Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 22-09-2017

  • Cập nhật : 22/09/2017

Nghi vấn Triều Tiên tự đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên

Truyền thông Nhật Bản hiện râm ran thông tin rằng CHDCND Triều Tiên đang bí mật đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên mà nước này kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2020.

 

mot tau ngam thuoc trieu tien.

Một tàu ngầm thuộc Triều Tiên.

 

Tờ Sekai Nippo (Nhật Bản) khẳng định một nguồn thạo tin về tình hình Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng đang âm thầm tự đóng tàu ngầm hạt nhân được coi là bước nhảy vọt đối với Hải quân nước này. Hãng tin Sputnik (Nga) đánh giá Triều Tiên hiện sở hữu hạm đội gồm 50-60 tàu ngầm diesel điện.

Nguồn tin của tờ báo Nhật Bản còn khẳng định rằng các kỹ sư Trung Quốc và Nga đã hỗ trợ phía Triều Tiên tại Xưởng đóng tàu Hải quân tại thành phố Nampo.

Tàu ngầm hạt nhân thường đắt đỏ và khá phức tạp để sản xuất hơn so với những tàu diesel điện. Tuy nhiên tàu ngầm hạt nhân lại nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, linh hoạt và có tầm hoạt động rộng hơn vì vậy chúng có thể ở dưới nước trong thời gian dài mà không cần phải nổi lên mặt nước và tiếp liệu.

Tàu ngầm hạt nhân thường “kết đôi” với tên lửa đạn đạo và chúng có thể tăng cường đáng kể hỏa lực của quốc gia đồng thời có kỹ thuật phóng tàng hình nổi trội hơn so với việc được phóng từ silo trên mặt đất. Các nhà phân tích nghi ngờ rằng Triều Tiên quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân vì lý do này bởi Bình Nhưỡng đã nỗ lực phát triển chương trình tên lửa của nước này trong những năm gần đây.

Trong Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo hình thành Bộ ba vũ khí hạt nhân đảm bảo khả năng Washington đáp trả trong viễn cảnh xảy ra tấn công hạt nhân đột ngột. Việc phát hiện và phá hủy mọi tàu ngầm tên lửa khi chúng “nhả tên lửa” được coi là nhiệm vụ bất khả thi.

Kể từ năm 2014, Triều Tiên đã 6 lần thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) Pukguksong-1. Pukguksong-1 được cho có thể đưa vào tàu ngầm hạt nhân, và sau đó đi vào vùng nước quốc tế để phóng do vậy gần như không thể chặn được. Theo giả thuyết, Pukguksong-1 cũng có thể được lắp đầu đạn hạt nhân nhỏ.

Quân đội Mỹ đã giám sát chặt chẽ Hải quân Triều Tiên sau khi “đánh hơi” được cuộc thử nghiệm Pukguksong-1 của Bình Nhưỡng trong tháng 8. Trước đó, vào tháng 5, trang mạng 38 độ Bắc (trụ sở tại Mỹ) chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên khẳng định rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy có một cuộc thử nghiệm SLBM tại Nampo.

Ngày 18/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA tuyên bố: “Động thái gia tăng của Mỹ và lực lượng đồng minh để áp đặt trừng phạt và áp lực lên Triều Tiên sẽ chỉ đẩy mạnh tốc độ của chúng tôi tiến tới hoàn thiện lực lượng hạt nhân quốc gia”.

Theo Reuters, việc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu vào ngày 3/9 cùng nhiều vụ phóng tên lửa trước đó cho thấy nước này đang đến gần với mục tiêu phát triển một loại vũ khí có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.(Baotintuc)
--------------------

Triều Tiên có thể sớm có tên lửa bắn đến toàn bộ nước Mỹ

Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế của Anh (IISS) dự đoán CHDCND Triều Tiên có thể phát triển một loại tên lửa mới có khả năng nhắm tới toàn bộ lục địa Mỹ vào cuối năm nay.

Trong nghiên cứu thường niên công bố ngày 20.9, IISS nhận định Bình Nhưỡng đã tăng tốc việc phóng tên lửa và thử hạt nhân trong năm 2017, theo Đài NHK. Tổ chức nghiên cứu này bày tỏ quan ngại rằng một thiết kế tên lửa mới của Triều Tiên với tầm bắn đe dọa toàn bộ lục địa Mỹ có thể xuất hiện vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Cũng theo nghiên cứu mới, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 mà Bình Nhưỡng phóng 2 lần hồi tháng 7 có tầm bắn tối đa 7.500 km và có thể vươn tới Bờ Tây của Mỹ nếu được trang bị một đầu đạn nặng tối đa 650 kg. IISS còn nhận định Bình Nhưỡng hiện rất có khả năng tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản và lực lượng Mỹ ở khu vực bằng vũ khí hạt nhân gắn lên tên lửa.

Nghiên cứu mới của IISS đề xuất các nước ở Đông Bắc Á và ngoài khu vực cùng tham gia nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Mặt khác, IISS cũng đề xuất một số giải pháp làm chậm quá trình phát triển tên lửa của Triều Tiên như cắt nguồn cung cấp nhiên liệu tên lửa hoặc sản xuất những chất gây nhiễm cho loại nhiên liệu này.(Thanhnien)
--------------------------------

Nhật bố trí tên lửa chắn đường bay tên lửa Triều Tiên

Nhật Bản hôm 19-9 đã di chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa tới căn cứ Hakodate ở phía Bắc đảo Hokkaido, gần các đường bay của tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng gần đây.

Theo hãng tin Sputnik ngày 21-9, Triều Tiên tuần trước đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Để đáp trả, Nhật Bản đã triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không PCA-3 tại Hakodate.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera mô tả động thái này như một biện pháp phòng thủ trước các đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên.

Nhật bố trí tên lửa chắn đường bay tên lửa Triều Tiên - ảnh 1
Hệ thống tên lửa PCA-3 của Nhật Bản. Ảnh: AP

“Triều Tiên có thể lại phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ chúng tôi lần nữa trong tương lai. Để chuẩn bị cho một tình huống khẩn cấp, chúng tôi sẽ làm hết khả năng có thể để bảo vệ sự an toàn cho người dân” - ông Onodera khẳng định.

Hệ thống tên lửa PAC-3 được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo trước khi chúng lao vào một mục tiêu dưới đất. PCA-3 còn hỗ trợ hệ thống tên lửa SM-3 được bố trí trên các tàu khu trục Aegis của Nhật Bản ở biển Nhật Bản trong trường hợp các tên lửa này không đánh chặn thành công các tên lửa đang lao đến giữa không trung. Việc triển khai PCA-3 được đánh giá là cần thiết bởi tầm bắn của hệ thống tên lửa này khoảng 20 km.

Nhật Bản hồi tháng 8 cũng di chuyển thêm bốn đơn vị PAC-3 tới các tỉnh ở phía Tây Nhật Bản sau khi Triều Tiên đe dọa phóng tên lửa vào đảo Guam của Mỹ.

Hôm 17-9, Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đánh chìm Nhật Bản và biến nước Mỹ thành tro bụi và bóng đêm sau khi Washington ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về trừng phạt Triều Tiên.(PLO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục