Tin Biển Đông

 
 
 

Mỹ - Trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới

  • Cập nhật : 12/10/2016

Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua đã liên tục có quyết định liên quan đến việc bố phòng các lực lượng quân sự trong khu vực.

 

Theo Tạp chí "Đối thoại châu Âu" số ra mới đây, các động thái này cho thấy hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã bắt đầu lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới và có khả năng cuộc chạy đua này sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Mỹ diễu võ, Trung Quốc giương oai

Hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đang ra sức “diễu võ giương oai” với các kế hoạch quân sự và các loại vũ khí tối tân. Tạp chí "Đối thoại châu Âu" cho rằng trong những tuần qua rõ ràng cả hai nước đã đưa ra các quyết định chắc chắn sẽ đưa họ đến một cuộc đối đầu lâu dài không những trên lĩnh vực ngoại giao mà cả lĩnh vực quân sự.

Trong cuộc đối đầu này, các đối thủ một lần nữa sẵn sàng thể hiện sức mạnh vũ khí hạt nhân, từ đó có thể gây nên những hậu quả toàn cầu. Nét nổi bật đầu tiên trong cuộc chiến tranh này do Mỹ khởi xướng, sau khi các tin tức cho biết mùa Hè năm ngoái quân đội Mỹ đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến “trên không - trên biển” lớn. Bằng cách phối hợp chặt chẽ lực lượng trên không và các hạm đội để phá hủy các kế hoạch phòng thủ bờ biển của đối phương, tư tưởng chiến lược của Mỹ là phát động các cuộc tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc khiến quân đội Trung Quốc bị tê liệt không thể chống lại các lực lượng Mỹ và nhóm tàu sân bay.

Các lực lượng hải quân và không quân Mỹ đang ùn ùn trở lại châu Á.


Đầu tháng 8-2012, Đô đốc Dennis Blair - cựu Giám đốc Hội đồng Tình báo Quốc gia và quản lý toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ, đã thông qua kế hoạch này. Theo ông Dennis Blair, kế hoạch được phát triển nhằm chống lại Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran. Mặc dù tài liệu vẫn đang được giữ bí mật, nhưng các nguồn tin khẳng định đây là kế hoạch nhằm phối hợp hơn nữa khả năng và sức mạnh của các lực lượng quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh tương lai.

Nhưng các chuyên gia ở các nước khác nhau trên thế giới nhận định, nhìn chung kế hoạch này của Mỹ khó có thể đánh bại Trung Quốc. Do mấy năm gần đây Bắc Kinh luôn chú trọng các kế hoạch phòng thủ từ hướng biển, do đó họ có thể biết các ý đồ của Mỹ từ công tác huấn luyện đến một cuộc chiến tranh thực sự.

Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch, Mỹ bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, từ tháng 8-2012 Lầu Năm Góc bắt đầu theo dõi các vùng nước ven biển của Trung Quốc thông qua các hoạt động của các máy bay trinh sát không người lái. Ngược lại, Trung Quốc cho biết họ có các phương tiện có khả năng ngăn chặn quân đội Mỹ triển khai các kế hoạch tấn công Trung Quốc từ biển. Tháng 8-2012, quân đội Trung Quốc tổ chức một số cuộc diễn tập tên lửa đánh chặn.

Mùa Hè năm nay, sau khi tái trang bị các loại vũ khí và chuẩn bị chính thức đưa vào hoạt động, tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh (cải tạo từ tàu sân bay cũ Varyag mua của Ukraine) của Trung Quốc đã nhiều lần tiến ra biển tham gia huấn luyện các thủy thủ và hiện đã được bàn giao cho hải quân nước này.

Khi so sánh với tàu sân bay tấn công của Mỹ được chế tạo nhằm chống lại hạm đội của đối phương, Trung Quốc cũng công khai tuyên bố đã có lực lượng phi công trên biển. Trung Quốc cũng phô trương cho toàn thế giới chứng kiến các tàu chiến tốc độ cao có thể tác chiến ở các khu vực ven biển và các tàu khu trục tên lửa có thể tấn công các mục tiêu cách xa bờ biển Trung Quốc. Trung Quốc cũng không chờ đợi những lời giải thích của Mỹ và sẵn sàng đáp trả tất cả các mối đe dọa tiềm tàng không đối xứng.

Ngày 16-8, quân đội Trung Quốc tổ chức cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2, được phóng từ một tàu ngầm lớp “Tấn” ở biển Hoàng Hải. Tiếp đến ngày 24-8, Trung Quốc tuyên bố, tháng 6-2012 họ đã thử thành công tên lửa Đông Phong-41 (DF-41) thế hệ thứ 3, tầm bắn tới 14.000 km, mỗi tên lửa có thể mang 10 đầu đạn và được phóng từ các xe tải cơ động. Vì vậy, tên lửa này có thể bay đến bất cứ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ và phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ.

Tên lửa DF-21 của Trung Quốc Ảnh: TL


Chạy đua vũ trang khu vực

Theo dự đoán của các chuyên gia, Trung Quốc đã thành lập tuyến phòng thủ dọc bờ biển và phát triển ra ngoài xa vùng biển hơn 1.000km. Nói một cách chính xác hơn, trong phạm vi phòng thủ này, các tàu sân bay của Mỹ có thể bị các tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 (DF-21) của Trung Quốc tấn công bất cứ lúc nào.

Chiến lược của Mỹ dự định chế ngự tuyến phòng thủ như vậy của Trung Quốc bằng cách sử dụng các loại vũ khí thông thường nhưng hiện đại, kể cả các công nghệ máy tính và tình báo vô tuyến điện tử của lực lượng không quân và hạm đội hải quân, nhưng không phát động cuộc tấn công tên lửa hạt nhân đồng loạt. Về bản chất, kế hoạch “tác chiến trên không- trên biển" là nhiệm vụ mà hạm đội và Bộ Chỉ huy Mỹ đã từng tiến hành trong Chiến tranh Thế giới Thứ II ở Thái Bình Dương chống Nhật Bản.

Nhưng điều đáng quan tâm là sự phát triển của hạm đội Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua sẽ buộc hạm đội Mỹ phải chuẩn bị đối đầu với các hạm đội trên biển. Một số chuyên gia cho rằng chiến lược “tác chiến trên không - trên biển” không có ý nghĩa gì cả, bởi vì nó không thể hiện rõ nhiệm vụ tiêu diệt và phá hủy các hạm đội cũng như tuyến phòng thủ ven biển của Trung Quốc liên quan đến mục tiêu thống trị toàn cầu của Mỹ ra sao và việc tăng cường kiểm soát khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa gì đối với sự thống trị toàn cầu như vậy. Không có nhà hoạt động chính trị cũng như quan chức chỉ huy quân sự nào của Mỹ đưa ra được câu trả lời thuyết phục và bình luận về vấn đề này.

Một số chuyên gia đã nghi ngờ các vụ thử tên lửa DF-41 và cho rằng đó chỉ là sự lừa bịp. Họ khẳng định Trung Quốc không có loại tên lửa này. Hiện nay toàn bộ kho hạt nhân của Trung Quốc chỉ có 240 đầu đạn hạt nhân, trong khi kho hạt nhân của Mỹ có tới hơn 2000 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng và hơn 5000 đầu đạn dự trữ.

Báo chí Mỹ đã gọi các vụ thử đó là một biện pháp đe dọa của Bắc Kinh. “Nhật báo Phố Wall” của Mỹ giữa tháng 8-2012 đăng phát biểu của một số chuyên gia quân sự cho rằng, trận địa radar phòng thủ tên lửa ở Alaska sẽ không hiệu quả đối với các tên lửa Trung Quốc và đó là lý do tại sao sắp tới Mỹ cần bắt đầu thảo luận các kế hoạch bố trí 2 trận địa radar mới ở phía Nam Nhật Bản và Philippines như các trận địa radar mà Mỹ thiết lập tại châu Âu. Gần đây các nhà chức trách Nhật Bản và Đài Loan cũng công bố các kế hoạch tăng cường phòng thủ tên lửa của họ.

Lầu Năm Góc khẳng định nhiệm vụ ưu tiên của Mỹ là bảo vệ Đài Loan bằng hệ thống phòng thủ tên lửa và thành lập một căn cứ hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và kết hợp các hệ thống phòng thủ của Mỹ với các hệ thống phòng thủ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Vì vậy, cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang biến thành một cuộc chạy đua vũ trang khu vực, đe dọa trở thành một nhân tố cạnh tranh toàn cầu.

Hiện nay Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ sử dụng các kinh nghiệm của chính sách ngăn chặn hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô để chống Trung Quốc thông qua hệ thống các căn cứ quân sự, tàu chiến và vòng vây của các nước đồng minh. Bắc Kinh cho rằng, trong trường hợp như vậy, mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự đầu tiên.

Bởi vì trước đây ngay sau khi Mỹ chắc chắn tránh được một cuộc phản công từ Liên Xô và bảo đảm các thành phố lớn nhất của Mỹ không bị hủy diệt, Washington bắt đầu các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí tấn công và đưa ra các điều kiện khiến cuộc chiến tranh hạt nhân trở thành vô nghĩa và không thể xảy ra khi đó.

Hơn nữa, hiện nay đa số người Mỹ nghĩ rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn còn yếu so với Mỹ. Nhưng họ quên rằng Bắc Kinh đang phát triển chương trình hạt nhân trong khuôn khổ hạn chế và rõ ràng sẽ làm hết mình để đạt được các phương tiện trả đũa, cho dù Trung Quốc phải trải qua một chặng đường dài mới đạt được sức mạnh quân sự ngang bằng Mỹ. Gần đây Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa riêng của họ để đối phó với các tên lửa Mỹ.

Đây là lý do khiến các nhà chiến lược của Mỹ tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa các hệ thống vũ khí để đáp trả các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Và mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia của Mỹ sẽ xảy ra không chỉ khi Trung Quốc có các loại tên lửa hoặc tàu sân bay nhiều hơn mà cả trong trường hợp Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đặc biệt để đáp trả các thách thức an ninh nhằm ngăn chặn Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.

    Minh Tâm
PL&XH
Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-20171

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-2017

    Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh

  • Đằng sau thỏa thuận tên lửa Mỹ - Hàn Quốc: Nối dài tình trạng bất an2

    Đằng sau thỏa thuận tên lửa Mỹ - Hàn Quốc: Nối dài tình trạng bất an

    Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 7/10 khi Mỹ và Hàn Quốc thông báo đạt được thỏa thuận về việc nâng tầm bắn hệ thống tên lửa của Hàn Quốc từ 300km và đầu đạn nặng hơn 500kg lên thành 800km và đầu đạn trọng lượng tới 1.000kg. Sở dĩ có chuyện này là vì vào năm 2001, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận với Mỹ, theo đó, Seoul tự nguyện chấp nhận hạn chế tầm bắn tên lửa của mình trong phạm vi 300km, để đánh đổi lấy việc được Washington bảo vệ bằng "chiếc ô hạt nhân" và 28.500 quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, sẵn sàng chống lại mọi cuộc tấn công từ bên ngoài.

  • Cuộc khẩu chiến về vai trò toàn cầu của hải quân Mỹ3

    Cuộc khẩu chiến về vai trò toàn cầu của hải quân Mỹ

    Romney và Obama có dám tin tưởng rằng hải quân Trung Quốc sẽ đảm bảo duy trì tự do thương mại trên Biển Đông, trong khi cả hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines đều không thể đảm bảo được điều đó?

Bài cùng chuyên mục

  • Căng thẳng Trung - Nhật:  “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”1

    Căng thẳng Trung - Nhật: “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”

    Cuối tháng 9-2012, sau những cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật ở Trung Quốc, hơn 80 trí thức Trung Quốc đã ký tên kêu gọi đối thoại giữa hai nước.

  • Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt2

    Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt

    Vừa muốn tranh thủ IMF để nâng vị thế đồng tiền nội địa trong “rổ tiền tệ”, vừa thích tỏ ra là một “cổ đông” có trách nhiệm tại các định chế tài chính quốc tế giải quyết thiên hạ đại sự, nhưng vào phút chót, Bắc Kinh lại phớt lờ các cuộc họp của IMF&WB tại Nhật Bản. Tại sao Trung Quốc loạn đao pháp đến thế?

  • Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc3

    Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc

    Sau một năm điều tra, ngày 8/10/2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc - Hoa Vĩ (Huawei) và Trung Hưng Thông Tấn (ZTE Corp) - đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Hoa Vĩ!

  • Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây4

    Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây

    Trong khi sóng gió ngoại giao ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa tan, cơn bão chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á Nhật - Trung đã xuất hiện với những cảnh báo căng thẳng, đe dọa bùng phát xung đột kinh tế và nó giống như “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng bên trên nền kinh tế thế giới.

  • Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh:  Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược5

    Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh: Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược

    Thời gian gần đây, tranh chấp trên biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương đang có dấu hiệu tăng nhiệt. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

  • Brics: Những người hùng đang yếu dần6

    Brics: Những người hùng đang yếu dần

    Trong ba năm qua, sự suy xét thông thường chia các nền kinh tế lớn của thế giới làm hai nhóm cơ bản - nhóm BRICS và nhóm SICKS (ốm yếu). Mỹ và EU thuộc nhóm ốm yếu - đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm và các món nợ kinh hoàng. Ngược lại, Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và theo một số đánh giá khác là Nam Phi) năng động hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư, doanh nhân và chính trị gia phương Tây đã thực hiện nhiều chuyến đi đến đó để nhìn về tương lai.

  • Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông7

    Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông

    Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép kinh tế và ngoại giao là hình mẫu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

  • Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới8

    Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới

    Quyền lực kinh tế mở rộng, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm cả thế giới đổi thay.