Tin Biển Đông

 
 
 

Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới

  • Cập nhật : 12/10/2016

Quyền lực kinh tế mở rộng, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm cả thế giới đổi thay.

trung quốc
Sự trỗi dậy của con rồng châu Á đang làm thay đổi diện mạo của thế giới.

1. Thương mại

Đã 35 năm kể từ khi khẩu hiệu ngắn gọi, súc tích và quyến rũ của cựu lãnh đạo Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình "thịnh vượng là vinh quang" báo hiệu sự mở cửa của Trung Quốc với thế giới. Khẩu hiệu này cũng mở ra một trong những câu chuyện thành công trên lĩnh vực kinh tế bậc nhất trong lịch sử nhân loại.

Trung Quốc đã đi lên, giành vị thế là nền kinh tế thứ 2 của thế giới từ xuất phát điểm chỉ là nền kinh tế nhỏ hơn Italy. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng một triệu triệu phú. Và theo sau công cuộc chuyển giao quyền lực của Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo mới của con rồng châu Á có thể sẽ mang lại những thách thức lớn đối với vị trí siêu cường kinh tế của Mỹ.

Sự chuyển đổi này thay đổi cách thức thương mại của thế giới. Lao động giá rẻ ở Trung Quốc đã dẫn tới kết quả, giá thành tất cả mọi thứ từ giẻ lau sàn nhà cho đến điện thoại di động ở các quốc gia phương Tây giảm xuống chóng mặt.

Trung Quốc hiện nay cũng là nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi. Điều này hứa hẹn khả năng lục địa đen sẽ lần đầu tiên trong 2 thế kỷ bị đẩy ra khỏi "vòng tay" của châu Âu và Mỹ. Chưa hết, Trung Quốc còn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, vừa như là chiến lược đe dọa vừa như là một canh bạc liều lĩnh mà Bắc Kinh đang buộc Mỹ chơi cùng.

Một mối quan ngại lớn hiện nay là liệu giới lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đương với quá khứ và nhờ đó, giúp khôi phục nền kinh tế của phần còn lại của thế giới hay không.

Hầu hết các nhà phân tích phương Tây hy vọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm từ 10%/năm xuống còn 6%-7% - mức tăng trưởng vẫn còn rất ấn tượng. Các chuyên gia tranh luận, nếu muốn biến Trung Quốc muốn trở thành nước giàu chứ không phải là một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình, thì giới lãnh đạo nước này cần phải tiến hành các cải cách sâu sắc hơn và triệt để hơn.

Với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc như hiện nay, khả năng bùng nổ tầng lớp trung lưu lớn lớn nhất thế giới tại nước này là điều hoàn toàn có thể. Đây là tầng lớp chắc chắn đòi hỏi được hưởng thụ các tiện nghi vật chất như xe hơi, điều hòa, bất kể các vấn đề về môi trường.

2. Môi trường

Trung Quốc đang phát triển nhanh thần tốc bất chấp các vấn đề liên quan đến môi trường. Tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt và sự bùng nổ của các dự án xây dựng ở Trung Quốc dẫn đến hậu quả, con rồng châu Á vượt mặt Mỹ, trở thành quốc gia thải khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới trong năm 2007. Trung Quốc hiện có 7 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, dẫn đến hậu quả, 500.000 đến 750.000 công dân nước này tử vong mỗi năm do các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Hệ quả của tăng trưởng kinh tế nóng là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng đang đặt ra nhiều nguy cơ cho Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Tuy nhiên, tác động của vấn đề này không chỉ giới hạn ở bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Ô nhiễm không khí bao gồm thủy ngân và chì vượt qua biên giới, tác động tiêu cực đến các quốc gia láng giềng và thậm chí, vượt qua cả Thái Bình Dương, ảnh hưởng đến Bờ Tây nước Mỹ. Hiện này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và đảm báo vấn đề không trầm trọng hơn là một nhiệm vụ không dễ.

“Chỉ cần nhìn vào riêng hai yếu tố này: một là, quy mô của nền kinh tế và hai là dân số của Trung Quốc cũng đủ nhận ra nhiệm vụ trên phức tạp thế nào”, ông Edgar Cua, thuộc Ngân hàng phát triển châu Á nhấn mạnh.

Điều này có nghĩa, Trung Quốc là sẽ trở thành trung tâm của bất cứ thỏa thuận nào về biến đổi khí hậu trong tương lai. Trung Quốc từ chối hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chỉ cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon ở mức 40-45% vào năm 2020. Tuy nhiên, nhằm để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế thần tốc, Trung Quốc phụ thuộc chính vào than đá, nguồn năng lượng đáp ứng tới 70% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Do đó, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vẫn tăng lên 60% so với mức hiện nay.

3. Quyền lực mềm

30 năm trước đây, những người Trung Quốc được thế giới biết đến chỉ là các nhà lãnh đạo bí hiểm của nước này. Tuy nhiên, ngay nay, những người Trung Quốc mang thương hiệu toàn cầu đã trở nên phổ biến bao gồm những nhân vật như nữ diễn viên Chương Tử Di, cầu thủ bóng rổ Yao Ming hay nghệ sĩ Zhang Xiaogang.

Trung Quốc từ lâu rất có sức hấp dẫn đối với phương Tây. Tuy nhiên, sự nổi lên của nước này như là quyền lực kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tạo ra làn sóng quan tâm đặc biệt tới văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.

Ngày nay, các lớp dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc được mở ra rộng khắp trên thế giới.

Trên khắp châu Âu và Mỹ, các lớp dạy tiếng Trung được mở ra ngày càng nhiều hơn, không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ em ở những độ tuổi rất nhỏ. Trung Quốc bắt đầu thực thi chiến lược thiết lập quyền lực mềm trên toàn cầu thông qua việc mở hàng loạt các viện Khổng Tử với mục đích công khai là dạy tiếng Trung Quốc. Số lượng các viện này, đặc biệt là ở khu vực châu Á, đang tạo nên nhiều thách thức cho vị thế ngôn ngữ toàn cầu của tiếng Anh.

4. Hòa bình thế giới

Với sự trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây, Trung Quốc được ví von như là “người khổng lồ ngủ say bắt đầu thức giấc”. Với tham vọng bành trướng ảnh hưởng ra toàn cầu, Trung Quốc không tiếc tiền của đầu tư hiện đại hóa quân đội. Ngân sách quốc phòng của con rồng châu Á đã tăng lên mức hai con số trong gần một thập kỷ qua.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc không tiếc tiền hiện đại hóa quân đội.

Trong nỗ lực gia tăng các khả năng quân sự, quốc phòng, Trung Quốc đầu tư tiền tấn vào chế tạo và phát triển tàu sân bay, công nghệ tàng hình, chiến tranh không gian và an ninh mạng. Những động thái trên của Trung Quốc khiến không chỉ khiến các láng giềng trong khu vực quan ngại mà còn làm Mỹ - đối thủ số 1 của họ lo lắng.

Để làm giảm bớt “nỗi bất an” của các láng giềng cũng như phần còn lại của thế giới về sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc lặp đi lặp lại phương châm và mục tiêu “trỗi dậy hòa bình” của họ. Nói cách khác, Trung Quốc không ngừng trấn an cả thế giới rằng, họ sẽ không dùng sức mạnh kinh tế để trở thành kẻ bắt nạt.

“Mọi quốc gia đều có quyền gìn giữ và bảo vệ an ninh cũng như các lợi ích chiến lược của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ có thể trở nên hung hăng, hiếu chiến hơn vì như vậy họ sẽ chỉ chuốc lấy hậu quả là bị xa lánh và cô lập bởi bạn bè quốc tế”, ông Wu Jianmin, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian gần đây Trung Quốc liên tục bị chỉ trích và phàn nàn bởi thái độ ngày càng hung hăng, quyết liệt và khiêu khích hơn trong các tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng như Nhật Bản, Philippines và thậm chí, trong quan hệ với cường quốc số 1 thế giới là Mỹ nhằm cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lịch sử chứng minh, các mâu thuẫn về lợi ích giữa một siêu cường của thế giới với kẻ thách thức mới nổi của họ thường dẫn đến mối quan hệ căng thẳng hơn giữa họ. Và do đó, bất cứ sự sơ xuất nào dựa trên sự thiếu kìm chế của cả hai cũng dễ dẫn đến nguy cơ xung đột, đe dọa đến hòa bình và sự ổn định của cả thế giới.

5. Sự tuyệt chủng của động vật hoang dã quý hiếm

Trung Quốc hiện đối mặt với chỉ trích và cáo buộc thúc đẩy cho sự gia tăng nạn săn bắn trộm các loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới. Đây được xem là một trong những hệ lụy theo sau sự thình vượng của con rồng châu Á khi thị trường nước này luôn khát các mặt hàng trang sức và dược liệu quý hiếm được chế tạo từ những loài động vật hoang dã. Theo ước tính, mỗi năm, hàng nghìn con voi châu Phi bị giết hại để lấy ngà cung cấp cho thị trường Trung Quốc.

Hơn nữa, là quốc gia đông dân nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, Trung Quốc hiện nay tiêu thụ khối lượng thịt lớn gấp 5 lần so với năm 1979 và chiếm ½ lượng tiêu thụ toàn cầu. Với mức độ tiêu thụ lớn như vậy, nghành chăn nuôi của Trung Quốc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa. Do đó, Trung Quốc phải nhập khẩu nhiều hơn thịt lớn. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, thực phẩm do đất canh tác thì ít không đủ đảm bảo an ninh lương thực nội địa.

Theo ước tính, Trung Quốc nhập khẩu tới 60% tổng sản lượng đậu nành xuất khẩu của thế giới. Nhiều nhà phân tích dự báo, trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực đáp ứng nhu cầu của 21% dân số thế giới nhưng lại chỉ có 9% diện tích đất canh tác. Do đó, họ sẽ tăng cường nhập khẩu nhiều hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao hơn.



Phương Đăng

Theo Infonet// Zing


 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku?1

      Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku?

      Theo mạng tin tình báo Stratfor (Mỹ) ngày 11/10, giống như Trung Quốc và Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với tên gọi ở Đài Loan là Điếu Ngư Đài. Tuy nhiên, không như Trung Quốc và Nhật Bản, Đài Loan không thể trực tiếp thách thức các tuyên bố chủ quyền của bên kia mà chỉ giữ vai trò hạn chế trong tranh chấp này.

    • Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo2

      Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo

      Sự bất định không chỉ xoay quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo, mà còn cả các diễn biến chính trị rộng hơn tại Trung Quốc tiếp đây, cũng như bản chất của việc nước này tham gia vào thế giới bên ngoài.

    • Mỹ - Trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới3

      Mỹ - Trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới

      Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua đã liên tục có quyết định liên quan đến việc bố phòng các lực lượng quân sự trong khu vực.

    • Trung Quốc giằng xé giữa các lợi ích4

      Trung Quốc giằng xé giữa các lợi ích

      Dù muốn khai thác Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF như một công cụ để nâng cao vị thế của quốc gia trong định chế tài chính này, nhưng do yêu cầu đối nội, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ qua các nghi thức ngoại giao thông thường nhất.

    • Tương lai bấp bênh của Trung Quốc5

      Tương lai bấp bênh của Trung Quốc

      Theo tác giả Jonathan Levine trên trang Nationalinterest, khi Trung Quốc đưa ra thông báo về ngày tiến hành chuyển giao quyền lực chính thức là 8/11 có thể coi đây là lời thông báo về một quá trình chuyển giao đầy đau đớn của nước này. Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ đối mặt với vô số khó khăn và con đường phía trước Trung Quốc còn rất bấp bênh.

    • 6

      Những điểm xung đột trên biển Tây Thái Bình Dương

      Nơi mà xưa từng là một vùng biển tương đối thanh bình ở Tây Thái Bình Dương, giờ đã trở thành cái mồi lửa sẵn sàng nổ tung. Tôi đang nói về một khu vực trải dài, vượt ra khỏi biển Nhật Bản, xuống tới tận biển Hoa Đông, xuyên eo biển Đài Loan và kéo dài tới Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), với tổng diện tích khoảng 5,8 triệu km2 (2,2 triệu dặm vuông).

    • Nhìn lại nguồn gốc tranh chấp Trung - Nhật7

      Nhìn lại nguồn gốc tranh chấp Trung - Nhật

      Quần đảo đang nằm trong tâm điểm tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay có tên Senkaku theo cách gọi của Tokyo, Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh.

    • Biển Đông đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc đến bờ chiến tranh lạnh ?8

      Biển Đông đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc đến bờ chiến tranh lạnh ?

      Trong bài nhận định đăng trên trang web của Hội Asia Society tại New York ngày 02/10/2012, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ) đã cho rằng tranh chấp Biển Đông hiện nay, với thái độ lấn lướt của Trung Quốc và quyết định can dự của Hoa Kỳ đã có đầy đủ dấu hiệu của một cuộc ‘chiến tranh lạnh mới’. Theo ông cần phải công nhận thực tế này thì mới có được giải pháp né tránh thích hợp.