Tin Biển Đông

 
 
 

Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo

  • Cập nhật : 12/10/2016

Sự bất định không chỉ xoay quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo, mà còn cả các diễn biến chính trị rộng hơn tại Trung Quốc tiếp đây, cũng như bản chất của việc nước này tham gia vào thế giới bên ngoài.

 Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo
 

 Những sự kiện gần đây cho thấy những sự bất định đang ảnh hưởng đến hệ thống chính trị Trung Quốc. Sự bất định này không chỉ xoay quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo, mà còn cả các diễn biến chính trị rộng hơn tại Trung Quốc tiếp đây, cũng như bản chất của việc nước này tham gia vào thế giới bên ngoài.
 

Gần đây, cựu quan chức cấp cao Bạc Hy Lai, với vợ là người dính líu đến cái chết của một người Anh, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và đứng trước hàng loạt tội danh từ tham nhũng cho tới ăn hối lộ. Thời điểm diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã được ấn định, tại đó, sẽ công bố ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau hai tuần vắng bóng.

 

Tuy nhiên, ở mức độ sâu sắc hơn, những sự kiện gần đây cho thấy những sự bất định đang ảnh hưởng đến hệ thống chính trị Trung Quốc. Sự bất định này không chỉ xoay quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo mà còn cả các diễn biến chính trị rộng hơn tại Trung Quốc tiếp đây cũng như bản chất của việc nước này tham gia vào thế giới bên ngoài - và đây chính là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải giải quyết cấp bách nhất.

 

Giới  lãnh đạo Trung Quốc gần như đã không lường trước một kịch bản chuyển giao chính trị phức tạp đến như vậy. Mùa thu này, phần lớn các vị trí trong Ban Thường vụ Bộ chính trị - cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc - sẽ có những thay đổi. Cuộc chuyển giao chính là sự thay đổi thế hệ lãnh đạo quan trọng nhất trong một thập niên, nhưng nó đã bị kìm hãm bởi những vụ bê bối và cuộc đấu đá nội bộ.

 

Trong khi đó, một sự thay đổi mang tính kiến tạo đang diễn ra trong ý thức chính trị của người dân Trung Quốc. Trong khi các quan chức và học giả tranh luận về tốc độ và tính chất phù hợp trong cải cách chính trị, thì trên mạng internet đã giúp đưa một mức độ minh bạch chưa từng có, trách nhiệm giải trình chính thức và ngay cả vấn đề pháp quyền vào trong hệ thống chính trị. Thông qua mạng internet, người dân Trung Quốc đã buộc các chính quyền địa phương phải công bố thống kê chính xác về chất lượng không khí, tranh luận về mối liên hệ giữa các cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan với tương lai của họ, yêu cầu đảm bảo tính nghiêm minh của công lý - đặc biệt đối với các quan chức có hành động phi pháp -và tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn gây áp lực lên quan chức địa phương phải tuân thủ luật pháp. Với hơn 500 triệu người dùng tại Trung Quốc, internet không phải là một hiện tượng của riêng nhóm người được coi là tinh túy của xã hội. Đó là một lực lượng tổ chức chính trị nhiều sức mạnh trong xã hội dân sự mà Bắc Kinh cần phải thích nghi với.

 

Cách tiếp cận mới của Trung Quốc đối với thế giới cũng có đặc trưng là sự bất định ngày càng cao. Các nước láng giềng và cả những nước ở xa hơn đang rất bối rối trước sự thay đổi quá mau chóng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc những năm qua. Bắc Kinh dường như đã từ bỏ chủ trương đã theo đuổi trong gần một thập niên là "trỗi dậy hòa bình - phát triển hòa bình" và thay vào đó bằng một giọng điệu quyết liệt hơn, đơn cử như tuyên bố chuyển từ phòng vệ gần bờ sang phòng vệ từ xa trên biển. Với việc Trung Quốc không nỗ lực ngoại giao "đôi bên cùng có lợi", nhiều cuộc xung đột khu vực đã leo thang với tốc độ nhanh. Bắc Kinh đang tranh chấp với Philippines và Việt Nam trong các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, và Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang tham gia một cuộc đối đầu ngày càng gay gắt xung quanh các đảo Senkaku/Điếu Ngư không người trong khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.

 

Không có một tín hiệu kiềm chế mạnh mẽ từ giới lãnh đạo, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thể hiện qua giới truyền thông, nơi mà những người dân tộc chủ nghĩa đã kêu gọi tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào Nhật Bản, trong khi những tiếng nói ôn hòa hơn thì kêu gọi quay trở lại bàn thương lượng. Gần như trong suốt tháng 9, khi những người biểu tình giận dữ đã  tấn công các công dân Nhật Bản sinh sống tại Trung Quốc và đập phá các cửa hiệu Nhật Bản, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn lặng im trước cảnh lộn xộn, và như thể họ đã cố tình để cho sự bức xúc từ công chúng đưa đẩy hướng đi của cuộc tranh chấp, hay nói cách khác họ không chắc chắn nên để mọi việc diễn ra theo hướng nào. Nhưng dù là trường hợp nào, người ta vẫn tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ trở thành hạng cường quốc như thế nào.

 

Khi sự bất định lên cao, thì rủi ro cũng sẽ tăng theo. Khi Trung Quốc chuyển giao lãnh đạo, phần còn lại của thế giới hy vọng sự cân bằng sẽ được thiết lập không sớm thì muộn. Bắc Kinh nên hiểu cộng đồng quốc tế không có nhiều lựa chọn trong thời điểm này ngoài việc phải đi nước đôi - tìm kiếm triển vọng can dự sâu hơn vào Trung Quốc, đồng thời tự bảo vệ mình bằng cách củng cố các liên minh và chuẩn mực quốc tế đã tồn tại. Đó không phải là chính sách ngăn chặn - mà đơn giản họ chỉ đang kiềm chế sự bất định vốn có ngay trong chính Trung Quốc hiện nay.

 

Theo Đình Ngân

Tuần Việt Nam/Washington Post

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Căng thẳng Trung - Nhật:  “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”1

      Căng thẳng Trung - Nhật: “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng”

      Cuối tháng 9-2012, sau những cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật ở Trung Quốc, hơn 80 trí thức Trung Quốc đã ký tên kêu gọi đối thoại giữa hai nước.

    • Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt2

      Trung Quốc - IMF: giận cá chém thớt

      Vừa muốn tranh thủ IMF để nâng vị thế đồng tiền nội địa trong “rổ tiền tệ”, vừa thích tỏ ra là một “cổ đông” có trách nhiệm tại các định chế tài chính quốc tế giải quyết thiên hạ đại sự, nhưng vào phút chót, Bắc Kinh lại phớt lờ các cuộc họp của IMF&WB tại Nhật Bản. Tại sao Trung Quốc loạn đao pháp đến thế?

    • Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc3

      Tẩy chay Hoa Vĩ và Trung Hưng, Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc

      Sau một năm điều tra, ngày 8/10/2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc - Hoa Vĩ (Huawei) và Trung Hưng Thông Tấn (ZTE Corp) - đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Hoa Vĩ!

    • Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây4

      Chiến tranh thương mại Nhật - Trung: Thế giới vạ lây

      Trong khi sóng gió ngoại giao ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa tan, cơn bão chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á Nhật - Trung đã xuất hiện với những cảnh báo căng thẳng, đe dọa bùng phát xung đột kinh tế và nó giống như “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng bên trên nền kinh tế thế giới.

    • Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh:  Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược5

      Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh: Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược

      Thời gian gần đây, tranh chấp trên biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương đang có dấu hiệu tăng nhiệt. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

    • Brics: Những người hùng đang yếu dần6

      Brics: Những người hùng đang yếu dần

      Trong ba năm qua, sự suy xét thông thường chia các nền kinh tế lớn của thế giới làm hai nhóm cơ bản - nhóm BRICS và nhóm SICKS (ốm yếu). Mỹ và EU thuộc nhóm ốm yếu - đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm và các món nợ kinh hoàng. Ngược lại, Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và theo một số đánh giá khác là Nam Phi) năng động hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư, doanh nhân và chính trị gia phương Tây đã thực hiện nhiều chuyến đi đến đó để nhìn về tương lai.

    • Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông7

      Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông

      Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép kinh tế và ngoại giao là hình mẫu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

    • Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới8

      Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới

      Quyền lực kinh tế mở rộng, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm cả thế giới đổi thay.