Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 07-08-2017

  • Cập nhật : 07/08/2017

Triều Tiên dọa nhấn chìm Mỹ trong biển lửa vì lệnh trừng phạt

Báo Triều Tiên đe dọa các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Bình Nhưỡng sẽ gây ra biển lửa bao trùm lãnh thổ Mỹ. 

ten lua hwasong-14 duoc trieu tien phong thu. anh: kcna.

Tên lửa Hwasong-14 được Triều Tiên phóng thử. Ảnh: KCNA.

"Ngày Mỹ dám trêu đùa đất nước chúng tôi bằng roi hạt nhân và lệnh trừng phạt, lục địa Mỹ sẽ bị dìm trong một biển lửa không thể tưởng tượng nổi", báo Rodong Sinmun của Triều Tiên hôm qua đăng bài. 

Bài báo được đăng trước khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới do Mỹ soạn thảo nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, nó vẫn có thể báo hiệu phản ứng giận dữ của Bình Nhưỡng trước lệnh trừng phạt quốc tế của Liên Hợp Quốc. 

"Nếu không từ bỏ hoàn toàn chính sách thù địch với Triều Tiên, lựa chọn duy nhất của Mỹ là tự huỷ diệt", báo viết. "Bè lũ của ông Trump càng cố thoát khỏi vũng lầy ngày hôm nay bao nhiêu, quân đội và nhân dân ta càng quyết tâm, có thêm lý do để sở hữu vũ khí hạt nhân bấy nhiêu". 

"Khả năng răn đe chiến tranh mạnh mẽ là lựa chọn chiến lược thiết yếu của nền quốc phòng vì nhân dân chúng ta, những người đã trải qua một cuộc chiến tranh khủng khiếp". 

Lệnh trừng phạt thứ 8 của Hội đồng Bảo an với Triều Tiên nhằm phản ứng trước hai vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng trước. Nghị quyết cấm hoạt động xuất khẩu than, sắt và quặng sắt của Triều Tiên, đồng thời hạn chế việc bán chì, hải sản và xuất khẩu lao động. Biện pháp được kỳ vọng cắt giảm một phần ba doanh thu xuất khẩu thường niên trị giá ba tỷ USD của Triều Tiên. (Vnexpress)
-------------------------

Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên hành động 'khôn ngoan' sau trừng phạt

Ngoại trưởng Trung Quốc hối thúc Triều Tiên có "quyết định khôn ngoan" sau khi Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt cứng rắn với Bình Nhưỡng. 

ngoai truong trieu tien (trai) bat tay voi nguoi dong cap trung quoc tai manila. anh: afp.

Ngoại trưởng Triều Tiên (trái) bắt tay với người đồng cấp Trung Quốc tại Manila. Ảnh: AFP.

 

"Nó sẽ giúp Triều Tiên đưa ra quyết định đúng đắn và khôn ngoan", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị hôm nay nói, sau khi thảo luận về lệnh trừng phạt với người đồng cấp Triều Tiên Ri Hong-yo tại Manila, Philippines.

Tuy nhiên, ông Vương nhấn mạnh thương lượng là cách duy nhất để giải quyết vấn đề, sau khi Mỹ để ngỏ khả năng hành động quân sự chống lại chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un. Ông kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên nhằm hạn chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Đàm phán 6 nước do Trung Quốc tổ chức, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc, bị đình chỉ năm 2009. 

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có thái độ có trách nhiệm khi đưa ra phán xét và hành động. Chúng ta không thể làm một điều và xao lãng điều khác. Lệnh trừng phạt là cần thiết nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng", ông Vương nói, cho biết vấn đề bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn "nguy cấp" sau khi nghị quyết được thực thi. 

Cuộc gặp giữa ông Vương và ông Ri khởi đầu nồng ấm, khi ông Ri liên tục cười trong lúc hai người bắt tay. Ông Vương đặt tay lên vai ông Ri khi cả hai vào phòng họp. "Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất thấu đáo", Reuters dẫn lời ông Vương nói. "Phía Trung Quốc hối thúc Triều Tiên bình tĩnh xử lý nghị quyết Hội đồng Bảo an mới thông qua với Triều Tiên và không làm điều gì bất lợi cho cộng đồng quốc tế, ví dụ như thử hạt nhân".

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Triều Tiên và Trung Quốc gặp trước cuộc họp thường niên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào ngày mai tại Manila. Mỹ đang tìm cách loại Triều Tiên khỏi diễn đàn, nhưng ông Vương cho rằng việc ông Ri tham dự cuộc họp có ý nghĩa quan trọng, giúp ông "có thể nghe gợi ý từ các bên và có quyền được bày tỏ quan điểm". 

Hiện chưa rõ ông Ri có gặp ngoại trưởng các nước khác ở Manila hay không. Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha từng cho biết bà hy vọng hai bên có thể thảo luận.

Bà Kang hôm nay gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và hai bên hài lòng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt. Ông Tillerson cho rằng đây là "kết quả tốt", còn bà Kang cho rằng "kết quả rất, rất tốt". 

Lệnh trừng phạt thứ 8 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với Triều Tiên nhằm phản ứng trước hai vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng trước. Nghị quyết cấm hoạt động xuất khẩu than, sắt và quặng sắt của Triều Tiên, đồng thời hạn chế việc bán chì, hải sản và xuất khẩu lao động. Biện pháp được kỳ vọng cắt giảm một phần ba doanh thu xuất khẩu thường niên trị giá ba tỷ USD của nước này. (Vnexpress)
--------------------------

Trung Quốc, Nga duy trì trao đổi thông tin chặt chẽ về Triều Tiên

Ngày 6/8, Trung Quốc và Nga đã cam kết duy trì trao đổi thông tin chặt chẽ giữa hai bên về vấn đề bán đảo Triều Tiên, cho rằng hai nước có quan điểm khá phù hợp về vấn đề này.

 

bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi tra loi phong van ben le hoi nghi bo truong ngoai giao asean o manila ngay 6/8. anh: afp/ttxvn

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Manila ngày 6/8. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho hay ông và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã tổ chức một cuộc trao đổi quan điểm sâu rộng về tình hình hiện nay tại bán đảo Triều Tiên, đặc biệt về nghị quyết mới vừa được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua. Hai quan chức trên đã gặp nhau ở Manila (Philippines), bên lề các hội nghị của ASEAN. 

Ông Vương Nghị nói: "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là ngăn chặn leo thang hơn nữa tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và theo đuổi đề xuất về cách tiếp cận "2 chiều" nhằm đưa việc giải quyết vấn đề hạt nhân trở lại đúng hướng thông qua đàm phán hòa bình". 

Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov nhất trí với các đánh giá tích cực của ông Vương Nghị về mối quan hệ song phương. Bên cạnh đó, ông Lavrov nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang mong chờ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) được tổ chức tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vào tháng 9 tới.(TTXVN)
--------------------------------

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục