Tin Biển Đông

 
 
 

Tân tổng thống Mỹ sẽ làm gì với Trung Quốc?

  • Cập nhật : 12/10/2016

Sau cuộc bầu cử tháng 11 này, dù đương kim Tổng thống Barack Obama tiếp tục ở lại nắm quyền hay ứng cử viên Cộng hòa Mitt Romney sẽ lên thay thế thì các mối quan hệ chính trị, kinh tế phức tạp giữ Mỹ và Trung Quốc được dự đoán sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền Washington mới.
 

Nổi bật trong các mối quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề mất cân bằng kinh tế mà cả hai ửng cử viên tổng thống Mỹ đều cho là xuất phát từ chính sách thao túng tiền tệ và các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn là chính sách ngày càng quả quyết hơn của Trung Quốc, đặc biệt đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Obama và Romney, một trong hai sẽ trở thành ông chủ Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 6/11 tới đây. Họ sẽ áp dụng chính sách ngoại giao nào với Trung Quốc? Hãy nhìn lại các hành động cũng như tuyên bố của hai ứng cử viên này thời gian qua sẽ toát lên xu hướng ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 4 năm tới.

 - 1

Obaam và Romney sẽ làm gì với Trung Quốc nếu thắng cử?

Barack Obama

Tổng thống Obama nhậm chức nhiệm kỳ đầu với mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Năm 2009, chính quyền Obama xúc tiến “Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung” nhằm thảo luận vấn đề thương mại và nhiều chủ đề khác mà Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố là để “bắt đầu nỗ lực chưa từng có tiền lệ nhằm xây dựng nền tảng cho một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ 21”.

Tháng 1/2011, phát biểu trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Mỹ, ông Obama nhấn mạnh: “Trong một thế giới liên kết và nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia, gồm cả hai nước chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng và an toàn hơn khi hợp tác với nhau”.

 - 2

Obama: Số vụ kiện thương mại đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông đã tăng gấp gần hai lần so với chính quyền George W. Bush

Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng chỉ trích Trung Quốc với những cáo buộc thao túng tiền tệ - một hành động góp phần làm mất cân bằng thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, chính quyền Mỹ Obama còn đẩy mạnh chính sách phòng thủ đối với Trung Quốc, trong đó có việc công bố gói cung cấp vũ khí trị giá 5,8 ỷ USD cho Đài Loan vào tháng 9/2011. Trong chuyến thăm tới châu Á cùng năm, ông Obama tuyên bố các kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân đội Mỹ tại Australia như một phần của chiến lược “xoay trục” về châu Á, cả ngoại giao và quân sự, nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt ở thời điểm căng thẳng gia tăng xung quanh những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trong thông điệp liên bang năm 2012, Obama tuyên bố thành lập “Đơn vị thực thi thương mại” nhằm điều tra các hoạt động thương mại không công bằng “ở các quốc gia như Trung Quốc”. Liên quan đến vấn đề này, Obama nhấn mạnh rằng chính quyền của ông đã tiến hành các vụ kiện thương mại chống Trung Quốc nhiều gần gấp 2 lần so với thời chính quyền Tổng thống George W. Bush. Tháng 3/2012, cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, chính quyền Obama đệ trình “Đề nghị tham vấn với Trung Quốc” lên WTO vì những hạn chế xuất khẩu đất hiếm của nước này. Tháng 8 năm nay, chính quyền Obama tiếp tục kiện Trung Quốc ra WTO vì những cáo buộc đánh thuế không công bằng đối với nhập khẩu xe hơi của Mỹ.

Tháng 9/2012, Obama lại đệ đơn kiện Trung Quốc ra WTO và lần này cáo buộc Bắc Kinh bảo trợ không công bằng các mặt hàng xuất khẩu ô tô và phụ tùng. Tuyên bố này của Mỹ được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc kiện Mỹ vì các biện pháp chống bán phá giá với một loạt sản phẩm. Một hành động khác cũng diễn ra cùng tháng sau đó là việc Tổng thống Obama cấm một công ty Trung Quốc tham gia gói thầu sở hữu các trang trại gió gần một căn cứ thử nghiệm máy bay không người lái của Hải quân Mỹ ở Oregon vì những rủi ro an ninh.

Trong cuộc tranh luận tổng thống lần 2, Obama nói rằng ông sẽ cải cách luật thuế để hoạt động thuê làm bên ngoài (outsourcing) ít hấp dẫn về tài chính hơn với các công ty Mỹ, cũng như giảm thuế doanh nghiệp để thúc đẩy đầu tư sản xuất trong nước. Ông Obama cam kết tăng gấp đôi xuất khẩu bằng cách gia tăng số lượng công việc sản xuất nội địa, và không quên nhắc lại với các cử tri rằng ông đã gia tăng số vụ kiện thương mại đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu lên gấp hai lần so với chính quyền tiền nhiệm.

Trong vòng tranh luận thứ 3 ở Boca Raton, Florida ngày 22/10, Tống thống Obama nói: “Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng đồng thời là đối tác tiềm năng trong cộng đồng quốc tế nếu nước này tuân thủ các luật chơi”. Ông Obama cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của giáo dục, nghiên cứu và công nghệ như những cách thức giúp Mỹ duy trì cạnh tranh với Trung Quốc.

Mitt Romney

Romney thúc đẩy chính sách đối với Trung Quốc theo hướng “khuyến khích Bắc Kinh tham gia vào tiến trình giảm bớt xung đột và tiếp tục hợp tác với Washington mang lại các cơ hội kinh tế và tự do dân chủ ở Đông Á”. Ông Romney ủng hộ khả năng quân sự mạnh mẽ ở Thái Bình Dương, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Ấn Độ và các đồng minh khu vực khác để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, thúc đẩy nước này theo đuổi các chính sách thương mại tự do công bằng.

 - 3

Romney luôn cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ trong các cuộc tranh luận

Trong bài xã luận đăng tải trên Washington Post tháng 10/2011, Romney viết rằng Trung Quốc lợi dụng có hệ thống các nền kinh tế khác bằng cách cho phép đánh cắp quyền sử hữu trí tuệ trong khi lại bảo trợ các nhà sản xuất trong nước. Tiếp đó, trong bài viết tháng 2/2012 trên tờ Wall Street Journal, ông Romney đã nêu rõ chính sách đối phó với Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế, quân sự, và nhân quyền. Romney nói rằng cần thiết phải đối phó trực tiếp với các hoạt động lạm dụng của Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ và định giá đồng tiền và rằng ông sẽ lập tức quy kết Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay ngày đầu nhậm chức tổng thống trừ phi “Bắc Kinh thay đổi cách hành xử này”. Ông Romney cũng kêu gọi một sự hiện diễn quân sự mạnh mẽ ở khu vực và coi chính sách một con của Trung Quốc là “man rợ”.

Nhóm vận động tranh cử của Romney còn chỉ trích vụ kiện Trung Quốc của Obama ra WTO tháng 9/2012 là “quá nhẹ và quá muộn”, cho đây chỉ là “nỗ lực chính trị vào phút cuối đối với một vấn đề đã làm tổn hại kinh tế Mỹ từ lâu”.

Trong vòng tranh luận lần 2 ngày 16/10, Romney tiếp tục nhắc lại cam kết trấn áp Trung Quốc của mình: “Chúng ta có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào trên thế giới miễn là sân chơi phải công bằng. Trung Quốc đã lừa đảo trong nhiều năm, thứ nhất là giữ giá đồng tiền, thứ hai là đánh căp quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế, phát minh và công nghệ của chúng ta”.

Tại lần tranh luận thứ 3 ở Boca Raton, Florida ngày 22/10, Romney cũng nhấn mạnh việc Mỹ và Trung Quốc có thể là những đối tác của nhau nhưng “không có nghĩa là họ có thể cưỡi trên lưng và đánh cắp công việc của chúng ta trên một nền tảng không công bằng”.


Trung Phạm (Tổng hợp theo CFR)
Khám Phá

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-20171

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-2017

    Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh

  • Ván cờ chiến lược Trung-Mỹ-Nhật tại Đông Bắc Á2

    Ván cờ chiến lược Trung-Mỹ-Nhật tại Đông Bắc Á

    Việc Nhật Bản thực hiện “quốc hữu hóa” đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku đã dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, thậm chí có lúc tình hình trở nên vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên, tranh chấp nay đã xuất hiện dấu hiệu kiềm chế, lắng dịu.

  • Mỹ 'chuyển hướng' hay 'tái cân bằng' châu Á?3

    Mỹ 'chuyển hướng' hay 'tái cân bằng' châu Á?

    Mỹ vẫn còn 10 ngàn lính đóng tại châu Âu, trong hai năm tới Mỹ sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, chương trình hạt nhân Iran có vẻ như sẽ là một cuộc khủng hoảng chỉ còn tính bằng thời gian, và Trung Đông vẫn rất kích động.

Bài cùng chuyên mục