Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 07-08-2017

  • Cập nhật : 07/08/2017

Philippines: không dùng chủ quyền ở Biển Đông đổi lấy lợi ích kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Philippines khẳng định Manila sẽ không thỏa hiệp vấn đề chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế.

bo truong tai chinh philippines carlos dominguez reuters

Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez REUTERS

Trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post ngày 5.8, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez lưu ý Philippines đã cố bảo vệ lợi ích của nước này bằng cách phân biệt rõ ràng giữa vấn đề tranh chấp lãnh thổ và thu hút đầu tư từ Trung Quốc.

Ông Dominguez khẳng định Philippines sẽ không từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nỗ lực tìm cách trở thành láng giềng hòa bình với Trung Quốc.

Philippines và Trung Quốc đã nỗ lực xoa dịu căng thẳng tại bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông kể từ chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng 10.2016.

Các quan chức kinh tế hai nước thường xuyên gặp gỡ mỗi 2 tháng một lần và Trung Quốc đã mở lại thị trường nhập khẩu trái cây Philippines.

Bắc Kinh đã cam kết sẽ hỗ trợ tài chính 9 tỉ USD (204 nghìn tỉ đồng) cùng các khoản vay ưu đãi cho các dự án hạ tầng ở Philippines.

Vấn đề Biển Đông, căng thẳng bán đảo Triều Tiên là hai chủ đề phủ bóng diễn đàn ASEAN tại Manila ngày 5.8.(Thanhnien)
---------------------

Tổng thống bị Quốc hội ‘trói tay’: Dấu hỏi về quyền lực thực sự của ông Trump?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như buộc phải đặt bút ký ban hành dự luật trừng phạt Nga cho thấy Quốc hội Mỹ đang dần có nhiều quyền lực hơn Tổng thống và nhà phân tích chính trị Nga Andrei Suzdaltsev gọi đây là quá trình chuyển dịch hiến pháp từ từ.

Không thể phủ quyết

Theo hãng tin RIA Novosti (Nga),  ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thành luật một dự luật trừng phạt nhằm vào ba quốc gia là Nga, Iran và Triều Tiên. Dự luật trừng phạt này đã được cả hai viện Quốc hội Mỹ thông qua với tỷ lệ “chống phủ quyết” trước khi “hạ cánh” trên bàn ông Trump.

Các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành quốc phòng, tình báo, khai mỏ, tàu thủy và đường sắt của Nga, đồng thời hạn chế giao dịch với các ngân hàng cũng như công ty nặng lượng Nga.

ong trump duong nhu dang tro nen bat luc truoc quoc hoi my. anh: reuters

Ông Trump dường như đang trở nên bất lực trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters

 

Luật vừa được ký ban hành thậm chí còn phức tạp hơn ở chỗ nó có thể hạn chế khả năng Tổng thống Mỹ dỡ bỏ hay giảm nhẹ trừng phạt Nga.

Trong một dòng tweet rõ ràng liên quan tới luật nói trên, ông Trump ngày 3/8 viết rằng quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp “rất nguy hiểm”.

Ông viết: “Quan hệ của chúng ta với Nga đang ở mức thấp mọi thời đại và rất nguy hiểm. Các bạn có thể cám ơn Quốc hội, chính những người không thể cho chúng ta một luật về chăm sóc sức khỏe”.

Theo nhà phân tích Suzdaltsev, thật không thể tin nổi khi Tổng thống Mỹ hóa ra lại bất lực. Ông nói: “Tại một nền cộng hòa tổng thống nơi mà người đứng đầu nhánh hành pháp có quyền lực vững chắc, nước Mỹ luôn nhìn vào phản ứng của Quốc hội. Tuy nhiên, có một hệ thống đối trọng. Giới tinh hoa Mỹ đang bị chia rẽ”.

Ông Suzdaltsev nhấn mạnh: “Bằng cách buộc ông Trump ký thành luật dự luật trừng phạt mới, Quốc hội đã thực hiện một cú thay đổi hiến pháp. Ông Trump giờ là một nhân vật bất lực, không thể thực hiện đối thoại chính trị. Nếu có ai muốn đàm phán, người ta cần phải đàm phán với các nghị sĩ ở cả hai viện”.

Lưỡng viện “trói tay” ông Trump

Giáo sư khoa luật trường Đại học George Mason, Francis Buckley nhận xét rằng ông Trump phải đầu hàng trước áp lực chính trị quá lớn và phải ký dự luật được cả phe Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ. 

Sau khi ông Trump ký dự luật, các nghị sĩ Mỹ ở cả hai phe đã bày tỏ lo ngại về sự lưỡng lự của ông Trump và cho rằng Nhà Trắng có thể không tuân theo quy định liên quan tới Nga.

Giáo sư Buckley nhận định ông Trump có thể không nghe theo Quốc hội và ông đã thể hiện rằng mình có thể thực hiện những hành động quyết đoán, bất ngờ về các vấn đề chủ chốt. Có thể ông Trump sẽ tìm cơ hội để cải thiện quan hệ với Nga. Theo ông Buckley, ông Trump hiện nay chỉ là không có cơ hội để làm như vậy.

Dù vậy, bằng hành động buộc phải ký thông qua dự luật mà mình phản đối, ông Trump đã phải thừa nhận rằng ông không tự do trong cải thiện quan hệ với Nga. Giáo sư quan hệ quốc tế Michael Brenner thuộc Đại học Pittsburgh nhận định ông Trump đã mất cơ hội xóa bỏ quan điểm đối đầu với Nga. 

Nhận định về người đứng đầu Nhà Trắng, Giáo sư Brenner cho biết ông Trump luôn là nhân vật bị cô lập trong giới chính trị Mỹ vì muốn cải thiện quan hệ với Nga. Ông là người khác biệt so với các chính trị gia, nghị sĩ Mỹ trong vấn đề Nga-Mỹ, bất chấp nhiều người cho rằng ông Trump nên chấp nhận quan điểm chính thống ở Mỹ là thù địch với Nga.

Trước khi trở thành Tổng thống, ông Trump không để ý tới mô hình lý thuyết của chính sách ngoại giao Mỹ áp dụng với Nga và Syria. Ông chỉ bước vào vấn đề mà không có định kiến trước về nó. Với con mắt mới mẻ của mình, ông Trump cho rằng những gì Mỹ đang làm với Nga là vô lý.

Cách tiếp cận này giúp ông Trump có quan điểm mới nhưng cũng khiến ông bị cô lập về mặt chính trị khi tìm cách giải quyết vấn đề liên quan. 

Ngoài luật trừng phạt Nga, Quốc hội Mỹ còn tiếp tục muốn “trói tay” ông Trump khi thảo luận một dự luật mà nếu thực hiện, Mỹ không khác gì đã rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga. Theo dự luật, Mỹ sẽ phát triển tên lửa tầm trung bị INF cấm.

Hiệp ước INF được ký năm 1987 nhằm giảm vũ khí phi chiến lược bằng cách cấm mọi loại tên lửa truyền thống và hạt nhân có tầm từ gần 500km-5.500km. 

Theo tạp chí Politico, Quốc hội Mỹ đang hành động để buộc Lầu Năm góc vi phạm một hiệp ước vũ khí hạt nhân đã ký với Nga và đây sẽ là một nỗ lực nữa nhằm trói chân tay Tổng thống Donald Trump trong quan hệ với Nga. Ngoài ra, dự luật có thể sẽ khuấy lên rạn nứt mới giữa giới nghị sĩ và ông Trump – người đã cáo buộc Quốc hội can thiệp trái phép vào việc ông xử lý quan hệ với Nga.

Bình luận về vấn đề này, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov đã nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thảo luận vấn đề Hiệp ước INF trong cuộc gặp. Ông nhấn mạnh Nga cam kết tuân theo thỏa thuận và hi vọng đối tác cũng sẽ hành động tương tự.(Baotintuc)
----------------------------

Rủi ro lớn cho thỏa thuận hạt nhân Iran

Tổng thống Iran Hassan Rouhani bắt đầu nhiệm kỳ cầm quyền thứ 2 đúng lúc Mỹ tiếp tục trừng phạt nước này, không phải vì chương trình hạt nhân mà vì chương trình tên lửa. 

Giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran được thỏa thuận, ký kết và thực hiện từ hơn một năm nay giữa Iran với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức là một trong những thành quả đối ngoại và an ninh nổi bật và quan trọng nhất của ông Rouhani trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên. Số phận của nó bị đe dọa nghiêm trọng bởi bầu không khí và cục diện chính trị ở Mỹ. Vì vậy, duy trì thỏa thuận này trở thành một trong những thách thức và sứ mệnh khó khăn nhất đối với ông Rouhani trong nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai.

Trong chuyện này, Iran có được sự hậu thuẫn quan trọng của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và cả EU nói chung. Cho tới nay, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuy xác nhận Iran tuân thủ nghiêm chỉnh nhưng trong thâm tâm lại muốn tìm cớ để rút khỏi thỏa thuận, trở lại căng thẳng với Iran cả trên phương diện vấn đề hạt nhân. Mới rồi, Tổng thống Trump đã thành lập liên quân mới trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo để chống khủng bố và đồng thời đối phó Iran. Khuấy động lại vấn đề hạt nhân của Iran để có cớ làm găng và đối địch với nước này vì thế tương thích với mưu tính chính sách ấy.

Phía Mỹ có thái độ và chủ định như thế thì ông Rouhani càng thêm khó khăn bởi phe cứng rắn và bảo thủ ở Iran vốn luôn chống phá thỏa thuận nói trên có cớ để lật ngược lại toàn bộ chuyện này. Tác động cộng hưởng của những chiều hướng ấy hủy hoại mọi tác động tích cực mà thỏa thuận đã mang lại. (Thanhnien)
-------------------------------

Campuchia: Chủ tịch đảng KNUP bị truy tố tội 'điều chế ma tuý'

Trang tin điện tử Fresh News, trang tin có số lượng người truy cập lớn nhất tại Campuchia đưa tin, Tòa sơ thẩm Phnom Penh chiều 6/8 đã quyết định tạm giam Chủ tịch đảng Khmer Hòa hợp dân tộc (KNUP) và là cựu Phó Thủ tướng Campuchia, ông Nhiek Bunchhay.

 

cuu pho thu tuong campuchia, ong nhiek bunchhay. anh: phnompenhpost.com

Cựu Phó Thủ tướng Campuchia, ông Nhiek Bunchhay. Ảnh: phnompenhpost.com

 

Thẩm phán Ly Lipmeng đã ký quyết định trên, sau khi tòa án này tiếp nhận hồ sơ vụ án và quyết định của Cơ quan công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnom Penh, truy tố ông Nhiek Bunchhay với hai tội danh là “đồng phạm sản xuất ma túy và nhập nguyên liệu để điều chế ma túy”. 

Trước đó, vào trưa 3/8, ông Nhiek Bunchhay đã bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ theo lệnh của Cơ quan công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnom Penh, do có liên quan trong vụ sản xuất ma túy vào năm 2007, tại tỉnh Kampong Speu.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 07-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 07-08-2017

    Philippines cam kết bảo đảm an toàn cho người Việt bị khủng bố bắt; ASEAN bất đồng về tuyên bố chung; Afghanistan bắt xe tải chở 16 tấn chất nổ tại Kabul; Việt Nam đề nghị sớm khởi động đàm phán thực chất COC

  • Tin thế giới đáng chú ý 07-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 07-08-2017

    ASEAN ra thông cáo chung, kêu gọi tránh quân sự hóa ở Biển Đông; ASEAN-Trung Quốc thông qua dự thảo khung về COC; Nga sẽ tiếp tục đáp trả nếu Mỹ hành động nguy hiểm; Iraq không kích dữ dội, tiêu diệt 170 tay súng IS

Bài cùng chuyên mục