Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh
Mỹ 'chuyển hướng' hay 'tái cân bằng' châu Á?
- Cập nhật : 12/10/2016
Mỹ vẫn còn 10 ngàn lính đóng tại châu Âu, trong hai năm tới Mỹ sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, chương trình hạt nhân Iran có vẻ như sẽ là một cuộc khủng hoảng chỉ còn tính bằng thời gian, và Trung Đông vẫn rất kích động.
Tổng thống Barack Obama và ứng viên Cộng hòa Mitt Romney |
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt M. Campbell phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã trả lời phỏng vấn trong một tài liệu mới là “Sự chuyển hướng”, trong đó giải thích và khảo sát tỉ mỉ việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á – cả về mặt quân sự, ngoại giao và kinh tế.
Loạt phim này là các tập mới nhất do cựu nhà báo Mike Chinoy của CNN thực hiện. Ông cũng là một nghiên cứu sinh cấp cao tại Học viện Mỹ - Trung tại Đại học Nam California.
Series phim này phỏng vấn một loạt quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ đương nhiệm cũng như đã nghỉ hưu, cùng với các học giả đầy kinh nghiệm ở châu Á. Một số người còn đưa ra suy nghĩ của họ về việc cuộc bầu cử tới đây của Mỹ sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực.
Theo Richard Armigtage – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George Bush, ứng viên phe Cộng hòa Mitt Romney đã thể hiện rất nhiều về chính sách đối ngoại và những cố vấn như vậy đều nói rằng “chính sách châu Á gần như vẫn chưa được đề cập”.
Một số nhà phân tích lo ngại rằng việc ông Romney hứa rằng ông sẽ gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ sẽ chẳng báo trước quan hệ song phương tốt đẹp nào giữa hai nước. Một động thái như vậy có thể đồng nghĩa rằng ‘chúng ta sẽ có vài năm quan hệ khó khăn’ – Kenneth Lieberthal, một học giả về chuyên ngành Trung Quốc và nghiên cứu sinh cấp cao tại Viện Brookings nói.
Một cựu quan chức Trung Quốc tại Washington là Jia Xiudong nói rằng ông và các quan chức khác của Trung Quốc được truyền đạt trên tư cách cá nhân là nên bỏ ngoài tai những giọng điệu bài Trung như vậy trong các cuộc tranh cử trước đó. Nhưng nếu như ông Romney trúng cử và thực hiện lời hứa đó của mình trong tuyên bố ‘Trung Quốc thao túng tiền tệ’ thì ông Jia cho rằng điều này cũng ‘tương đương với một lời tuyên chiến, một cuộc chiến thương mại’.
“Đừng đối xử với Trung Quốc như kẻ thù” – ông Jia khuyên. “Nếu không bạn sẽ có một kẻ thù tại Trung Quốc”.
“Thực tế nền tảng là chúng ta sẽ trở thành hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trong các thập kỷ tới” – ông Lieberthal nói. “Chúng ta phải chỉ ra cách thức làm việc tốt hơn cho cả hai bên”.
Chính quyền Wasington gần đây tuyên bố rằng Obama sẽ là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên” của họ, ban đầu họ sử dụng từ “chuyển hướng” để mô tả trọng tâm mới vào khu vực này. Nhưng các quan chức ngoại giao Mỹ hiện tránh dùng từ này.
“Đối với một số người thì từ này nghe có một chút âm hưởng quân sự” – nhận định Jeffrey Bader, cựu giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền Obama.
Do đó, từ ‘chuyển hướng’ được đưa ra. Từ ‘tái cân bằng’ được đưa vào.
Nhưng cho dù được gọi là gì chăng nữa thì cách tiếp cận mới này của Mỹ cũng sẽ bao gồm việc 60% hải quân Mỹ triển khai ở Thái Bình Dương, một sự thay đổi từ tỉ lệ 50-50 quân đóng tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Sáu tàu sân bay sẽ góp mặt trong hạm đội Thái Bình Dương.
Ông Jia nói rằng rất nhiều người ở Trung Quốc đang nghĩ rằng sự chuyển hướng như vậy là nhằm “kiềm chế Trung Quốc”. Còn ông Chinoy nói rằng cách cắt nghĩa như vậy trở thành “câu chuyện được hiểu rộng rãi” ở đại lục.
Tuy nhiên, ông Campbell lại phản đối khái niệm kiềm chế trong chiến lược chuyển hướng, và gọi đó là “quá đơn giản và sai lầm”.
Nhưng ông Armitage lại phủ nhận quan điểm trên, và nói rằng: “Khi chính quyền nói rằng đó không phải là vì Trung Quốc thì thực tế là tất cả chỉ vì Trung Quốc. Trung Quốc hiểu điều này”.
Chiến lược này cũng bao gồm việc thúc đẩy các quan hệ đồng minh và bạn hữu với một loạt quốc gia châu Á, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Hàn Quốc.
Các thể chế đa phương cũng nhận được nhiều sự chú ý của Washington như là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp ác châu Á Thái Bình Dương (APEC), Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hội nghị Đông Á. Cuộc họp sắp tới của Hội nghị Đông Á dự kiến tiến hành trong tháng 11 này và ông Obama sẽ tới dự.
- Lê Thu (theo NYT, VietnamNet)