Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 22-09-2017

  • Cập nhật : 22/09/2017

Ông Lavrov nói sự thật đắng cho Mỹ giữa New York

Dường như Washington tin rằng mình sẽ là khách mời của Syria sau khi phe đối lập lật đổ Assad, song đến nay điều đó đã không thể xảy ra...

Theo Sputnik, ngày 19/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại New York, bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 72.

Đây là cuộc gặp lần thứ 7 của lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước trong năm 2017.

Tại cuộc gặp, khi đề cập đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến Syria, ông Lavrov đã lên tiếng khẳng định rằng “trên thực tế liên minh quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu vẫn là khách không mời ở Syria".

Lời nhắc nhở của rằng người đứng đầu ngành ngoại giao Nga được đưa trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ vừa ra tuyên bố quân đội Mỹ sẽ rời Syria sau khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị tiêu diệt hoàn toàn.

ngoai truong nga sergei lavrov va ngoai truong my rex tillerson

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson

Dư luận quốc tế đặt câu hỏi : Ngoại trưởng Nga công khai lên tiếng trước dư luận quốc tế về việc Mỹ là khách không mời ở Syria nhằm mục đích gì? Theo giới phân tích, nhà ngoại giao Nga đã có nhiều chủ đích khi không ngại "sự thật mất lòng".

Thứ nhất, Moscow quyết làm phân rã trong nội bộ phe đối lập Syria, tạo lợi thế cho chính quyền Assad trước khi Hội nghị Geneva về hoà bình cho Syria diễn ra.

Bởi khi Mỹ là khách không mời tại Syria thì hành động của Mỹ là bất hợp pháp, khiến cho sự giúp đỡ của Mỹ với phe đối lập Syria cũng là bất hợp pháp. Đã không chính danh lại nhận sự giúp đỡ của khách không mời, vị thế phe đối lập Syria ra sao?

Thực ra đây là điều mà cả Mỹ và phe đối lập tại Syria đều không muốn, song vì không chuẩn xác trong nhận định và đánh giá tình hình Syria, khiến cho họ có hành động sai lầm và nay thì không thể sửa chữa.

Rõ ràng Washington không thể ngờ chính quyền Assad có thể thể đứng vững trong một cuộc chiến phức tạp và kéo dài như vậy. Tình hình Syria sau khi thiết quân luật được bãi bỏ khiến Assad có nguy cơ bị lật nhào bởi làn gió của Mùa Xuân Ả-Rập.

Chính vì vậy, Washington đã chọn hỗ trợ cho lực lượng đối lập thay vì bắt tay với Damascus. Theo giới phân tích, Washington hoàn toàn có thể loại bỏ Assad qua kịch bản luật pháp hoá chính trị, mà khi bắt tay Damascus thì điều đó còn dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn nhận chính quyền Assad sẽ sớm bị lật đổ nên Washington đã không kết nối với Damascus. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng đánh giá không chuẩn xác về thực lực và vị thế của phe đối lập Syria nên vội vã kết nối với lực lượng này.

Phải thấy rằng, lực lượng đối lập tại Syria là một đội quân ô hợp, chỉ có chung một mục đích là lật đổ Assad, còn lại rất mâu thuẫn về quyền lợi. Vì vậy, sự đoàn kết - yếu tố quan trọng nhất để đối trọng với Assad - thì phe đối lập lại không có được.

Song vì nhận định sai về nguy cơ Assad bị lật đổ và thực lực của phe đối lập nên Washington không tác động theo hướng tạo sự đoàn kết cho phe đối lập. Bằng chứng là đến nay, phe đối lập vẫn cứ "5 bè 7 mối" nên rất mờ nhạt trước Assad.

Giới phân tích cho rằng, dường như Washington tin rằng mình sẽ là khách mời của Syria sau khi phe đối lập lật đổ Assad. Song đến nay điều đó đã không thể xảy ra nên không thể làm thay đổi vị thế của Washington là khách không mời.

Với vị thế lấp ló bên cách gà khiến cho Washington không thể mạnh mẽ trong hoạt động giúp đỡ cho phe đối lập tại Syria. Thực tế đó giúp củng cố vai trò đạo diễn của Moscow trong ván cờ Syria và Damascus ngày càng thắng thế trước phe đối lập.

phe doi lap syria la mot noi that vong cua washington khi khong the thay doi vi the khach khong moi cua my tai syria

Phe đối lập Syria là một nỗi thất vọng của Washington khi không thể thay đổi vị thế khách không mời của Mỹ tại Syria

Khi ông Lavrov nhắc Mỹ là khách không mời ở Syria mà Washington không thể phản ứng - vì đúng với thực tế - chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới nội bộ phe đối lập Syria, qua đó giúp tạo ưu thế cho chính quyền Assad trong Hội nghị Geneva dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới.

Thứ hai, Nga quyết ngăn chặn những hành động của Mỹ và Israel có thể gây bất lợi cho Nga, Syria và đồng minh trong giai đoạn quyết liệt cuộc chiến chống khủng bố.

Khi chính quyền Assad không bị lật đổ, mà ngược lại ngày càng thể hiện là thực thể chính trị đại diện đầy đủ cho chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc của Syria, đương nhiên hành động của Mỹ tại Syria không được phép của Damascus là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, khi Moscow công bố điều đó trước công luận và dư luận quốc tế thì bản chất của vấn đề sẽ khác. Mỹ chống IS tại Iraq là đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của chính quyền Baghdad, song tại Syria thì Washington lại không có được điều đó.

Thực tế không thể thay đổi, song sau khi Moscow lên tiếng về vị thế của Mỹ tại Syria thì cách tiếp cận vấn đề sẽ khác và từ đó hành động của Mỹ cùng các đồng minh trong cuộc chiến tại Syria cũng sẽ khác.

Dù có bất chấp luật pháp quốc tế như thế nào đi chăng nữa, nhưng khi vị thế đã được xác lập chính thức thì Washington sẽ phải hiệu chỉnh hành động của mình, từ đó hy vọng có thể thay đổi vai trò của minh.

Người Mỹ muốn rời Syria trong vị thế của khách không mời hay trong vị thế một lực lượng kiến tạo hoà bình cho Syria? Rõ ràng lời nhắc nhở của ông Lavrov như một định hướng cho hành động Mỹ trong việc làm thay đổi hình ảnh của mình.(Baodatviet)
-----------------------------

4 tàu Trung Quốc tiến vào khu vực quần đảo tranh chấp thuộc lãnh hải Nhật Bản

Ngày 21/9, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản trong sáng cùng ngày.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Đội bảo vệ bờ biển số 11 thuộc JCG nêu rõ vào lúc 10h ngày 21/9 (giờ địa phương), 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 2106, 2305, 2307 và 2337 đã tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản tại khu vực đảo Uotsurishima thuộc quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. 

Sau khoảng 90 phút, 4 tàu này đã lần lượt ra khỏi vùng biển này. Đến 12h cùng ngày, 4 tàu trên xuất hiện trong vùng tiếp giáp lãnh hải với Nhật Bản tại khu vực cách đảo Uotsurishima khoảng 30 km về phía Tây Nam. 

JCG đang tiếp tục cảnh giới và cảnh báo tàu Trung Quốc không được tiếp tục xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. JCG cho biết đây là lần thứ 23 tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản tại khu vực quần đảo Senkaku tính từ đầu năm đến nay. 

Ngay trong sáng 21/9, Cục phó Cục Châu Á-Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Ishikawa Hiroshi đã bày tỏ phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, cho rằng đây là hành động xâm phạm chủ quyền Nhật Bản và yêu cầu số tàu trên rút khỏi vùng lãnh hải của Nhật Bản. 

Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.(TTXVN)
---------------------------

Báo Trung Quốc khích bác về ảo tưởng sức mạnh của Mỹ

 Lời đe dọa về việc "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu cần thiết của ông Trump khi ông lần đầu đăng đàn tại Liên Hiệp Quốc đã hứng không ít chỉ trích từ báo chí Trung Quốc.

 

tong thong my donald trump phat bieu tai cuoc hop thuong nien cua dai hoi dong lien hiep quoc lan thu 72 o thanh pho new york hom 19-9 - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 ở thành phố New York hôm 19-9 - Ảnh: REUTERS

 

Trong một bài xã luận mới đây, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc nhấn mạnh hành động "vỗ ngực xưng tên trên chính trường của ông Trump cũng chỉ vô ích". 

Tờ báo chính thống của Bắc Kinh cảnh báo rằng điều đó sẽ đẩy Triều Tiên tìm tới những chính sách mang đầy rủi ro hơn cho an ninh khu vực bởi lẽ Bình Nhưỡng cảm nhận sự tồn tại của chế độ Triều Tiên đang từng ngày bị đe dọa.

"Trò chơi đầy rủi ro"

"Đã đến lúc nước Mỹ nhận ra rằng những lời lẽ và hành động vô trách nhiệm của họ đang dồn CHDCND Triều Tiên vào góc tường không có lối thoát. Đó sẽ là một thảm kịch nếu trò chơi mang đầy rủi ro của ông Trump với Triều Tiên vượt qua ngưỡng không thể quay đầu" - Nhân Dân Nhật Báo bình luận trong ngày 20-9.

Sự chỉ trích mạnh bạo của Nhân Dân Nhật Báo được đưa ra không phải không có bằng chứng. Bởi lẽ tối 19-9 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ xóa sổ Triều Tiên trước sự chứng kiến của đại diện đến từ hơn 190 nước thành viên Liên Hiệp Quốc.

"Sự kiên nhẫn và sức mạnh của nước Mỹ rất vĩ đại, nhưng nếu bị buộc phải bảo vệ chính mình và đồng minh, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên. Người tên lửa (ông Kim Jong Un) đang tự sát cùng với chế độ của ông ta" - ông Trump tuyên bố.

Về phía chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Lục Khảng, cũng đưa ra một thông điệp tương tự Nhân Dân Nhật Báo nhưng ở mức "khéo" hơn ngay sau bài phát biểu của ông Trump.

"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn trong trạng thái phức tạp và nhạy cảm. Chúng tôi hi vọng các bên liên quan có thể kiềm chế trong lúc thực thi các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đồng thời có nhiều hành động đúng đắn hơn có ích trong việc giảm nhiệt tình hình" - ông Lục tuyên bố.

Trở lại quan điểm của Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo còn nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không xem vấn đề phát triển hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề của nước này.

Trung Quốc sẵn sàng giữ một vai trò có trách nhiệm với vị trí là một nước lớn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không gánh chịu trách nhiệm cho những lợi ích ích kỷ của nước Mỹ"
Bài xã luận của Nhân dân Nhật báo 

 

Giới chuyên gia lý giải Trung Quốc luôn cảm thấy "khó chịu" với quan điểm cho rằng nước này phải gánh trách nhiệm chính để giải quyết chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Do đó, cả chính phủ và truyền thông Trung Quốc liên tục bác bỏ vai trò "mấu chốt" giải quyết vấn đề như Mỹ và các đồng minh Washington đã nói.

khach du lich trung quoc chup anh gan con song do mon nam giua bien gioi trung quoc - trieu tien - anh: reuters

Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh gần con sông Đồ Môn nằm giữa biên giới Trung Quốc - Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

 

Lo sợ về "cuộc chiến đẫm máu"

Trong khi đó, bình luận về tuyên bố của ông Trump, tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết: "Thực tế đã chứng minh rằng Bình Nhưỡng sẽ không bị khuất phục trước các áp lực. Việc đẩy Triều Tiên tới giới hạn cùng cực cuối cùng có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến đẫm máu". Tờ báo này còn nhấn mạnh: "Washington đã quá ám ảnh với sức mạnh của mình".

Mặc dù đồng ý thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên lần 9, nhưng Trung Quốc vẫn chừa một con đường sống cho Triều Tiên. Đó là yêu cầu nghị quyết phải loại trừ nội dung cấm vận bán dầu cho Triều Tiên. Bởi lẽ, Trung Quốc hiểu rằng động thái cứng rắn này sẽ chỉ khiến Triều Tiên ngày càng xa lánh nước này.

Trung Quốc hiện là đồng minh chính duy nhất của Triều Tiên. Gần 80% kim ngạch thương mại quốc tế của Triều Tiên được thực hiện với Trung Quốc. 

Trước hết, nếu Bình Nhưỡng bị dồn vào góc tường và trở mặt, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với một kẻ thù được trang bị hạt nhân ngay trước cửa nhà mình. 

Thứ hai, nếu Triều Tiên chịu tổn thương nặng nề thì Trung Quốc ít nhất cũng bị trầy xước. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Do đó, ở phương án ngoại giao và không dùng vũ lực, Trung Quốc luôn kêu gọi các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán, đồng thời thúc Mỹ dừng những lời lẽ khiêu khích. 

Còn ở phương án quân sự, Trung Quốc luôn kịch liệt phản đối Mỹ phát động chiến tranh để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Tuy nhiên, việc "vỗ ngực xưng tên" của ông Trump như Nhân Dân Nhật Báo viết có thật sự chỉ trên mặt lời nói hay không vẫn không nói trước được. (Tuoitre)
-------------------

Việt Nam phản hồi việc Australia điều tàu chiến tập trận Biển Đông

Việt Nam tuyên bố tôn trọng các nước thực hiện quyền tự do hàng hải phù hợp luật quốc tế, khi Australia điều tàu chiến tập trận ở Biển Đông. 

Nhóm tàu tác chiến của Australia đang di chuyển tới Biển Đông. Ảnh: Daily Telegraph.

Nhóm tàu tác chiến của Australia đang di chuyển tới Biển Đông. Ảnh: Daily Telegraph.

"Việt Nam luôn tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện tự do hàng hải hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay nói, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Australia sẽ điều một nhóm tàu chiến đến tập trận ở Biển Đông. 

Bà Hằng cho hay việc duy trì hoà bình và ổn định khu vực trong đó có Biển Đông là trách nhiệm và quyền lợi của các quốc gia trong khu vực. Mọi hoạt động của các quốc gia nếu đóng góp vào mục tiêu chung này thì đều đáng được hoan nghênh.

Daily Telegraph hôm 19/9 đưa tin Australia sẽ cử một đội gồm 6 tàu chiến tham gia các cuộc tập trận tại Biển Đông, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có triển khai nhóm tàu đi vào các khu vực tranh chấp ở vùng biển này hay không.

Đây là một phần trong kế hoạch tập trận kéo dài hai tháng của Canberra tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, kế hoạch triển khai nhóm tàu chiến thực hiện nhiệm vụ lớn nhất của nước này trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne nhấn mạnh nhóm 6 tàu chiến này sẽ chứng minh khả năng tác chiến của hải quân nước này trong các lĩnh vực như chống tàu ngầm cho đến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-09-2017

    Chính quyền California kiện chính phủ vụ tường ngăn Mexico; IISS dự báo các nguy cơ toàn cầu năm 2018; Thủ tướng Anh dọa cắt giảm 1/3 tiền góp quỹ cho LHQ;Vũ khí laser Mỹ bắn rơi 5 máy bay không người lái trong thử nghiệm

  • Tin thế giới đáng chú ý 22-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 22-09-2017

    Israel nhắc khéo Nga về mong ước giản đơn tại Syria; Ấn Độ: Tấn công bằng lựu đạn, 33 người thương vong; Con trai ông Duterte xăm hình tổ chức tội phạm Trung Quốc?; Việt Nam tuân thủ nghị quyết của LHQ về Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục