Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 07-08-2017

  • Cập nhật : 07/08/2017

Nga đảo ngược cục diện Syria, Mỹ mất cả tỷ USD nuôi phiến quân

Trong phiên họp tại Nhà Trắng vào đầu tháng, Giám đốc CIA, Mike Pompeo đã đề nghị với Tổng thống Trump về việc chấm dứt nỗ lực trang bị vũ khí và huấn luyện cho phe nổi dậy ở Syria đã kéo dài bốn năm nay. Và ông Trump đã ngay lập tức chấm dứt chương trình này.

khong quan nga khong kich ac liet o hama

Không quân Nga không kích ác liệt ở Hama

Phe nổi dậy trong gần hai năm qua đã liên tục bị máy bay Nga ném bom và khu vực kiểm soát ngày càng bị thu hẹp do sự đàn áp của quân đội chính phủ. Chương trình tài trợ trong bốn năm qua của CIA đã lên tới 1 tỷ USD và một số vũ khí do CIA cung cấp đã rơi vào tay của nhóm phiến quân có quan hệ mật thiết với Al Qaeda, do đó Quốc hội Mỹ đã lên án gay gắt về chương trình tốn kém lại không hiệu quả này.

Cho dù một số người phê phán ông Trump là chấm dứt chương trình hành động này chỉ để xoa dịu Putin, nhưng trên thực tế chính quyền ông Trump và ông Obama đã đồng quan điểm về chương trình này, và đó là điểm hợp nhau hiếm hoi giữa hai chính quyền về chính sách an ninh quốc gia.

Trước khi chấm dứt chương trình hành động của CIA, một trong những chương trình đắt đỏ nhất nhằm trang bị vũ khí và huấn luyện phe đối lập ở Syria, chính quyền ông Trump cũng đã phải tính đến những thành công và thất bại của chương trình này.

Phe phản đối cho rằng chương trình này quá tốn kém lại không hiệu quả. Trong khi đó những người ủng hộ lại bao biện rằng những thành tựu của chương trình này mang lại hết sức to lớn trong điều kiện chính quyền ông Obama trước đây đặt qua nhiều hạn chế lên kế hoạch ngay từ khi bắt đầu.

Phe diều hâu Mỹ cho rằng trong một số thời điểm thì chương trình này cũng mang lại "thành công" nhất định cho phía Mỹ. Năm 2015, phiến quân đã dùng tên lửa tiêu diệt xe tăng do CIA và Ả Rập Xê-út cung cấp khiến quân đội chính phủ phải bỏ chạy ở miền bắc Syria.

Nhưng vào cuối năm 2015, quân đội Nga đã bắt đầu triển khai chiến dịch tấn công ở Syria, tập trung vào phiến quân được CIA hậu thuẫn chống đối quân đội chính phủ Syria. Kể từ đó vận mệnh của phe nổi dậy ở Syria đã bị đảo ngược.

phi cong nga tham gia chien dich quan su tai syria

Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria

Charles Lister, một chuyên gia Syria tại Viện Trung Đông, cho biết ông không ngạc nhiên khi chính quyền ông Trump  lại nhanh chóng chấm dứt chương trình huấn luyện và trang bị vũ khí cho hàng nghìn phiến quân Syria. (Trước đây, Lầu Năm Góc cũng triển khai một chương trình trị giá 500 triệu USD để  huấn luyện và trang bị cho 15.000 quân nổi dậy của Syria trong ba năm, nhưng chương trình này cũng đã bị hủy bỏ vào năm 2015 sau khi chỉ đào tạo được vài chục tay súng).

“Tôi sẽ đổ lỗi cho chính quyền ông Obama. Họ chưa bao giờ cung cấp đủ nguồn lực hay không gian để tạo động lực trên chiến trường. Họ chỉ tài trợ đủ để phiến quân có thể sống sót chứ không đủ để trở thành một nhân tố thống trị trên chiến trường", Lister nói.

Ông Trump đã hai lần công khai chỉ trích kế hoạch này. Sau khi Washington Post công bố quyết định của ông Trump, ông đã đăng tải trên trang Twitter rằng ông đã chấm dứt “một khoản chi trả lớn, nguy hiểm và lãng phí cho phiến quân chống lại Assad". Lần khác, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal hồi tháng trước, ông Trump cũng cho biết rất nhiều vũ khí do CIA hậu thuẫn đã rơi vào tay Al Qaeda, hay là Mặt trận Al Nursa - lực lượng thường chiến đấu cùng phiến quân được CIA hậu thuẫn.

ong trump ra lenh cham dut chuong trinh tri gia ty do cua cia o syria

Ông Trump ra lệnh chấm dứt chương trình trị giá tỷ đô của CIA ở Syria

Michael V. Hayden, cựu giám đốc C.I.A. Giám đốc, cho rằng lời bình luận của Tổng thống Trump có thể khiến cơ quan này tạm dừng hoạt động vì không biết ông sẽ quyết chi bao nhiêu cho các hoạt động bí mật trong tương lai.

Tướng Raymond A. Thomas III, Chỉ huy Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Mỹ, trong một cuộc hội nghị vào tháng trước cho biết việc chấm dứt Chiến dịch của C.I.A ở Syria là một "quyết định hết sức cứng rắn".

"Ít nhất là từ những gì tôi biết về chương trình đó và quyết định chấm dứt nó, đó không hoàn toàn là một phần thưởng dành cho Nga", ông Raymond nhận định. “Điều này là dựa trên đánh giá bản chất của chương trình và mục đích mà chúng ta đang cố gắng đạt được".

Trong khi đó phát ngôn viên của CIA từ chối bình luận về vấn đề này.

Trước đây, Tổng thống Barack Obama đã miễn cưỡng chấp thuận chương trình vào năm 2013 vì chính quyền Obama đã phải rất vất vả để ngăn chặn đà chiến thắng của lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Và chương trình này đã nhanh chóng trở thành nạn nhân của các liên minh thay đổi liên tục trong cuộc nội chiến đã kéo dài 6 năm ở Syria và cũng do tầm nhìn hạn chế của quân đội và tình báo Mỹ về những gì đang diễn ra.

Một khi các tay súng do CIA huấn luyện tiến vào Syria, các nhân viên CIA rất khó kiểm soát họ. Việc một số vũ khí của CIA trang bị cho phiến quân đã rơi vào tay lực lượng Mặt trận Al Nursa đã cho thấy nỗi lo sợ của một số thành viên Nhà Trắng khi chương trình này được triển khai là hoàn toàn chính xác.

Cho dù Mặt trận Al Nursa được coi là lực lượng chiến đấu hiệu quả chống lại quân đội chính phủ nhưng vì đó là phiến quân liên minh với nhóm khủng bố Al Qaeda nên chính quyền Obama không thể trực tiếp ủng hộ cho nhóm vũ trang này.

Các sĩ quan tình báo Mỹ ước tính rằng Mặt trận Nusra hiện có tới 20.000 chiến binh tại Syria, và cũng là liên minh lớn nhất của Al Qaeda. Không giống như các tổ chức liên minh khác của Qaeda như Al Qaeda ở bán đảo Ả Rập, Mặt trận Nusra từ lâu đã tập trung vào cuộc chiến với chính phủ Syria hơn là lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ và châu Âu, nhưng nguy cơ vẫn rất cao.

Trước đó, vào mùa hè năm 2012, ông David H. Petraeus, người sau này trở thành Giám đốc C.I.A, lần đầu tiên đề xuất một chương trình bí mật về trang bị vũ khí và đào tạo phiến quân. Đề xuất gây ra một cuộc tranh luận trong chính quyền của ông Obama. Một số trợ lý hàng đầu của ông Obama cho rằng chiến trường hỗn loạn của Syria sẽ khiến CIA gần như không thể đảm bảo được rằng vũ khí do họ cung cấp sẽ không rơi vào tay các lực lượng như Mặt trận Al Nursa. Và ông Obama cũng đã bác bỏ kế hoạch này.

Nhưng một năm sau ông lại đột ngột thay đổi quyết định khi cho phép CIA bí mật trang bị vũ khí và huấn luyện các nhóm phiến quân nhỏ tại các căn cứ ở Jordan. Quyết định này một phần là do sự vận động mạnh mẽ của các lãnh đạo nước ngoài như Vua Abdullah II của Jordan và Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel, những người cho rằng Mỹ nên đóng vai trò chủ động hơn trong nỗ lực chấm dứt xung đột.

Với mật danh là Timber Sycamore, chương trình bí mật này bắt đầu một cách chậm chạp, nhưng đến năm 2015, các nhóm nổi dậy được C.I.A hậu thuẫn đã có những tiến bộ đáng kể, tiến vào các khu vực vốn được coi là thành trì của quân đội chính phủ. Động lực chiến đấu này là nhờ CIA và Ả Rập Xê-út đã bắt đầu cung cấp các vũ khí hủy diệt xe tăng uy lực đối với các nhóm phiến quân.

Nhưng phiến quân khi tiến vào các tỉnh Idlib, Hama và Latakia ở miền bắc Syria cũng gây ra những rắc rối cho Washington. Mặt trận Al Nursa thường chiến đấu cùng nhóm phiến quân do CIA hỗ trợ đã chiếm lấy những khu vực này.

Và đó là cái cớ để Tổng thống Nga Putin đưa quân vào Syria từ năm 2015. Chiến dịch ném bom không thương tiếc của ông Putin vào các lực lượng do CIA hậu thuẫn và Al Nursa đã đánh tan phiến quân và buộc chúng phải rút lui.

binh si nga lam nhiem vu thao go bom min o thanh pho aleppo, syria

Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn ở thành phố Aleppo, Syria

Chương trình này cũng phải chịu một số trở ngại khác. Việc trang bị vũ khí và huấn luyện cho lực lượng đối lập diễn ra ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ và có lúc các sĩ quan tình báo của Jordan đã ăn cắp các vũ khí của CIA và bán ở  chợ đen. Không chỉ vậy, vào tháng 11, một lính Jordan đã bắn chết 3 lính Mỹ, những người từng huấn luyện phe nổi dậy trong chương trình của CIA.

Các quan chức Nhà Trắng cũng nhận được báo cáo định kỳ rằng lực lượng đối lập được CIA huấn luyện đã vi phạm các luật xung đột vũ trang. Đôi lúc báo cáo còn khiến CIA phải tạm thời ngừng hợp tác với các nhóm phiến quân bị cáo buộc hành động sai trái.

Ông John O. Brennan, Giám đốc CIA cuối cùng của chính quyền Obama vẫn hết sức bảo vệ chương trình này cho dù có những chia rẽ bên trong cơ quan tình báo này về tính hiệu quả của dự án. Nhưng vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ Obama, rất nhiều người trong Nhà Trắng đã ngừng ủng hộ chương trình này, đặc biệt là sau khi ưu tiên hàng đầu của Mỹ ở Syria là chống IS hơn là lật đổ chế độ Assad.

Trong một cuộc họp tại Phòng Tình huống ở  Nhà Trắng vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama, trong khi những nhóm đối lập do CIA hậu thuẫn tiếp tục mất lãnh thổ chiếm đóng khi bị Nga dội bom, ông Brennan vẫn cho rằng Mỹ nên tiếp tục ủng hộ nỗ lực lật đổ Assad. Nhưng bà Susan E.Rice, cố vấn an ninh quốc gia đã phản đối. “Đừng nhầm lẫn nữa. Ưu tiên của tổng thống ở Syria là chống IS".

Với sự trợ giúp của máy bay Nga, quân đội chính phủ Syria đang dần giành lại được các khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và cuối cùng cũng đánh đuổi được nhiều nhóm phiến quân, chiếm lại nhiều khu vực lãnh thổ quan trọng.(Viettimes)
----------------------------

WSJ: Nga đã tiến lên tầm toàn cầu, phá thế Mỹ thống lĩnh

Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đã tiến lên tầm toàn cầu: từ Libya đến Balkan và Nam Phi, Điện Kremlin đang nỗ lực phá hủy trật tự quốc tế do Mỹ thống lĩnh.

tong thong nga putin dang cheo lai nuoc nga qua giai doan kho khan

Tổng thống Nga Putin đang chèo lái nước Nga qua giai đoạn khó khăn

Đó là nhận định trong bài báo của Eugene Rumer Giám đốc chương trình nghiên cứu Nga và Á-Âu tại Quỹ Carnegie Vì hòa bình quốc tế và Andrew Weiss Phó Chủ tịch Quỹ này, đăng trên tờ Wall Street Journal (WSJ).

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng gọi nước Nga hậu Xô-viết là một "cường quốc khu vực" đơn thuần, nhưng bây giờ nước Nga đã không còn như vậy nữa, WSJ nhận xét. Trong những năm gần đây, nhà lãnh đạo Vladimir Putin đã tiến lên tầm thế giới, bắt đầu tích cực sử dụng phương pháp "ngoại giao nụ cười" và sự hấp dẫn cá nhân ở các nước mà ảnh hưởng của Matxcơva vốn gần như bằng 0.

Hiện diện của Nga có thể nhận thấy ở hầu hết các phần của Trung Đông, ở châu Âu, trong một số vùng của châu Phi và thậm chí ở cả châu Mỹ Latinh, WSJ thống kê. Matxcơva đã tìm thấy vô số cơ hội mở rộng khả năng và tích cực tận dụng sự chia rẽ trong phe cánh phương Tây.

"Chương trình đó đơn giản và rõ ràng dễ hiểu: củng cố ảnh hưởng của Nga nhờ vào điểm yếu của Washington và nhờ dựa vào chính hệ thống luật lệ quốc tế mà Mỹ đã xây dựng và thống lĩnh kể từ thời Thế chiến II", các tác giả nhận định.

Nga có nhiều các công cụ để mở rộng ảnh hưởng, xây dựng các tiền đồn để thu thập thông tin tình báo và phát triển sức mạnh quân sự của mình. Nga sẵn sàng thâm nhập những nơi mà Mỹ và đối tác hoặc thoái lui  hoặc là không làm được gì.

Theo WSJ, bản chất sự hồi phục tích cực của Matxcơva bao hàm không phải ở chỗ áp đặt điều kiện này điều kiện khác cho một số bộ phận trên thế giới, mà là ở chỗ làm suy yếu và phá hủy trật tự thế giới do Mỹ thống lĩnh.  (Viettimes)
---------------------

Mỹ hối thúc ASEAN cô lập Triều Tiên, gặp khó vì Trung Quốc

 Tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần này, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra cuộc đối đầu với nhiều vấn đề an ninh trong khu vực, trong đó có việc gia tăng trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên.

ngoai truong my rex tillerson. anh: reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.

Mỹ muốn ASEAN cô lập Triều Tiên
Theo báo chí Mỹ ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần này đến Philippines tham gia các hội nghị Ngoại trưởng của ASEAN với nhiều nhiệm vụ, bao gồm tiếp tục kêu gọi xây dựng một cơ chế có khả năng ràng buộc pháp lý, ngăn chặn tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang, đồng thời tìm cách mở rộng hợp tác với ASEAN để cô lập Triều Tiên.
Theo báo chí Nhật Bản, lần này, Mỹ có thể thúc giục các nước thành viên ASEAN hạn chế quan hệ du lịch và lao động với Triều Tiên. Do Trung Quốc không sẵn sàng áp chế Bình Nhưỡng, Mỹ hy vọng ASEAN “phát huy vai trò quan trọng ngăn chặn mối đe dọa này”.
Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 4/8 cho rằng Mỹ công khai yêu cầu loại bỏ tư cách tham dự các hội nghị Ngoại trưởng ASEAN của Triều Tiên. Trong khi đó Triều Tiên tuyên bố chính sách thù địch của Mỹ mới là nguồn gốc gây ra vấn đề hạt nhân Triều Tiên. 
Báo Nhật Bản nhận xét, đối với các nước thành viên ASEAN như Malaysia, Việt Nam và Philippines, so với vấn đề Biển Đông, tầm quan trọng của vấn đề bán đảo Triều Tiên thấp hơn nhiều, bởi vì Biển Đông là “cửa nhà” của các nước này.
Hôm nay (6/8) trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc gây ảnh hưởng đối với Triều Tiên, đồng thời sẽ tiếp tục xác nhận việc tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhật - Mỹ - Hàn.
Theo báo chí Hàn Quốc, mặc dù Hàn - Mỹ - Nhật có kế hoạch muốn tận dụng cơ hội tham dự diễn đàn đa phương ở Philippines lần này để tăng cường trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên, nhưng có thành công hay không thì chưa rõ. 
bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Trước đây, các nước như Philippines, Malaysia có lập trường tương tự Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên, nhưng các nước như Myanmar, Campuchia, Lào lại có lập trường tương đồng với Trung Quốc.
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta Nga ngày 4/8, tại các Hội nghị ở Philippines lần này sẽ tiếp diễn cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Người Mỹ sẽ tìm cách thuyết phục các bên tiến hành lên án đối với Triều Tiên và các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đồng ý ký kết khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để đưa ASEAN vào quỹ đạo ảnh hưởng ngày càng tăng của họ.
Philippines sẽ không đưa vấn đề Triều Tiên ra ARF?
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 5/8, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các nước ASEAN “cô lập Triều Tiên”, nhưng Ngoại trưởng Philippines ngày 4/8 cho biết “sẽ không đưa Triều Tiên ra Diễn đàn ASEAN”.
Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho rằng Diễn đàn khu vực ASEAN là kênh giao lưu duy nhất của Triều Tiên ở khu vực này. “Chúng tôi không thể cô lập Triều Tiên”. “ASEAN là một tổ chức dựa trên đồng thuận”. “Vì vậy điều chúng tôi có thể làm chính là trao đổi ý kiến sau bữa trưa và bữa tối”. 
pho thu tuong kiem bo truong ngoai giao viet nam pham binh minh va ngoai truong philippines alan peter cayetano. anh: philstar.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano. Ảnh: Philstar.

Ông Alan Peter Cayetano cho biết Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ thị cho ông đóng vai trò “người giảng hòa”, tìm cách để Bình Nhưỡng đối thoại với các nước trong khu vực. Nhưng ông còn cho biết Triều Tiên không ngừng bắn thử tên lửa và thử hạt nhân gây ra căng thẳng khu vực, điều này lại làm cho ông khó có lý do đầy đủ để thực hiện chỉ thị của Tổng thống.(Viettimes)
Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 07-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 07-08-2017

    Philippines: không dùng chủ quyền ở Biển Đông đổi lấy lợi ích kinh tế; Tổng thống bị Quốc hội ‘trói tay’: Dấu hỏi về quyền lực thực sự của ông Trump?; Rủi ro lớn cho thỏa thuận hạt nhân Iran; Campuchia: Chủ tịch đảng KNUP bị truy tố tội 'điều chế ma tuý'

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 07-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 07-08-2017

    Philippines cam kết bảo đảm an toàn cho người Việt bị khủng bố bắt; ASEAN bất đồng về tuyên bố chung; Afghanistan bắt xe tải chở 16 tấn chất nổ tại Kabul; Việt Nam đề nghị sớm khởi động đàm phán thực chất COC

Bài cùng chuyên mục