Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiểu 02-10-2017

  • Cập nhật : 02/10/2017

Tình báo của Cục trinh sát Ukraine bị bắt ở Crimea

Công dân Nga khai nhận làm gián điệp cho Ukraine, lấy cắp thông tin của Hạm đội Biển Đen.

Sputnik thông tin, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa bắt giữ 2 công dân Nga ở Crimea, trong đó có 1 quân nhân, với cáo buộc chuyển giao thông tin hoạt động của Hạm đội Biển Đen cho đặc nhiệm Ukraine.

Cụ thể, ngày 29/9, FSB đã bắt giữ Anna Sukhonosova và Dmitry Dolgopolov với cáo buộc làm gián điệp cho Ukraine.

dmitry dolgopolov duoc cho la gian diep chinh cua cuc trinh sat ukraine.

Dmitry Dolgopolov được cho là gián điệp chính của Cục Trinh sát Ukraine.

Hai người trên bị cáo buộc là đã thu thập và chuyển cho đặc nhiệm Ukraine thông tin bí mật quốc gia về hoạt động của đơn vị và lực lượng quân đội thuộc Hạm đội Biển Đen.

"Hai cá nhân trên đã thu thập các thông tin bí mật về các đơn vị nhỏ khác nhau và các đơn vị lớn của Hạm đội Biển Đen và chuyển tới các dịch vụ tình báo của Ukraina", FSB thông tin.

FSB cũng đã công bố video về việc giam giữ hai công dân Nga ở Crimea.

Theo video này, nghi phạm Dmitry Dolgopolov thú nhận đã làm việc cho Cục trưởng Cục trinh sát của Bộ Quốc phòng Ukraine.

"Tôi cung cấp thông tin bí mật cho Cục trưởng Cục trinh sát của Bộ Quốc phòng Ukraie" - nghi phạm nói trong một cuộc thẩm vấn.

Theo Sputnik, Dolgopolov hiện là quân nhân đang phục vụ nghĩa vụ quân sự tại một đơn vị trên bán đảo Crimea. Còn Anna Sukhonosova được biết với vai trò là "người quen" của y. Hai người được cho đã cấu kết để khai thác thông tin từ Hạm đội Biển Đen để tuồn thông tin cho Ukraine.

Trang Ukrin Form  dẫn thông tin từ người phát ngôn của Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine, Vladyslav Selezniov chia sẻ trên trang cá nhân của mình: Dima Dolgopolov từng giữ chức Phó trong một bộ phận thuộc đơn vị pháo binh của nhóm pháo binh duyên hải 406 ở Simferopol trước năm 2014.

Năm 2014, sau khi Crimea  tổ chức trưng cầu dân ý thuộc Nga, ông đã phục vụ cho quân đội Nga.

"Dolgopolov phục vụ trong quân đội Nga  sau năm 2014 và giờ đã bị FSB bắt giữ. Tôi nghi ngờ Dima đã làm việc bí mật một cách độc lập, bởi ông ta là một chuyên gia trong chuyện đắm chìm vào quyền lực" - người phát ngôn viết.

Hai nghi phạm này sẽ được chuyển lên Tòa án quân sự Moscow để thụ lý vụ án và xét xử, cũng như  đối diện án phạt 20 năm tù vì tội danh “phản quốc” theo bộ luật hình sự Nga.

Trong khi đó, thông tin đáp trả đã được phía Ukraine "tung" ra sớm nhất.

Dịch vụ an ninh của Ukraine bác bỏ thông tin cho rằng nhân viên phục vụ người Nga mà FSB bắt được tiết lộ với Kiev các thông tin của Hạm đội Biển Đen.

"Chúng tôi không bình luận về hàng giả của Điện Kremlin" - thư ký báo chí của Cơ quan An ninh của Ukraine Yelena Gitlyanskaya trả lời. (Baodatviet)
---------------------------

Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ ở biển Đông

Mỹ dự kiến điều tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên trong tháng 10 để diễn tập với Hàn Quốc.

Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc ngày 1-10 cho biết: "Chúng tôi đang tham vấn với Mỹ về kế hoạch triển khai cụm tàu sân bay chiến đấu (CSG) do USS Ronald Reagan dẫn đầu hoạt động tại Đông Hải (biển Nhật Bản) vào khoảng 15-10".

USS Ronald Reagan có thể được hộ tống bởi một số tàu chiến thuộc CSG như một tàu khu trục Aegis, một tàu tuần dương và một tàu ngầm hạt nhân. Theo quan chức này, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch diễn tập chung phát hiện, theo dõi và chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên, huấn luyện tác chiến chống ngầm.

Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ ở biển Đông - Ảnh 1.

USS Ronald Reagan đăng trên tran web của Hải quân Mỹ. Ảnh: YONHAP

Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên, liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Quan chức quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh hoạt động này đã được lên kế hoạch từ trước. Sự chú ý sẽ được tập trung vào việc USS Ronald Reagan có đi qua biên giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hay không.

Bên cạnh đó, theo hãng tin Reuters, Mỹ vẫn luôn theo dõi nhất cử nhất động của Trung Quốc tai biển Đông. Ngày 30-9, trong lúc một số máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet xuất kích từ boong tàu USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận theo định kỳ tại biển Đông, hai tàu hộ vệ Trung Quốc luôn lộ diện trong tầm quan sát của tàu sân bay Mỹ. Các sĩ quan trên USS Ronald Reagan đề cập đến chuyện luôn bị tàu của hải quân Trung Quốc bám đuôi trong các vùng biển quốc tế.

Có đôi lần, nhóm tàu Trung Quốc tăng tốc để kiểm tra hướng đi của tàu sân bay, nhiều lúc lại đeo bám dai dẳng trong tầm nhìn của nhóm tàu và máy bay hộ tống USS Ronald Reagan. Một số thời điểm thủy thủ đoàn buộc phải cảnh báo những vị khách không mời mỗi khi tàu sân bay nhanh chóng đổi hướng, bảo đảm an toàn cho hai bên.

Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ ở biển Đông - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ F-18 Super Hornet xuất kích từ boong tàu USS Ronald Reagan hôm 30-9. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Yonhap, USS Ronald Reagan, lớp Nimitz, đóng quân tại Yokosuka, Nhật Bản. Tàu thuộc biên chế Hạm đội 7, hải quân Mỹ, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương. Tàu dài 333 m, boong tàu rộng bằng ba sân bóng, có gần 80 máy bay (từ máy bay chiến đấu đến trực thăng) và thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người.

Thời gian gần đây, USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ tham gia cuộc diễn tập chung với Úc và Nhật Bản.(NLĐ)
---------------------------

Nga nói thẳng Ukraine nên sa thải tướng vì "vô dụng"

Tướng Ukraine tố Nga tận dụng tập trận để trà trộn quân nhân ở Belarus, chờ thời cơ để tấn công Ukraine và châu Âu.

Reuters ngày 29/9 dẫn lời Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Viktor Muzhenko cho rằng, Nga đang giữ lại một số quân lính và thiết bị ở Belarus sau cuộc tập trận chung giữa hai nước mang tên Zapad-2017 (Phương Tây -2017).

"Chúng tôi có thông tin cho rằng họ (Nga) chỉ rút một vài khí tài, ít binh sỹ khỏi Belarus sau cuộc tập trận, mặc dù thực tế số binh sỹ được công bố tham gia trong cuộc tập trận là 12.500 binh sĩ, trong đó 3.000 là binh sỹ Nga" - ông Muzhenko nhận định.

tong tham muu truong quan doi ukraine viktor muzhenko

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Viktor Muzhenko

"Tôi không cho rằng căng thẳng giữa hai nước đã giảm đi, chúng ta có thể nói rằng căng thẳng thậm chí đang tăng lên hoặc đang tăng lên cao nữa" - tướng Muzhenko nói.

Người phát ngôn của NATO, Oana Lungescu cho biết: "Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng quân đội Nga tham gia vào Zapad-2017 đang rời khỏi Belarus, và chúng tôi sẽ theo dõi liệu tất cả các lực lượng và trang thiết bị có bị thu hồi thật hay không".

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen và người đồng cấp Pháp - bà Florence Parly là người giám sát cuộc tập trận từ phía phương Tây cho rằng, những binh lính Nga tham gia trong cuộc tập trận ở Belarus có lẽ phải lên tới hơn 100.000 người chứ không chỉ là con số 3.000 như Nga tuyên bố.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp còn cho rằng, Nga đang thực hiện một chiến lược để “cố ý, cố tình” chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình.

Nga- Belarus có khả năng tấn công châu Âu?

Các nhận định từ vị tướng Ukraine, châu Âu và đại diện NATO đưa ra khi người phát ngôn Bộ Quốc phòng Belarus khẳng định, chuyến tàu cuối cùng chở quân đội Nga và các thiết bị quân sự đã rời khỏi Belarus hôm thứ Năm (ngày 28/9).

Phía Belarus đã cho biết các bài tập này mô phỏng một phản ứng với "những kẻ cực đoan" được hậu thuẫn bởi nước ngoài và nhấn mạnh rằng họ không đe dọa bất cứ ai.

nga va belarus tien hanh tap tran o bien gioi 2 nuoc.

Nga và Belarus tiến hành tập trận ở biên giới 2 nước.

Về phía Bộ Quốc phòng Nga, chiều 29/9, người phát ngôn Igor Konashenkov khi nghe nhận định của Tướng Viktor Muzhenko đã bình luận, tuyên bố đó đã cho thấy "chiều sâu xuống cấp của Tổng tham mưu trưởng Ukraine".

Ông Konashenkov khẳng định, tất cả những người lính Nga và phương tiện của Nga tham gia vào cuộc tập trận Zapad-2017 đã trở về nơi họ được triển khai thường trực, tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine Viktora Muzhenko là không đúng sự thật.

Tuyên bố của ông Muzhenko về việc quân đội Nga "giấu mặt" ở Belarus đã "chứng tỏ sự xuống cấp có chiều sâu của Tổng tham mưu trưởng Ukraine và sự thiếu chuyên nghiệp của người lãnh đạo", người phát ngôn nói.

Ông Konashenkov lưu ý rằng, Tướng Ukraine đã "không nắm được về tình hình hoạt động quân sự ở khoảng cách hàng trăm km từ thủ đô của đất nước họ và tưởng tượng về số lượng binh sĩ đồn trú ở đó là đã đủ lý do để sa thải ngay lập tức vị trí Tổng Tham Mưu Trưởng của ông Muzhenko".

"Nếu đây là kết quả được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Mỹ và quá trình chuyển đổi lực lượng vũ trang Ukraine theo tiêu chuẩn Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) để sau đó, tự biến mình thành quân cờ trong tay NATO; thì trong trạng thái này, quân đội Ukraine sẽ là mối đe dọa trực tiếp và rõ ràng, đặc biệt đối với chính bản thân NATO" - TASS dẫn lời người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

chuyen tau cho linh va vu khi nga tro ve tu belarus.

Chuyến tàu chở lính và vũ khí Nga trở về từ Belarus.

Tổng thống Nga Vladimur Putin trước đó cũng nhấn mạnh mục tiêu của bài tập là chuẩn bị một kịch bản phòng thủ hoàn toàn, quy mô của các cuộc diễn tập là phù hợp với các quy tắc quốc tế. Việc một số nước châu Âu cáo buộc đó là một bàn đạp để xâm nhập Ba Lan, Lithuania hay Ukraine là sai lầm.

Cuộc tập trận Zapad- 2017 do quân đội Nga và Belarus thực hiện trên lãnh thổ của cả hai nước vào tháng 9 vừa qua đã là mối lo ngại cho các nước láng giềng Ukraine và NATO ở phía đông của châu Âu.

Ngoài 12.500 binh lính tham gia như tuyên bố trước đó, cuộc tập trận cũng bao gồm tổng cộng 370 xe bọc thép, trong đó có khoảng 140 xe tăng chiến đấu. Có tới 150 đơn vị pháo binh và hệ thống tên lửa nhiều lần phóng, hơn 40 máy bay và máy bay trực thăng cũng được triển khai.

Nga đã mời các quan chức quốc phòng phương Tây tới giám sát cuộc tập trận và khẳng định không hề dối trá về số lượng binh sĩ được điều tới Belarus.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang Nga ông Franz Klintsevich khẳng định với tờ Interfax rằng, các lo ngại của Bộ trưởng Quốc phòng Đức và Pháp khi tranh cãi về số lính Nga tham gia ở lãnh thổ Belarus là ảo tưởng.

"Nga chỉ có 3.000 quân trên lãnh thổ Belarus. Liệu họ có hiểu là để di chuyển 3.000 quân và 100.000 quân sẽ khác nhau như thế nào chứ?" - ông Klintsevich nói.

Đô đốc Hải quân Igor Kasatonov cho rằng, những số lượng quân đội tham gia tập trận phải được kiểm tra, kiểm soát và không phải muốn nói số lượng bao nhiêu cũng được.

"Số lượng quân đội là rất nhỏ nhưng NATO muốn làm trầm trọng thêm tình hình và đó là cách mà phương Tây thường làm" - Đô đốc Nga nhấn mạnh.

ukraine lo nga "xam luoc" tu phia bac

Ukraine lo Nga "xâm lược" từ phía Bắc

Với mối quan hệ của Nga với phương Tây vào thời điểm cực thấp sau Chiến tranh Lạnh, cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến các lo ngại về các  cuộc chiến tranh, bao gồm cả  kịch bản Nga tấn công về phía châu Âu trong tương lai không xa.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-10-2017

    Nhiều nước đua nhau xếp hàng đặt mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga; Tuyên bố quan trọng của ông Tập trước thềm Đại hội Đảng; Tấn công khủng bố liên tiếp tại Pháp và Canada

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 02-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 02-10-2017

    Ba sĩ quan Đài Loan nhận án tù vì phóng nhầm tên lửa; Serbia kiện 19 nước NATO: Nhát dao đoạn tuyệt; Anh em bà Yingluck bắt tay tấn công chính phủ Thái Lan?

Bài cùng chuyên mục