Tin Biển Đông

 
 
 

KCT-15 Việt Nam sẽ trang bị công nghệ dẫn đường của Exocet?

  • Cập nhật : 30/08/2017

Đại diện Tập đoàn quốc phòng MBDA của Pháp đã để ngỏ khả năng cung cấp công nghệ chế tạo tên lửa chống hạm Exocet cho Việt Nam.

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế về an ninh quốc phòng (Homeland Security Expo 2017) diễn ra từ ngày 29 đến 30/8 tại Hà Nội, khi được hỏi về khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa Exocet cho Việt Nam, ông Daniel Petit - Giám đốc tiếp thị Tập đoàn MBDA đã nói rằng:

"Mọi chuyện đều có thể, chúng tôi coi Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng hợp tác".

Tuy nhiên ông Daniel Petit không quên nói thêm rằng quyết định cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn của Việt Nam, đây là một câu nói đầy ẩn ý.

ten lua hanh trinh chong ham mm 40 exocet block iii cua phap

Tên lửa hành trình chống hạm MM 40 Exocet Block III của Pháp

Phải xác định trước rằng nếu muốn mua công nghệ sản xuất một loại vũ khí tối tân như MM 40 Exocet Block III thì chắc chắn khách hàng phải đặt mua số lượng lên tới cả ngàn quả.

Trường hợp của Việt Nam, hiện tại Exocet Block III chỉ được coi là vũ khí chính của tàu hộ vệ Sigma 9814 (nếu Việt Nam vẫn quyết tâm đóng), số lượng đặt hàng khó mà lên tới con số 100 chứ chưa nói là hàng nghìn.

Tương lai có lẽ Việt Nam cũng chưa có ý định mở rộng đối tượng sử dụng, khi các tàu Molniya 1241.8, Gepard 3.9 được trang bị Kh-35 Uran-E (có thể tích hợp KCT 15); trên Kilo 636 là Klub-S; còn tên lửa bờ vẫn trung thành với P-800 Yakhont hay PJ-10 BrahMos.

Vậy thì triển vọng nào để Pháp có thể bán công nghệ chế tạo tên lửa chống hạm Exocet cho Việt Nam?

ten lua chong ham kct 15 ma viet nam dang nghien cuu phat trien

Tên lửa chống hạm KCT 15 mà Việt Nam đang nghiên cứu phát triển

Tuy nhiên nếu không mua công nghệ toàn phần, Việt Nam vẫn có thể mua từng thành phần riêng lẻ, hãy tham khảo qua cách làm của Ấn Độ.

Tên lửa BrahMos - sản phẩm hợp tác với Nga được Moscow cung cấp động cơ còn New Delhi phát triển hệ thống dẫn đường. Nhưng trình độ có hạn của phía Ấn Độ đã khiến thời gian đầu xác suất trúng mục tiêu của PJ-10 rất thấp.

Để nhanh chóng cải thiện tình hình, Quốc Vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ - ông Inderjit Rao Singh trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị Paris trợ giúp kỹ thuật.

Kết quả thu được là rất đáng khích lệ, tỷ lệ trúng đích của BrahMos hiện nay đã lên tới 100%.

Có lẽ cũng nên tham khảo cách làm của Ấn Độ bằng việc nhập khẩu công nghệ dẫn đường của tên lửa Exocet rồi tích hợp lên KCT 15, điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, thậm chí còn giúp tên lửa của ta sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả Kh-35 nguyên bản.

Cách làm này sẽ giúp chúng ta tiếp cận công nghệ Exocet dễ dàng hơn so với mua toàn bộ hệ thống, đồng thời kinh phí cũng được tiết giảm ở mức tối ưu.

Chí Linh
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục