Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 09-10-2017

  • Cập nhật : 09/10/2017

Mỹ đang đẩy Ả rập Xê út “ngã vào lòng” Nga?

Ả Rập Xê út trước đây vốn chỉ chú trọng quan hệ với Mỹ, thì nay do Washington ngày càng thân thiết với Israel, nên Nga được coi là một đối tác đầy triển vọng.

tong thong nga putin va quoc vuong a rap xe ut

Tổng thống Nga Putin và Quốc vương Ả rập xê út

Truyền thông Nga đưa tin, chuyến thăm Nga của Quốc vương Ả Rập Xê út hôm vừa rồi đã đạt được kết quả khả quan: hai nước có thể sẽ ký hợp đồng vũ khí với trị giá 3 tỷ USD. Trên sóng phát thanh của đài Sputnik, nhà chính trị học Vyacheslav Smirnov đã bày tỏ quan điểm của ông về tầm quan trọng của chuyến thăm này.

Hôm thứ Tư (4/10), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành hội đàm với Quốc vương Salman bin Abdul Aziz al-Saud tại Moscow. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của quốc vương Arập Xêút trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Các bên có kế hoạch thảo luận nhiều vấn đề quốc tế cũng như ký một số văn bản.

Theo người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, tiềm năng  hợp tác song phương "vẫn chưa được mở rộng" và các bên đang thể hiện ý chí chính trị để phát triển điều đó.

Trước đó ông cũng không loại trừ khả năng, chủ đề hợp tác kỹ thuật quân sự sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo, bên cạnh những vấn đề khác.

Tờ Kommersant (thương nhân) dẫn nguồn tin tiết lộ, triển vọng ký kết các hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD phụ thuộc vào kết quả chuyến thăm, trong đó có việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Triumph S-400 cho Riyadh.

Theo thông tin của tờ báo này, việc ký kết hợp đồng không được lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán sắp tới, nhưng sau cuộc họp, cuộc thảo luận về việc ký kết các hiệp định có thể bắt đầu vào cuối tháng 10.

Chuyến thăm Moscow lần này của Quốc vương Abdullah là để đáp lại lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2007. Trước đó chuyến thăm này vốn đã nhiều lần bị trì hoãn.

Bày tỏ ý kiến về lý do tại sao cuộc gặp gỡ lại được diễn ra đúng thời điểm này, ông Vyacheslav Smirnov cho biết: "Chế độ quân chủ Ả Rập hiện nay rất tích cực phát triển quan hệ quốc tế. Trước đây họ tập trung chủ yếu vào khu vực và Hoa Kỳ. Nhưng hiện giờ, do thực tế Hoa Kỳ ngày càng làm việc chặt chẽ hơn với Israel, nên Ả Rập Xê-út đang mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Chúng ta có sự hợp tác khá hiệu quả về mặt kinh doanh, kinh tế, nỗ lực kiểm soát giá năng lượng. Và chuyến thăm này là một bước rất quan trọng để tăng cường hợp tác. Ả Rập Xê-út đang bắt đầu đầu tư vào nền kinh tế, xây dựng và các lĩnh vực khác của Nga".

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria vào năm 2011, quan hệ giữa hai nước bị gián đoạn đến năm 2015 khi Quốc vương Salman lên ngôi và chỉ thị Hoàng tử Mahammed bin Salman đến gặp Tổng thống Putin. Kể từ đó có thể nhận thấy đã có “sự ấm lên” nhất định trong quan hệ song phương.

he thong phong thu ten lua s-400 cua nga

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga

Trong số những yếu tố khiến Nga và Ả rập Xê út xích lại gần nhau hơn thì phải kể đến trước tiên là chiến dịch quân sự rất thành công của lực lượng không quân Nga ở Syria. Chiến thắng của quân đội Nga rõ ràng đã nâng cao uy tín của Moscow trong khu vực, bao gồm cả ở Ả rập xê út. Tuy nhiên, chiến tranh ở Syria đến nay vẫn là nguồn gốc chính cho sự xung đột giữa Moscow và Riyadh.

Không thể phủ nhận rằng chính sách đối ngoại của các quốc gia Arab ở vịnh Persic phụ thuộc vào sự thay đổi tình hình. Họ sẵn sàng thay đổi những thoả thuận đang có hiệu lực để thích nghi với điều kiện thực tế đã thay đổi. Cho tới gần đây, Ả rập xê út  vẫn hỗ trợ cho các nhóm Hồi giáo với mục đích thay đổi chế độ ở Syria, tuy nhiên có vẻ như họ đã thất bại với dự án này và sẵn sàng phối hợp hành động với Moscow. Giới lãnh đạo Nga cũng đã nhận ra cơ hội này và đang tìm cách để tận dụng nó.

Hai nước đều hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của nhau xét về mức độ địa chính trị. Nga hợp tác chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, không chỉ ở Syria mà còn ở cả Trung Á. Cả hai quốc gia này lại là đối thủ chính của Ả rập xê út trong khu vực.

Trong vài tháng gần đây đã xảy ra cuộc khủng hoảng Qatar, trong đó cả hai đồng minh chiến thuật của Nga đều đứng về phía Tiểu Vương quốc này. Đối với nhà cầm quyền Ả rập xê út, điều quan trọng trong hợp tác cả về chính trị và kinh tế với Moscow là làm suy yếu việc xích lại gần Tehran và Ankara, và trong triển vọng có thể hướng Moscow theo trục ngược lại. Khi trả lời Tờ The Washington Post, Hoàng tử Mohammed bin Salman khá thẳng thắn nêu lên mục tiêu của Riyadh trong mối quan hệ với Moscow: “Nhiệm vụ chính là thuyết phục Nga không nghiêng về phía Iran trong khu vực”.

Việc tăng cường quan hệ với Nga còn có ý nghĩa to lớn đối với Ả rập xê út trong bối cảnh cả chế độ quân chủ Saudi Arabia và người dân đều không hài lòng với chính sách Trung Đông của Mỹ. Giờ đây, giới lãnh đạo Nga đang cố gắng tận dụng thời điểm thuận lợi này để làm dịu đi quan điểm của Ả rập xê út về vấn đề Syria, chấm dứt việc hỗ trợ cho các nhóm Hồi giáo từ phía các tổ chức phi lợi nhuận tư nhân và một số “khách hàng quen” của các quốc gia vùng Vịnh.

Riyadh hiện đang không chỉ gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trên trường quốc tế mà còn cả những khó khăn bên trong nước, với việc gia tăng nạn thất nghiệp và thâm hụt ngân sách do giá dầu thấp đe doạ sự bùng nổ của làn sóng bất mãn trong xã hội. Do đó, một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Riyadh và Moscow là lĩnh vực kinh tế.(INfonet)
-----------------------------

Đại sứ Mỹ nêu chiến lược cải thiện quan hệ với Nga

Đại sứ Mỹ tại Nga  nhấn mạnh hợp tác Nga-Mỹ về các vấn đề quốc tế sẽ cải thiện quan hệ như tình hình Ukraine hay Triều Tiên.

Ngày 7/10, tân Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman cho biết, việc khôi phục chủ quyền Ukraine cũng như giải quyết tình hình nóng ở Triều Tiên sẽ là trọng tâm các vấn đề ông hướng tới để cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Tuyên bố được ông Jon Huntsman đưa ra khi tham dự lễ nhậm chức của Tân Thống đốc bang Utah (Mỹ), Gary Herbert - người kế nhiệm ông.

tan dai su my tai nga nhan manh vao tinh hinh ukraine va trieu tien de cai thien quan he voi nga.

Tân Đại sứ Mỹ tại Nga nhấn mạnh vào tình hình Ukraine và Triều Tiên để cải thiện quan hệ với Nga.

Trong bài phát biểu của mình, ông Huntsman đặc biệt nhấn mạnh tới một số vấn đề mà ông dự định sẽ làm trong nhiệm vụ mới của mình.

Trong đó, ông đã kêu gọi nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của Nga để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

"Cùng hợp tác với nhau, chúng tôi tin rằng Mỹ và Nga có thể buộc Bắc Triều Tiên phải ngồi xuống bàn thương lượng để tìm ra một giải pháp chính trị" - AP dẫn lời ông Huntsman nói.

Ông cũng chỉ ra rằng ông có ý định giải quyết vấn đề khôi phục chủ quyền của Ukraine.

Đại sứ Mỹ tại Nga nhấn mạnh ông muốn giúp Mỹ cải thiện quan hệ ngoại giao với Nga nhưng bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này là tình trạng kiểm soát lãnh thổ Ukraine trên phạm vi được quốc tế công nhận.

"Vấn đề này không chỉ liên quan tới Mỹ, mà còn là câu hỏi với châu Âu, Canada và các nước phát triển" - ông Huntsman nhấn mạnh.

Đại sứ Mỹ cũng nhắc tới sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Ông bày tỏ quan điểm cho rằng quan hệ giữa Washington và Moscow đang ở mức thấp nhất, vì nhiều người ở Mỹ tin rằng Nga muốn làm suy yếu nền dân chủ Mỹ.

Đại sứ Huntsman ghi nhận, đây "không còn là một vấn đề bên trong nội bộ đảng và ở cấp chính trị".

ong huntsman co the lam duoc nhieu hon ky vong?

Ông Huntsman có thể làm được nhiều hơn kỳ vọng?

Trước đó, trả lời trên kênh truyền hình Fox News hôm 6/10, Tân Đại sứ Mỹ tại Nga đã đổ lỗi cho Nga khi áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa mà Nga tuyên bố nhằm đưa số lượng nhân viên ngoại giao của hai nước về mức ngang bằng.

"Thật không may, người Nga đã đưa ra quyết định này. Về cơ bản, nó làm giảm sứ mệnh ngoại giao của chúng tôi ở Nga và chúng tôi đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn có lẽ là khó khăn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc" - ông Huntsman trả lời Fox News.

Ông Huntsman cho rằng, ông sẽ cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình để "đến cuối cùng, khi đứng trước Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao hay Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiều năm nữa, có thể nói rằng: 'Chúng tôi đã làm hết những gì có thể, thưa ông!' ".

Khác với những quan điểm mang tính mềm mại trước đây, khi trả lời kênh Fox News như vậy, vị Tân Đại sứ Mỹ tại Nga đang đưa ra những dự đoán không mấy khả quan trong nhiệm kỳ của mình.

Đó cũng là những mối lo ngại của giới chức Nga khi bình luận về vị tân Đại sứ.

Thượng Nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Quốc hội Nga Konstantin Kosachev cho rằng, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thể hiện nỗ lực hàn gắn quan hệ với Nga nhưng đều bị Nghị viện Mỹ thúc ép ngược. Việc lựa chọn ông Jon Huntsman là một nỗ lực cho thấy Nhà Trắng đang muốn tìm một tiếng nói chung với Nghị viện Mỹ.

Giáo sư Valery Solovey - Chủ tịch bộ phận quan hệ công chúng của Viện Moscow cũng nhận định rằng, việc Mỹ lựa chọn ông Jon Huntsman là để tương thích với việc Nga lựa chọn ông Anatoly Antonov làm Đại sứ của mình ở nước đối tác cho thấy khó có thể cải thiện quan hệ trong tương lai. Cả hai đều là những nhà ngoại giao có quan điểm cứng rắn và đây là sự trao đổi công bằng dù ít có tín hiệu tiến triển tốt. (Baodatviet)
--------------------------

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: ‘Bóng đen phương Tây’ đứng đằng sau mọi nhóm khủng bố

Một ngày sau khi tuyên bố về một chiến dịch quân sự mới tại tỉnh Idlib của Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một lần nữa lên tiếng ám chỉ phương Tây hỗ trợ các nhóm khủng bố.

 

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan. anh: afp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP

 

Ông Erdogan nói rằng “bóng đen của phương Tây” đứng đằng sau mọi nhóm khủng bố, bao gồm cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Al-Qaeda. 

“IS, Al-Qaeda, PKK – đừng sau tất cả các tổ chức này bạn sẽ thấy bóng dáng của phương Tây. Tất cả chúng đều tìm đường tị nạn ở phương Tây. Tổ chức cực đoan Fetullah Gulen (FETO) ở đâu? Cũng ở phương Tây. Chúng nhận được nguồn hỗ trợ tài chính rất nghiêm trọng”, hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời Tổng thống Erdogan phát biểu hôm 8/10.

Bình luận về chiến dịch quân sự sắp tới của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) chống lại các phần tử khủng bố Mặt trận Al-Nusra ở Idlib, ông Erdogan cho rằng tình hình tại biên giới với Syria là một mối đe dọa với Ankara và “nếu chúng tôi không phản ứng, bom đạn sẽ rơi xuống các thành phố của chúng tôi”, liên quan tới một thỏa thuận về vùng giảm căng thẳng tại khu vực này do Moskva, Tehran và Ankara làm trung gian. 

“Những nỗ lực của chúng tôi tại Idlib đang tiếp diễn, trong sự hợp tác với FSA, không gây ra vấn đề nào tại thời điểm hiện tại”, ông cho hay. 

Hiện tại, tỉnh Idlib phần lớn bị nhóm phiến quân Tahrir al-Sham (tiền thân là Mặt trận Al-Nusra) kiểm soát. Nhóm cực đoan này không đồng ý tham gia thỏa thuận sắp xếp một vùng giảm căng thẳng tại Idlib. 

Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa đưa ra bình luận về kế hoạch quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong tuần qua tuyên bố Moskva sẵn sàng hỗ trợ các nhóm vũ trang đánh bại Mặt trận Al-Nusra tại Idlib. (baotintuc)
----------------------

Mỹ kéo NATO dấn sâu vào bãi lầy Afghanistan

 Giới chức Mỹ đã yêu cầu NATO triển khai thêm quân để hỗ trợ cho chiến lược mới của Mỹ ở Afghanistan.

Ngày 7/10, đài Tolo của kênh Tin tức Afghanistan đưa tin, giới chức Mỹ đã yêu cầu NATO triển khai thêm quân để hỗ trợ cho chiến lược mới của Mỹ ở Afghanistan.

Đại diện Thường trực của NATO Kay Bailey Hutchison đã báo cáo trong một cuộc họp tại trụ sở của NATO (Brussels - Bỉ) rằng, Mỹ đang cần thêm thêm 1.000 quân từ NATO để hỗ trợ cho 300 lính Mỹ đang trên đường đến Afghanistan.

Ông Hutchison nói rằng, Hoa Kỳ đã đưa ra một yêu cầu "cụ thể" liên quan đến loại quân đội cần thiết ở Afghanistan.

"Chúng tôi sẽ lựa chọn lực lượng hiệu quả hơn nhiều bằng cách chia ra từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Vì vậy, chúng tôi không chỉ muốn có thêm 50 quân từ Đan Mạch, chúng tôi muốn 50 binh sĩ này có khả năng sửa chữa máy móc hoặc lái xe tăng'', Hutchison nói.

Yêu cầu của Hoa Kỳ là một phần trong chính sách mới của chính quyền Mỹ nhằm tập trung vào các hành động quân sự ở Afghanistan.

Yêu cầu của Mỹ được đưa ra vào đúng dịp kỷ niệm 16 năm Mỹ can thiệp vào Afghanistan. Đây được coi là một trong những chiến dịch quân sự tồi tệ nhất của quân đội Hoa Kỳ từ trước đến nay.

my dang can them them 1.000 quan tu nato den afghanistan

Mỹ đang cần thêm thêm 1.000 quân từ NATO đến Afghanistan

 

Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ yêu cầu NATO gửi thêm 1000 quân tới Afghanistan chỉ như muối bỏ bể, không thay đổi được tình thế hiện tại. Điều này chỉ khiến cho cả Mỹ và NATO ngày càng dấn dâu vào vũng lầy không có lối thoát.

Năm 2006, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhận trách nhiệm đảm bảo an ninh cho toàn bộ đất nước Afghanistan, đổ quân vào thành trì của Taliban ở phía Nam nước này.

Mỹ cũng tăng quân ở Afghanistan lên tới 30.000 binh lính. Anh, Canada và một số nước khác cũng góp quân. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực và hỗn loạn vẫn ngày càng trở nên tồi tệ.

Hoạt động sản xuất thuốc phiện đã tăng ở mức cao kỷ lục, là nguồn thu chính của những kẻ nổi dậy và làm giàu cho các quan chức tham nhũng.

Năm 2009, cựu Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ thay đổi trọng tâm của Mỹ tại Afghanistan, theo đó chuyển sang chiến lược chống nổi dậy - được đưa ra nhằm bảo vệ dân thường Afghanistan - chứ không phải là truy lùng Taliban nữa.

Sau một thời gian dài xem xét lại chính sách, ông Obama đã ra lệnh tăng 21.000 quân. Sau khi chính sách được xem xét kéo dài, Obama đã ra lệnh tăng thêm quân, đưa lực lượng Mỹ lên tới con số 100.000 người vào tháng 8/2010.

Đến năm 2011, ông Obama tuyên bố, Mỹ sẽ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, ông đã lùi thời hạn rút toàn bộ quân Mỹ sang cuối năm 2016. Đến thời điểm ông Obama rời Nhà Trắng, quân đội Mỹ vẫn còn 8.400 người ở Afghanistan.

Trong những năm gần đây, tình hình an ninh ở Afghanistan đã trở nên xấu đi nghiêm trọng do Taliban - vốn tìm được nơi ẩn náu tại Pakistan - đã củng cố được lực lượng trên khắp đất nước.

Ông Trump là vị tổng thống thứ ba của nước Mỹ phải vật lộn để tìm lời giải cho "bài toán hóc búa" Afghanistan. Trong 7 tháng cầm quyền đầu tiên, ông Trump hầu như không nhắc gì đến Afghanistan.

AP cho rằng, sau 16 năm, cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã khiến cho những kẻ nổi dậy tại đất nước này trở nên mạnh hơn bao giờ hết, còn tương lai của quốc gia Nam Á này trở nên bất định.

Hãng tin Mỹ thừa nhận Mỹ đang "sa lầy" tại Afghanistan, quốc gia vốn được coi là "bãi mìn" bẫy các cường quốc.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 08-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 08-10-2017

    Mỹ dùng THAAD để níu kéo Saudi Arabia?; KCNA: Mỹ cố ám sát ông Kim Jong-un hồi tháng 5; Đảng đối lập Campuchia trước sức ép giải tán

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-10-2017

    Việt Nam sẽ chế tạo hệ thống phòng thủ kết hợp Rubezh-Bal-E?; Chiến đấu cơ J-20 Trung Quốc "hổ báo" mức nào?; Robot chiến đấu Nga khiến Mỹ ngỡ ngàng; Ukraine thử thành công súng thế chỗ AK

Bài cùng chuyên mục