Tin Biển Đông

 
 
 

Nhìn lại nguồn gốc tranh chấp Trung - Nhật

  • Cập nhật : 12/10/2016

Quần đảo đang nằm trong tâm điểm tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay có tên Senkaku theo cách gọi của Tokyo, Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh.

 

Sơ đồ các đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Quần đảo này nằm trên biển Hoa Đông, cách Đài Loan khoảng 170km về phía đông bắc. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Tổng diện tích của quần đảo là 6,3 km2 với 5 đảo không người ở và ba đảo đá nhỏ.

Dưới đây là những mốc thời gian chính liên quan tới các bên tranh chấp quần đảo này:

Năm 1371: Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện ra một quần đảo từ thời Trung cổ

Thập kỷ 1780: Quần đảo Điếu Ngư được coi là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc trên các bản đồ của Nhật Bản năm 1783 và 1785

Năm 1895: Nhật Bản thôn tính quần đảo này sau cuộc chiến Trung - Nhật đầu tiên

Năm 1900: Một thương nhân người Nhật là Koga Tatsushiro đã mở một công ty cá trên đảo và hoạt động cho tới năm 1940, sau đó, các đảo này bị bỏ hoang.

Năm 1945: Sau chiến tranh Thế giới II, Mỹ tiếp quản quần đảo

 

Nhật Bản hiện đang 'mắc kẹt' trong ba quần đảo tranh chấp: Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc, Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và nam Kuril với Nga.
Năm 1969: Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc đặc trách khu vực châu Á và Viễn Đông (ECAFE) nhận định rằng khu vực lân cận của quần đảo này có trữ lượng dầu và khí đốt.

Năm 1972: Mỹ trao lại quyền kiểm soát quần đảo này cho Nhật

Thập kỷ 1970: Những người hậu duệ của thương nhân Tatsushiro đã bán lại các đảo đá này cho gia đình nhà Kurihara. Hòn đảo thứ năm trong quần đảo này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Nhật Bản

Năm 1992: Trung Quốc tuyên bố rằng quần đảo này thuộc "lãnh thổ nguyên gốc của Trung Quốc"

Năm 1999: Các mỏ khí đốt trữ lượng 200 tỉ m3 được tìm thấy ở gần quần đảo.

Năm 2002: Chính phủ Nhật thuê lại bốn đảo từ gia đình Kurihara

09/2010: Nhật Bản mua ba trong số năm hòn đảo và tuyên bố ý định quốc hữu hóa quyền kiểm soát đối với cả quần đảo, làm  bùng nổ căng thẳng với Trung Quốc.

  • Lê Thu (Theo RIA, VietnamNet)
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Tương lai bấp bênh của Trung Quốc1

      Tương lai bấp bênh của Trung Quốc

      Theo tác giả Jonathan Levine trên trang Nationalinterest, khi Trung Quốc đưa ra thông báo về ngày tiến hành chuyển giao quyền lực chính thức là 8/11 có thể coi đây là lời thông báo về một quá trình chuyển giao đầy đau đớn của nước này. Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ đối mặt với vô số khó khăn và con đường phía trước Trung Quốc còn rất bấp bênh.

    • Brics: Những người hùng đang yếu dần2

      Brics: Những người hùng đang yếu dần

      Trong ba năm qua, sự suy xét thông thường chia các nền kinh tế lớn của thế giới làm hai nhóm cơ bản - nhóm BRICS và nhóm SICKS (ốm yếu). Mỹ và EU thuộc nhóm ốm yếu - đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm và các món nợ kinh hoàng. Ngược lại, Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và theo một số đánh giá khác là Nam Phi) năng động hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư, doanh nhân và chính trị gia phương Tây đã thực hiện nhiều chuyến đi đến đó để nhìn về tương lai.

    • Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông3

      Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông

      Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép kinh tế và ngoại giao là hình mẫu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

    • Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới4

      Giải mã 5 cách Trung Quốc thay đổi thế giới

      Quyền lực kinh tế mở rộng, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm cả thế giới đổi thay.

    • Biển Đông: chớ rơi vào “bẫy đại cục”5

      Biển Đông: chớ rơi vào “bẫy đại cục”

      Độc lập dân tộc/chủ quyền quốc gia là câu chuyện đại sự! Các thoả thuận tay đôi, tay ba cũng phải trên căn cốt của giải pháp đa phương. Ngư dân Việt chỉ có thể làm ăn bình yên trên Biển Đông nếu có giá đỡ của cả một hệ thống giải pháp gồm: DOC, COC để rồi tiến tới một hiệp ước an ninh tập thể của khu vực.

    • Đằng sau thỏa thuận tên lửa Mỹ - Hàn Quốc: Nối dài tình trạng bất an6

      Đằng sau thỏa thuận tên lửa Mỹ - Hàn Quốc: Nối dài tình trạng bất an

      Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 7/10 khi Mỹ và Hàn Quốc thông báo đạt được thỏa thuận về việc nâng tầm bắn hệ thống tên lửa của Hàn Quốc từ 300km và đầu đạn nặng hơn 500kg lên thành 800km và đầu đạn trọng lượng tới 1.000kg. Sở dĩ có chuyện này là vì vào năm 2001, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận với Mỹ, theo đó, Seoul tự nguyện chấp nhận hạn chế tầm bắn tên lửa của mình trong phạm vi 300km, để đánh đổi lấy việc được Washington bảo vệ bằng "chiếc ô hạt nhân" và 28.500 quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, sẵn sàng chống lại mọi cuộc tấn công từ bên ngoài.

    • "Đặt lên cân" hải quân Nhật - Trung7

      "Đặt lên cân" hải quân Nhật - Trung

      Một người Trung Quốc đã chỉ ra một chi tiết cực kỳ đáng lưu ý về sự tương xứng giữa Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản (JMSDF) trong một cuộc chiến tay đôi với Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN).

    • Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông8

      Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông

      Mặc dù Trung Quốc được cho là một cường quốc hải quân, tự trang bị cho mình nhiều phương tiện, song nước này phải đối mặt với thách thức của một loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á có tàu cao tốc nhỏ có khả năng chống lại các chiến dịch triển khai hải quân lớn ở Biển Đông.