Tin Biển Đông

 
 
 

Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku?

  • Cập nhật : 12/10/2016
Theo mạng tin tình báo Stratfor (Mỹ) ngày 11/10, giống như Trung Quốc và Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với tên gọi ở Đài Loan là Điếu Ngư Đài. Tuy nhiên, không như Trung Quốc và Nhật Bản, Đài Loan không thể trực tiếp thách thức các tuyên bố chủ quyền của bên kia mà chỉ giữ vai trò hạn chế trong tranh chấp này.
senkaku- japan-china-taiwan-korea

Song, căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo đã tạo cơ hội cho Đài Bắc quyết đoán hơn trong tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở biển Hoa Đông, miễn là các tuyên bố này không thách thức lợi ích chiến lược của Bắc Kinh và Tokyo. Lập trường quyết đoán này cũng giúp Đài Bắc gặt hái được những lợi ích nhất định khi Bắc Kinh và Tokyo đang ở thế bế tắc.

Giữa tháng Chín vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị nối lại các cuộc đàm phán với Đài Loan về quyền đánh bắt cá ở gần vùng biển tranh chấp, và ngày 8/10, Đài Bắc đã có thông báo hoan nghênh việc nối lại đàm phán này.

Đề nghị của Nhật Bản được đưa ra giữa lúc dư luận Đài Loan phản đối quyết liệt động thái của Tokyo liên quan đến việc quốc hữu hóa các đảo, gây căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Đài Loan. Có thể, trong các cuộc đàm phán, Nhật Bản sẽ nhượng bộ và nới lỏng lệnh cấm đánh bắt cá đối với ngư dân Đài Loan được đưa ra năm 1996, khi Nhật Bản phân chia vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo này.

Những thập kỷ gần đây, dù vẫn đưa ra các tuyên bố chủ quyền nhưng Đài Loan không thể hiện sự quyết đoán của mình. Đài Loan cũng sử dụng lập luận giống như Trung Quốc khi tuyên bố chủ quyền đối với biển Hoa Đông, nhưng hành động của Đài Bắc bị giới hạn bởi sự phụ thuộc an ninh của họ vào Mỹ và Nhật Bản. Đài Loan cũng bị hạn chế do có diện tích nhỏ bé, lại nằm sát ngay Trung Quốc Đại lục.

Đài Bắc quyết định đưa ra lập trường tuyên bố chủ quyền giống với Trung Quốc. Vì những khó khăn này, Đài Bắc ít chú ý tới chủ quyền đối với Điều Ngư Đài cho tới những năm 60 của thế kỷ trước, khi khí tự nhiên được phát hiện dưới thềm lục địa của biển Hoa Đông.

Kể từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các đời tổng thống Đài Loan đã phải kiềm chế với các động thái khẳng định chủ quyền của Tokyo vì muốn tập trung duy trì quyền đánh bắt cá của ngư dân, trong khi cố làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy thậm chí đã thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo khi ông này về hưu.

Khi mới nhậm chức, ông Mã Anh Cửu tiếp tục các chính sách này như những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây ở biển Hoa Đông đã khiến Đài Loan phải cân nhắc việc thay đổi chính sách.

Nằm giữa một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh về quân sự và sự hiện diện mạnh mẽ của hải quân Nhật Bản ở biển Hoa Đông, Đài Loan không còn duy trì quan điểm phòng vệ để bảo vệ lợi ích tại đây. Điều này giải thích tại sao cuối tháng Chín vừa qua, Đài Loan đã cử 12 tàu tuần duyên hộ tống các thuyền đánh cá Đài Loan trong các vùng biển tranh chấp, cũng như tuyên bố ngày 14/8 của Tổng thống Mã Anh Cửu kêu gọi một sáng kiến hòa bình cho biển Hoa Đông. Dường như lập trường mập mờ của Đài Loan đối với các đảo ở Hoa Đông đã trở nên rõ ràng hơn.

Trung Quốc hoan nghênh chính sách mới này của Đài Loan và thực tế còn khuyến khích Đài Bắc có lập trường mạnh mẽ hơn. Thay vì xem động thái này là mối đe dọa, Trung Quốc cho rằng đây là cơ hội tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo, với hy vọng về sự đoàn kết giữa hai bờ và sự xuất hiện tính đa phương trong tranh chấp chủ quyền các đảo.

Nhật Bản thực sự lo ngại quan điểm mới của Đài Loan trong tranh chấp các đảo. Dù hợp tác giữa Trung Quốc và Đài Loan còn lâu mới diễn ra và trước mắt chưa phải là đe dọa đối với Nhật Bản, nhưng Tokyo không muốn Đài Bắc tham gia phản đối các tuyên bố chủ quyền của mình vì như vậy sẽ làm tăng thêm sức mạnh đàm phán của Bắc Kinh.

Chính vì vậy, Nhật Bản đang cố gắng dung hòa Đài Loan và làm suy yếu khả năng của Trung Quốc trong khai thác tranh chấp này. Nối lại đàm phán về quyền đánh bắt cá là một phần trong chính sách này của Tokyo vì nó cho phép Đài Loan tăng thêm sự hiện diện ở gần quần đảo, đồng thời tránh xung đột trực tiếp.

Đối với Đài Loan, việc nối lại đàm phán có thể giúp đảo nhỏ này tăng thêm uy tín trong giải quyết các tuyên bố chủ quyền, đặc biệt đối với các ngư dân ở Đông Bắc Đài Loan, căn cứ truyền thống của lực lượng đối lập. Lập trường quyết đoán này cũng mang lại cho chính quyền Đài Loan chút vốn chính trị giữa lúc uy tín đang giảm sút.

Hơn nữa, thế bế tắc giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang tạo cho Đài Loan cơ hội để tìm kiếm lợi ích, giúp Đài Bắc khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình độc lập với Trung Quốc Đại lục./.

 

(Vietnam+)
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Căng thẳng Trung - Nhật:  “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”1

      Căng thẳng Trung - Nhật: “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”

      Cuối tháng 9-2012, sau những cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật ở Trung Quốc, hơn 80 trí thức Trung Quốc đã ký tên kêu gọi đối thoại giữa hai nước.

    • Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt2

      Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt

      Vừa muốn tranh thủ IMF để nâng vị thế đồng tiền nội địa trong “rổ tiền tệ”, vừa thích tỏ ra là một “cổ đông” có trách nhiệm tại các định chế tài chính quốc tế giải quyết thiên hạ đại sự, nhưng vào phút chót, Bắc Kinh lại phớt lờ các cuộc họp của IMF&WB tại Nhật Bản. Tại sao Trung Quốc loạn đao pháp đến thế?

    • Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc3

      Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc

      Sau một năm điều tra, ngày 8/10/2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc - Hoa Vĩ (Huawei) và Trung Hưng Thông Tấn (ZTE Corp) - đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Hoa Vĩ!

    • Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây4

      Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây

      Trong khi sóng gió ngoại giao ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa tan, cơn bão chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á Nhật - Trung đã xuất hiện với những cảnh báo căng thẳng, đe dọa bùng phát xung đột kinh tế và nó giống như “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng bên trên nền kinh tế thế giới.

    • Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh:  Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược5

      Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh: Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược

      Thời gian gần đây, tranh chấp trên biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương đang có dấu hiệu tăng nhiệt. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

    • Brics: Những người hùng đang yếu dần6

      Brics: Những người hùng đang yếu dần

      Trong ba năm qua, sự suy xét thông thường chia các nền kinh tế lớn của thế giới làm hai nhóm cơ bản - nhóm BRICS và nhóm SICKS (ốm yếu). Mỹ và EU thuộc nhóm ốm yếu - đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm và các món nợ kinh hoàng. Ngược lại, Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và theo một số đánh giá khác là Nam Phi) năng động hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư, doanh nhân và chính trị gia phương Tây đã thực hiện nhiều chuyến đi đến đó để nhìn về tương lai.

    • Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông7

      Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông

      Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép kinh tế và ngoại giao là hình mẫu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

    • Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới8

      Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới

      Quyền lực kinh tế mở rộng, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm cả thế giới đổi thay.