Trước đó, Nhật Bản vẫn chưa đạt được thành công trong việc xuất khẩu những trang bị lớn như xuất khẩu máy bay tuần tra săn ngầm cho Anh, xuất khẩu tàu ngầm cho Australia.
Uy lực khẩu pháo hạm xương sống của tàu CSB Việt Nam
- Cập nhật : 27/08/2017
Pháo tự động 2M-3 cỡ 25 mm đang được lắp đặt trên rất nhiều tàu Cảnh sát biển cũng như tàu tuần tra cỡ nhỏ của Hải quân Việt Nam.
Pháo nòng đôi 2M-3 được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1952, đây là một trong những mẫu pháo hạm hạng nhẹ lâu đời nhất còn được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Pháo 2M-3 cỡ 25 mm có chiều dài nòng lớn gấp 79 lần đường kính (L/79), trọng lượng 1,5 tấn, tốc độ bắn 450 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 910 m/s, tầm bắn tối đa 3.000 m, tầm bắn hiệu quả 2.300 m.
Pháo được điều khiển bởi 1 pháo thủ thông qua kính ngắm dạng vòng (so kim), nhìn chung cơ cấu trên khá thô sơ.
Hiện nay pháo 2M-3 đang được lắp trên các tàu pháo 100 tấn, tàu phóng lôi lớp Turya, tàu săn ngầm lớp Petya và tàu quét mìn lớp Sonya, nhược điểm lớn của loại pháo này là nòng dễ bị nóng do làm mát bằng không khí, do vậy Cảnh sát biển Việt Nam đang tiến hành thay thế nó bằng pháo tự động ZU-23-2 kiểu mới do Israel cải tiến.
Sau hàng chục năm sử dụng, hiện tại số lượng đạn 25 mm dành cho pháo 2M-3 không còn nhiều, chất lượng cũng xuống cấp.
Chính vì vậy mà mới đây Viện Công nghệ quân sự đã tiến hành đề tài nghiên cứu chế tạo đạn sát thương vạch đường STVD 25 dùng cho loại pháo này.
Các cán bộ, kỹ sư của Viện Công nghệ với nhiều nỗ lực đã hoàn thành chế tạo vỏ đầu, vỏ liều, thuốc phóng và đặc biệt là bộ lửa KV-25U có chất lượng tương đương sản phẩm do Nga chế tạo.
Đề tài hoàn thiện thiết kế đạn nổ sát thương vạch đường STVD 25 trên tàu quân sự do Viện Công nghệ chủ trì đã đáp ứng tốt việc tự chủ trang bị khí tài cho quân đội, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ biển đảo tổ quốc.
Chí Linh
Baodatviet.vn