Tin Biển Đông

 
 
 

Căng thẳng Trung - Nhật: “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”

  • Cập nhật : 12/10/2016

Cuối tháng 9-2012, sau những cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật ở Trung Quốc, hơn 80 trí thức Trung Quốc đã ký tên kêu gọi đối thoại giữa hai nước.


Một người biểu tình Trung Quốc đạp cửa một quán rượu của Nhật ở Thâm Quyến hồi tháng 9 - Ảnh: Reuters

Nội dung lời kêu gọi này đến nay vẫn được giữ kín. Mới đây, nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa đã gửi thư cho nhà văn Nhật Haruki Murakami. Nội dung thư mang những suy nghĩ và lo âu được đăng trên báo New York Times. Xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.

 

"Nó như thứ rượu rẻ tiền. Sau vài chén, nó làm bạn say và trở nên kích động. Nó khiến bạn ăn to nói lớn và hành động thô lỗ. Nhưng sau cơn say điên loạn, bạn sẽ chẳng có được gì ngoài cơn đau đầu khủng khiếp vào sáng hôm sau"

Nhà văn HARUKI MURAKAMI nói về chủ nghĩa dân tộc cực đoan

“... Tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để theo dõi thời sự và lo âu khi phân tích mỗi diễn biến xảy đến. Tôi cứ tự hỏi: Điều gì đã biến tranh chấp đảo thành quả cầu lửa? Ai có thể dập lửa? Ai có thể khiến các chính trị gia cùng ngồi xuống nhấp ly trà đá và cùng đối thoại bình tĩnh, lịch sự? Đâu rồi những tiếng nói của lý trí?

Tôi đã thật sự xúc động khi đọc lời cảnh báo gần đây của Murakami về những nguy cơ bùng phát của chủ nghĩa dân tộc (cực đoan). “Nó tạo ra một tình huống nguy hiểm không có lối thoát” - như Murakami đã viết trong một xã luận trên báo Asahi hay “Nó như một thứ rượu rẻ tiền” - như ông viết gần đây.

Sự ngưỡng mộ lâu nay của tôi đối với những nhà văn Nhật đã vượt quá những thành tựu văn học của họ. “Sau vài chén, nó làm bạn say và trở nên kích động. Nó khiến bạn ăn to nói lớn và hành động thô lỗ. Nhưng sau cơn say điên loạn, bạn sẽ chẳng có được gì ngoài cơn đau đầu khủng khiếp vào sáng hôm sau”.

Đối diện với những tranh cãi nảy lửa giữa Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà văn Nhật đã đi đầu trong việc đem đến một chút lý trí cho cuộc tranh luận. Trước thái độ nhân văn và sự dũng cảm của họ, tôi cảm thấy xấu hổ cho sự chậm phản ứng của mình với tư cách là một nhà văn Trung Quốc.

“Với tư cách là một nhà văn châu Á và Nhật Bản - Murakami viết - tôi sợ rằng những thành tựu ổn định mà chúng ta đã tạo được (trong việc tăng cường trao đổi văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước láng giềng châu Á) sẽ bị hủy hoại nặng nề bởi những sự kiện gần đây”.

Tôi thấu hiểu sự lo âu của Murakami. Trong mọi lúc, các trao đổi văn hóa và văn học luôn là những nạn nhân đầu tiên mỗi khi xung đột biên giới nổ ra. Tôi đau đớn mỗi khi nhìn thấy văn hóa và văn học bị đối xử như những chiếc lồng đèn được treo lên trang trọng, lộng lẫy vào những ngày lễ hội, rồi bị vứt bỏ khi những ngày nhộn nhịp ấy qua đi. Suốt những đêm qua, tôi không ngừng cầu mong không còn thêm súng đạn và tiếng trống trận nữa! Chiến tranh là thảm khốc. Mãi đến nay, những vụ đổ máu do cuộc xung đột Trung - Nhật trong Thế chiến thứ hai vẫn mãi còn khắc ghi trong ký ức tập thể của chúng tôi.

“Chúng ta hết thảy đều là những con người” - Murakami đã tuyên bố như thế trong diễn văn đọc tại lễ nhận giải thưởng Jerusalem do Israel trao tặng vào năm 2009. “Chúng ta đều như những quả trứng dễ vỡ trước bức tường vững chắc”.

Tôi chia sẻ với ông. Không một người bình thường nào có thể chiến thắng. Cái chết là định mệnh duy nhất của chúng ta. Đối mặt với chiến tranh, chúng ta hết thảy đều như những quả trứng mong manh. Nếu như có thêm nhiều những trí thức Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng dấn thân để nói lên tiếng nói của lý trí thay vì gieo rắc hận thù và hùa theo cơn giận dữ bùng nổ, hay thờ ơ đứng nhìn thì có lẽ chúng ta đã có thể giảm nhiệt căng thẳng và đem lại nhiều ly trà đá hơn cho những con người đang bị đốt nóng bởi tranh chấp.

Với tư cách là một nhà văn Trung Quốc, tôi cảm thấy xấu hổ về những người Trung Quốc tham gia đập phá trong những cuộc biểu tình vừa qua, cùng lúc lại cảm thông với sự bất lực và những thất vọng mà họ không thể diễn đạt được. Nhiều người ở đây sống trong sự lo âu mỗi ngày về những lý do mà chính họ cũng chẳng hiểu vì sao. Họ luôn chờ đợi một kẽ hở để xả sự thất vọng.

Tôi biết rằng ở bất kỳ nước nào, nếu tiếng nói lý trí không được lắng nghe, tai họa sẽ giáng xuống bất cứ lúc nào và chính những con người bình thường sẽ phải hứng chịu”.

VIỆT PHƯƠNG
Tuổi Trẻ



 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Trung Quốc ngày càng 'đẩy châu Á về phía Mỹ'1

      Trung Quốc ngày càng 'đẩy châu Á về phía Mỹ'

      Theo tác giả Walter Russell Mead của tờ The American Interest, việc các ngân hàng lớn của Trung Quốc tẩy chay hội nghị thường niên của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ở Tokyo vào tuần này cho thấy nước này không giỏi lắm về chính sách ngoại giao.

    • Washington 'xoay trục về châu Á' để duy trì 'tự do di chuyển'2

      Washington 'xoay trục về châu Á' để duy trì 'tự do di chuyển'

      Năm 1978, trong một chuyến thăm tới Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên trong giới lãnh đạo Trung Quốc có cuộc họp báo kiểu Tây tại đây.

    • Những toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông3

      Những toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

      Tranh chấp Trung-Nhật liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang gây ra cuộc khủng hoảng giữa hai nước, song tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mới chính là cái được mất có tính chiến lược sống còn đối với Trung Quốc.

    • Trung-Mỹ tăng cạnh tranh chiến lược ở châu Á-TBD4

      Trung-Mỹ tăng cạnh tranh chiến lược ở châu Á-TBD

      Mạng tin Lancaster Eagle (Mỹ) ngày 11/10 cho biết, Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường cạnh tranh chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để đe dọa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông, biển Hoa Đông và cắt đứt các tuyến đường thâm nhập vào các khu vực chung toàn cầu của Mỹ.

    • Trung - Nhật đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku5

      Trung - Nhật đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

      Dư luận đang đặc biệt quan tâm tới nhận định của tướng “diều hâu” Trung Quốc La Viện khi ông cho rằng, theo lịch sử, đảo Okinawa, nơi có 1,3 triệu dân Nhật Bản cùng căn cứ quân sự lớn của Mỹ cũng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

    • Senkaku/Điếu Ngư - một sự “báo thù” của địa lý?6

      Senkaku/Điếu Ngư - một sự “báo thù” của địa lý?

      Tiếng súng đấu khẩu giữa Nhật và Trung Quốc (bao gồm Hoa lục, Hongkong và Đài Loan) quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã đến hồi cực kỳ “khét lẹt”. Nó đã cho thấy rõ cái yếu tố mà tác giả Robert D. Kaplan gọi là “sự báo thù của địa lý” trong quyển sách mới xuất bản của mình, trong đó bản đồ và những tranh chấp địa lý xuất phát từ đó, chứ không gì khác mới là ngòi nổ của các cuộc xung đột và thậm chí chiến tranh tương lai không xa…

    • Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku?7

      Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku?

      Theo mạng tin tình báo Stratfor (Mỹ) ngày 11/10, giống như Trung Quốc và Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với tên gọi ở Đài Loan là Điếu Ngư Đài. Tuy nhiên, không như Trung Quốc và Nhật Bản, Đài Loan không thể trực tiếp thách thức các tuyên bố chủ quyền của bên kia mà chỉ giữ vai trò hạn chế trong tranh chấp này.

    • Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo8

      Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo

      Sự bất định không chỉ xoay quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo, mà còn cả các diễn biến chính trị rộng hơn tại Trung Quốc tiếp đây, cũng như bản chất của việc nước này tham gia vào thế giới bên ngoài.