Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Đến nay, Nhật Bản đã phát triển được radar FPS-7 chuyên dùng để theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa hành trình siêu âm. Ảnh: Sina.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản có kế hoạch tiến hành xuất khẩu trang bị phòng vệ cỡ lớn cho quốc gia Đông Nam Á kể từ khi hội nghị nội các Nhật bản xác định "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ", mở đường cho xuất khẩu trang bị phòng vệ vào tháng 4/2014.
Nếu có thể xuất khẩu trang bị chủ yếu của Lực lượng Phòng vệ cho Đông Nam Á thì sẽ kiềm chế rất lớn Trung Quốc. Nhưng Thái Lan có thể phải do dự trong việc nhập khẩu trang bị của Nhật Bản, vì cân nhắc tới nhân tố Trung Quốc.
Trước đó Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bị thất bại trong tranh thầu các chương trình như xuất khẩu máy bay tuần tra săn ngầm cho Anh và xuất khẩu tàu ngầm cho Australia. Nhật Bản vẫn chưa có tiền lệ thành công trong xuất khẩu các trang bị cỡ lớn.
Xuất khẩu radar cho Thái Lan là một cơ hội cuối cùng trong các chương trình lớn có thể dự tính hiện nay. Loại radar Nhật Bản dự định xuất khẩu cho Thái Lan là radar FPS-3 của Lực lượng Phòng vệ Trên không. Radar này do Điện cơ Mitsubishi chế tạo, Lực lượng Phòng vệ Trên không bắt đầu triển khai sử dụng radar này từ năm 1991, hiện đang tiến hành cảnh giới, giám sát ở 7 khu vực trên cả nước, ứng phó với máy bay nước ngoài xâm phạm hoặc tiếp cận không phận.
Radar FPS-3 là radar mảng pha quét điện tử chủ động tính năng cao, không cần anten xoay, mà là chiếu sóng radar tới các hướng, sau đó tiếp nhận sóng radar từ nhiều phương vị. Nó rất giỏi tiến hành dò tìm và theo dõi đối với máy bay.
Radar của không quân Thái Lan đã lỗi thời, Thái Lan từng thăm dò khả năng nhập khẩu radar của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị tiến hành xuất khẩu phiên bản cải tiến của FPS-3.
Doanh nghiệp các nước châu Âu như Italia cũng sẽ tham gia đấu thầu, cạnh tranh dự tính sẽ tương đối gay gắt.
Nếu tiến hành xuất khẩu radar thành công cho Thái Lan thì Nhật Bản sẽ có được cơ hội để cho Lực lượng Phòng vệ tiến hành huấn luyện và đào tạo nhân lực giúp Thái Lan vận hành và bảo dưỡng radar. Từ đó tiếp tục tăng cường hợp tác với Thái Lan, thậm chí hai bên có thể tiến hành chia sẻ tình báo về các động thái của không quân Trung Quốc. Ngoài ra, tờ Nikkei Shimbun Nhật Bản ngày 27/8 cho rằng chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu thảo luận xuất khẩu máy bay vận tải mới C-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không cho Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Nhận được yêu cầu của UAE, Nhật Bản đã bắt đầu cung cấp các thông tin như tính năng vận tải cho UAE. Nhật Bản chưa từng xuất khẩu trang bị phòng vệ thành phẩm cho nước ngoài. Nếu có thể thực hiện thì đây sẽ là tiền lệ đầu tiên.
Máy bay vận tải C-2 do Công ty công nghiệp nặng Kawasaki chế tạo, hành trình khoảng 7.600 km, lượng vận chuyển khoảng 20 tấn. Do có thể chở xe đổ bộ và xe chiến đấu cơ động, vì vậy C-2 có thể tham gia nhiệm vụ phòng thủ đảo nhỏ xa xôi. Loại máy bay vận tải này có đơn giá khoảng 19 tỷ Yên (khoảng 170 triệu USD).
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết UAE bày tỏ ý định "mua sắm nhiều chiếc" đối với Nhật Bản. Bộ Quốc phòng và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã cung cấp các thông tin kỹ thuật của máy bay vận tải C-2, trong thời gian tới sẽ bắt đầu chính thức tiến hành đàm phán về giá cả, số lượng mua sắm.
"Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ" cấm xuất khẩu trang bị cho các nước đương sự tranh chấp. UAE đã tham gia tấn công vũ trang đối với Yemen do Saudi Arabia đứng đầu. Nhưng, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết "UAE hoàn toàn không phải là bên đứng đầu tranh chấp", cho rằng điều này hoàn toàn không vi phạm "Ba nguyên tắc".
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản. Nhật Bản sở hữu khoảng 100 chiếc loại này, nhưng đang từng bước thay thế bằng máy bay tuần tra săn ngầm P-1 tiên tiến hơn do Nhật Bản tự chế tạo. Ảnh: The Star.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn