Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 04-07-2017
- Cập nhật : 04/07/2017
Chiến đấu cơ Trung Quốc cản trở tàu Mỹ ở Hoàng Sa
Trung Quốc triển khai tàu quân sự và chiến đấu cơ để phản ứng tàu Mỹ USS Stethem gần Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 2/7 tuyên bố "Trung Quốc đã điều các tàu quân sự và chiến đấu cơ để xua tàu Mỹ". Ông Lục nói về USS Stethem, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ đã áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, theo Reuters. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
"Phía Trung Quốc không hài lòng và phản đối hành vi của phía Mỹ", ông Lục nói và cho rằng Mỹ đang "cố ý khuấy động" những rắc rối ở Biển Đông, "chạy theo hướng ngược lại với các quốc gia trong khu vực mong muốn sự ổn định, hợp tác và phát triển".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi chiến dịch của Mỹ là hành động "khiêu khích chính trị và quân sự nghiêm trọng".
Hai quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu khu trục Stethem ngày 2/7 đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn. Nó bị một tàu chiến Trung Quốc theo đuôi. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng họ đã "thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải định kỳ và thường xuyên, như đã làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai".
Lần gần nhất Mỹ đưa tàu chiến áp sát đảo Tri Tôn là tháng 10 năm ngoái. Tri Tôn là một cồn cát ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Trong vài năm qua, đảo bị Trung Quốc xây dựng trái phép.
Hồi cuối tháng 5, Mỹ cũng cử một tàu chiến áp sát đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc xây phi pháp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khu trục Dewey đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đá này.
Sau chuyến tuần tra hồi tháng 5 của Mỹ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Động thái điều tàu của Mỹ diễn ra khi chính quyền Tổng thống Trump dường như mất kiên nhẫn với việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hoá tại Biển Đông. Mỹ thất vọng khi Bắc Kinh không kiềm chế được chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. (Vnexpress)
------------------------
Dân Mỹ xuống đường biểu tình đòi luận tội tổng thống
Ngày 2-7, hai ngày trước Quốc khánh Mỹ, hàng ngàn người người Mỹ xuống đường đòi luận tội tổng thống Donald Trump tại hàng chục thành phố.
Làn sóng phản đối tập trung rầm rộ ở bang California nhưng sự kiện "Tuần hành luận tội Trump 2017" cũng thu hút sự tham gia của người biểu tình tại khoảng 30 thành phố như New York, Austin, New Orleans, San Francisco..., theo hãng tin AP.
Nhóm impeachmentmarch.org tổ chức biểu tình khẳng định "tổng thống tệ hại nhất từ trước đến nay" Trump đã vi phạm Hiến pháp Mỹ và cản trở công lý.
“Đã đến lúc các nghị sĩ làm việc của họ và bắt đầu luận tội ông tổng thống này - tuyên bố của impeachmentmarch.org kêu gọi - Chúng tôi tin rằng tổng thống Trump đã vi phạm Hiến pháp, dối trá, lừa lọc và thúc đẩy các luật có lợi cho ông ta và những người bạn tỉ phú của mình”.
Tờ Los Angeles Times dẫn lời một người biểu tình tên John Meranda, 56 tuổi, đã tham gia năm cuộc phản đối tổng thống Mỹ gần đây, cho biết điều ông lo ngại nhất hiện nay là đề xuất của đảng Cộng Hòa nhằm cắt hàng tỉ USD từ chương trình y tế Medicaid.
“Mỗi ngày khi tôi thức dậy lại có vài thứ trở nên tệ hơn so với ngày hôm qua” - ông Meranda bức xúc.
Chính trị gia Brad Sherman cũng phát biểu trước đám đông: “Chúng ta phải hành động ngay để bảo vệ đất nước có việc lạm dụng quyền lực và sự bất tài, bốc đồng. Hãy chặn ông ta lại”.
Trong khi đó, một nhóm nhỏ ủng hộ ông Trump tập trung bên ngoài trụ sở cảnh sát Los Angeles, bác bỏ các cáo buộc tổng thống Mỹ cố tình cản trở cuộc điều tra của Cục Điều tra Liên bang (FBI) đối với cựu cố vấn an ninh Michael Flynn.(Tuoitre)
-------------------------
Căng thẳng Himalaya tăng nhiệt
Trung Quốc vừa phát hành một tấm bản đồ có thể khiến tranh chấp chủ quyền với Bhutan và Ấn Độ thêm căng thẳng.
Sau nhiều tuần lời qua tiếng lại với Ấn Độ và Bhutan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tung ra một tấm bản đồ thể hiện yêu sách chủ quyền đối với khu vực cao nguyên Doklam, nước này gọi là Động Lãng, đang do Bhutan quản lý.
Theo tờ India Today, trong bản đồ mới, Trung Quốc chỉnh sửa ngã ba biên giới giữa nước này với 2 nước láng giềng xa xuống phía nam so với điểm giao nhau mà Ấn Độ và Bhutan công nhận, bao trùm cả một vùng rộng 89 km2. Một số dòng chú thích trên bản đồ còn cáo buộc quân đội Ấn Độ “đóng trú phi pháp” trong khu vực. “Rõ ràng điểm mà biên phòng Ấn Độ xâm phạm nằm bên trong biên giới Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Tờ The Economic Times dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tiếp tục dựa vào cái gọi là “chủ quyền lịch sử” để biện minh cho yêu sách chủ quyền của nước này. “Từ chứng cứ lịch sử, Doklam chính là đồng cỏ truyền thống của người dân Tây Tạng… Trước thập niên 1960, nếu cư dân Bhutan gần biên giới muốn thả gia súc đều phải được Trung Quốc chấp nhận và còn phải trả thuế cho chúng tôi”, ông Lục tuyên bố.
Trong khi đó, căng thẳng bùng phát khi Ấn Độ và Bhutan tố Trung Quốc xây một con đường từ thung lũng Chumbi (bên phía Tây Tạng) sang cao nguyên Doklam. Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng với lý do sự tồn tại của con đường “vi phạm thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên”.
Ấn Độ cũng cực kỳ lo ngại vì nếu kiểm soát được cao nguyên Doklam, Trung Quốc có thể uy hiếp hành lang Siliguri, dải đất hẹp nối liền các bang đông bắc của Ấn Độ với phần còn lại của lãnh thổ, trong trường hợp nổ ra xung đột. Nếu hành lang này bị chặt đứt, toàn bộ các bang đông bắc của Ấn Độ, bao gồm khu vực Arunachal Pradesh đang tranh chấp với Trung Quốc, sẽ rơi vào tình thế cô lập.
New Delhi khẳng định hành động xây đường của phía Bắc Kinh là đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên, vi phạm thỏa thuận song phương hồi năm 2012.
Giới chức Ấn Độ cho biết thêm binh sĩ nước này đang phối hợp với quân đội Bhutan để ngăn cản Trung Quốc xây đường. Đó là lý do Bắc Kinh cáo buộc binh sĩ láng giềng “xâm phạm biên giới” trong tấm bản đồ mới. Theo tờ The Times of India, Ấn Độ và Trung Quốc mỗi nước đã triển khai khoảng 3.000 binh sĩ đến khu vực.(Thanhnien)
------------------------
Campuchia truy quét tội phạm Trung Quốc
Tờ Bangkok Post hôm qua dẫn lời giới chức di trú và cảnh sát Campuchia cho hay tổng cộng 73 người Trung Quốc vừa bị bắt tại nước này với cáo buộc tham gia các băng nhóm lừa đảo qua mạng.
Cục trưởng Cục Điều tra di trú của Bộ Nội vụ Campuchia Ouk Haiseila cho biết các nghi phạm bị bắt trong các cuộc truy quét tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kampot, tây nam nước này.
Theo Cục trưởng Haiseila, những vụ bắt giữ mới nhất đã nâng tổng số người Trung Quốc bị bắt trong các vụ lừa đảo trực tuyến lên 561 người, bao gồm 136 phụ nữ. Trong những năm gần đây, dân Trung Quốc đổ xô đến Campuchia tìm kiếm cơ hội làm ăn và những mục đích khác, nhiều người đang sống và làm việc ở các khu vực ven biển tại những tỉnh thành như Sihanoukville, Kampot và Koh Kong.
Ngày 1.7, cảnh sát cũng tống giam 36 người Trung Quốc ở TP.Sihanoukville vì những hành vi bạo lực, gây rối và phá hoại trật tự công cộng. Giám đốc Sở Cảnh sát Sihanoukville Chuon Narin cho biết lực lượng chức năng cũng tịch thu được 31 thanh sắt, 4 cây gậy và 1 ống thép trong vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên Trung Quốc với dân địa phương vì mâu thuẫn trong quán bar.(Thanhnien)
Hình anh nhóm người Trung Quốc bị đưa lên xe cảnh sát ở SihanoukvilleFACEBOOK