Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-2017

  • Cập nhật : 10/08/2017

Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ

Tân Bộ trưởng Esaki cho rằng chính phủ Nhật Bản nên phản ánh đúng tình thần của người dân và phải quyết liệt trong việc "đổi chác" với Mỹ.

may bay my tai okinawa

Máy bay Mỹ tại OKINAWA

Ria Novosti đưa tin, hôm 8/8, ông Tetsuma Esaki -Tân Bộ trưởng Bộ vấn đề Okinawa và vùng lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Nam Kuril mà Nga –Nhật đang tranh chấp) của Chính phủ Nhật Bản đã làm náo động khi kêu gọi xem xét lại hiệp ước về quy chế các lực lượng Hoa Kỳ.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Okinawa, ông nhấn mạnh: "Cần phải sửa đổi một chút nội dung của hiệp ước về quy chế của lực lượng này". Theo Ngài Bộ trưởng, "chính phủ nên phản ánh đúng tinh thần của người dân địa phương và phải nói với Hoa Kỳ những gì cần nói, mặc dù vấn đề này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng rất cần phải trao đổi".

Hãng tin Kyodo lưu ý, trong chính phủ, ông Esaki phụ trách thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Okinawa, do đó việc ông có liên quan đến một vấn đề nhạy cảm như rà soát lại quy chế của quân đội Mỹ, thực sự là hành động bất thường.

Tuyên bố của Tân Bộ trưởng được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản yêu cầu Hoa Kỳ ngừng sử dụng máy bay MV-22 Osprey trên đảo Okinawa để xác định nguyên nhân một trong những máy bay này rơi ngoài khơi bờ biển Úc. Tuy nhiên, các chuyến bay từ căn cứ quân sự Mỹ "Futenma" đến hòn đảo của Nhật Bản vẫn được tiếp tục.

Trong một thông báo khác, tờ Kyodo cho biết: Phó Thống đốc Okinawa là ông Moritake Tomikava sau một cuộc họp với trung tướng Lawrence Nicholson, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân Lục chiến viễn chinh sư đoàn 3 của Mỹ đã chuyển lời tối ông này rằng "máy bay MV-22 Osprey đang bay khắp thế giới, và điều đó không khác nào một chính sách chiến tranh" .

Bên cạnh đó, người dân Okinawa và chính quyền địa phương ra sức đòi rút các căn cứ Futenma của Mỹ ra khỏi tỉnh này, cũng như phản đối việc xây dựng một sân bay mới ở phía bắc của đảo.

Như đã biết, tỉnh Okinawa là nơi tập trung của khoảng 70% của tất cả căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Hiệp ước quy chế các lực lượng Mỹ được ký vào năm 1960, nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ người Mỹ tại các căn cứ quân sự. Ví dụ như, các công tố viên Nhật Bản không thể cáo buộc chống lại lính Mỹ về các hành vi trái pháp luật trong thời gian phục vụ quân sự.

Vào tháng 1 năm nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận bổ sung cho hiệp ước với nội dung hạn chế khả năng miễn trừ tư pháp đối với một số nhân viên tại căn cứ quân sự.

Hôm 3/8, Thủ tướng Nhật Bản đã thành lập một nội các mới. Theo báo cáo của truyền thông Nhật Bản, việc bổ nhiệm Bộ trưởng 73 tuổi Esaki đã thu hút sự chú ý bởi ngay sau khi nhậm chức, ông này tuyên bố sẽ đọc to các tóm tắt đã được chuẩn bị trước chính phủ để tránh bị nhầm lẫn.(Infonet)
-----------------------------

Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới

Reuters dẫn thông báo của Lầu Năm Góc ngày 8/8 cho biết, năm 2018, tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm Việt Nam.

Theo hãng tin Anh, đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ của 2 nước tiếp tục được tăng cường.

Tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã nhất trí về chuyến thăm này trong cuộc họp ngày 8/8.

Capture

  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc.

Đây được xem là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ kể từ năm 1975.

Trước đó, vào tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump cũng đã thảo luận về vấn đề này trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Reuters thông tin thêm.(VTC)
---------------------------

Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết

Tờ “Chuyên gia” của Nga mới đây đã đăng tải bài viết về quan điểm của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đối với việc Mỹ áp đặt các lệnh cấm vận mới chống Nga vì “can thiệp vào bầu cử Mỹ”.

Tờ “Chuyên gia” của Nga mới đây đã đăng tải bài viết về quan điểm của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đối với việc Mỹ áp đặt các lệnh cấm vận mới chống Nga vì “can thiệp vào bầu cử Mỹ”.

Theo đó, hy vọng cải thiện quan hệ giữa Nga với chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đã “chấm hết”.

“Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua đạo luật mới chống Nga đang và sẽ tạo ra hàng loạt hậu quả. Thứ nhất, hy vọng cải thiện quan hệ giữa Nga với chính quyền mới của Mỹ đã chấm hết. Thứ hai, Nga đã bị lôi vào một cuộc chiến tranh thương mại. Thứ ba, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã phải chuyển giao quyền hành pháp của mình cho Quốc hội Mỹ một cách đáng xấu hổ”- Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev viết trên trang Facebook cá nhân của mình.

Theo ông Dmitri Medvedev, giới thượng lưu chính trị Mỹ đã “vượt mặt” Tổng thống Donald Trump và mục đích cuối cùng là loại bỏ quyền lực của đương kim Tổng thống Mỹ, đồng thời lợi ích của giới doanh nghiệp Mỹ đã không được “đoái hoài” đến.

“Quy chế cấm vận gần như đã được “mã hóa” và sẽ tiếp tục được giới thượng lưu chính trị Mỹ tận dụng sau hàng thập kỷ nữa nếu như không có điều bất thường nào đó xảy ra”- Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev nhận định như vậy và dẫn ra đạo luật Jackson-Vanik (được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1974, với nội dung chủ yếu là cấm dành quy chế tối huệ quốc trong buôn bán với các nền kinh tế phi thị trường và cấm các quốc gia này tiếp cận với các chương trình hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, cũng như hạn chế nhập cư). Theo ông Medvedev, đạo luật cấm vận mới chống Nga thậm chí còn cứng rắn hơn cả đạo luật Jackson-Vanik. Điều này sẽ làm quan hệ Nga-Mỹ càng trở nên căng thẳng hơn.

Thủ tướng Nga cũng khẳng định một cách cứng rắn rằng Nga sẽ không để bị tác động tiêu cực bởi các lệnh cấm vận mới này của Mỹ. “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục công việc của mình để phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Chúng tôi sẽ thay thế nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước, sẽ giải quyết các nhiệm vụ quan trọng nhất của nước Nga”- ông Medvedev nhấn mạnh. Thủ tướng Nga tin tưởng điều này vì Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tồn tại, phát triển “trong điều kiện bị bao vây, cô lập”. “Các lệnh cấm vận sẽ chẳng có nghĩa lý gì và chúng tôi sẽ vượt qua được chúng”- Thủ tướng Nga Medvedev khẳng định.(Infonet)
-----------------------

Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh

Trái đất được bao quanh bởi vô số vệ tinh, một số trong đó không thuộc sở hữu của bất cứ nước nào trên thế giới, Sputnik đưa tin.

Nhà nghiên cứu UFO, kỹ sư thiết kế tàu vũ trụ người Nga Sergey Alexandrov tin rằng những vệ tinh của người ngoài hành tinh có thể đang nằm trên quỹ đạo của Trái đất.

Điều này khiến chuyên gia không gian đến từ Nga cho rằng Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã giấu thông tin về người ngoài hành tinh mà đáng ra họ phải công bố.

3762416

Ảnh minh họa.

Ông nói rằng vào những năm 50, 60, người ta phát hiện ra một số vệ tinh mà không thuộc về bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

"Nổi tiếng nhất trong số đó là The Black Prince được ghi nhận bởi các trạm radar vào thời điểm đó. Nó khác biệt bởi thực tế vệ tinh này chuyển động trên quỹ đạo từ đông sang tây", ông Sergey cho biết.(VTC)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 10-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 10-08-2017

    Hoàng tử Bỉ bị cắt bổng lộc vì 'lén' gặp quan chức Trung Quốc; Mỹ tức giận khi bị máy bay không người lái Iran “hù dọa”; Nghi vấn vệ tinh mất kiểm soát của Trung Quốc có thể gây hoạ cho Trái đất; Căng thẳng gia tăng, Trung Quốc rút kiều dân khỏi Ấn Độ

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 09-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 09-08-2017

    Mỹ có thể sớm bắt đầu không kích chống IS ở Philippines?; Vì sao Hàn Quốc tăng thuế doanh nghiệp, đi ngược xu hướng thế giới?; LHQ cảnh báo nguy cơ khủng hoảng leo thang tại Thái Bình Dương; Tổng thống Hàn Quốc cải tổ quân đội

Bài cùng chuyên mục