 577 ghế.
Giảm số nghị sĩ sẽ có "tác động tích cực đến chất lượng công việc tại quốc hội", AFP dẫn lời Tổng thống Macron phát biểu trước lưỡng viện tại Điện Versailles hôm nay.
Tổng thống Macron đề xuất cải cách hệ thống bầu cử, cho phép tỷ lệ đại diện cân bằng hơn "để mọi xu hướng được bình đẳng trong quốc hội". Ông muốn mọi "chuyển đổi sâu sắc mà các cơ quan của Pháp rất cần" được hoàn thành trong vòng một năm.
"Tôi muốn chúng ta... tránh những biện pháp nửa vời và thỏa thuận màu mè", ông nói. "Những cải cách sẽ được trình lên quốc hội bỏ phiếu nhưng nếu cần, tôi sẽ chuyển sang trưng cầu dân ý".
Ông chủ điện Elysee còn tuyên bố sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp quốc gia "vào mùa thu này". Tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố sau vụ tấn công Paris của phiến quân Hồi giáo tháng 11/2015 làm 130 người chết.(Vnexpress)
----------------------------------
Giáo sư Stephen Hawking chỉ trích ông Trump về quan điểm khí hậu
Giáo sư vật lý nổi tiếng người Anh cho rằng quan điểm về biến đổi khí hậu của ông Trump sẽ gây ra những tổn hại không thể đảo ngược với Trái Đất.
Giáo sư Stephen Hawking chia sẻ những quan điểm của ông trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với đài BBC nhân dịp sinh nhật lần thứ 75.
Theo đó giáo sư khẳng định việc ông Trump quyết định rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris của LHQ có thể dẫn tới những tình trạng thiệt hại không thể đảo ngược cho Trái Đất.
Theo ông Hawking, hành động đó của ông Trump có thể đẩy Trái Đất vào lộ trình đưa nó dần biến thành một hành tinh kiểu "nhà kính nóng" như Sao Kim (Venus).
Giáo sư người Anh cũng bày tỏ nỗi lo về việc tư tưởng chiếm đoạt vốn đã được "ươm sẵn" trong bộ gien loài người và rốt cuộc những hy vọng tồn tại của chúng ta sẽ là việc phải di cư tới những hành tinh khác ngoài Trái Đất.
Có thể thấy trong những cuộc trả lời phỏng vấn gần đây nhất của nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking, mối trăn trở lớn nhất thường được ông lặp lại là tương lai tồn vong của các giống loài trên Trái Đất, đặc biệt là sự tồn tại của loài người.
Chia sẻ quan điểm với đài BBC, ông nói: "Chúng ta đang ở giai đoạn rất gần với điểm tới hạn khi mà nhiệt độ nóng lên toàn cầu đã ở vào thế không thể đảo ngược. Hành động của ông Trump (rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris) có thể đẩy Trái Đất tới bên bờ vực trở thành một hành tinh giống như sao Kim, với nhiệt độ lên tới 250 độ C và mưa a-xit sulphuric".
Giáo sư phân tích tiếp: "Sự biến đổi khí hậu là một trong những nguy cơ lớn nhất chúng ta đang đối mặt, và đó cũng là vấn đề chúng ta có thể ngăn ngừa nếu hành động ngay bây giờ.
"Với việc phủ nhận những chứng cứ về tình trạng biến đổi khí hậu, và rút khỏi Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, ông Trump sẽ gây ra tổn thất về môi trường không thể tránh khỏi với hành tinh xinh đẹp của chúng ta, gây nguy hại cho thế giới tự nhiên, cho chúng ta và con cháu chúng ta".(Tuoitre)