Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 22-09-2017
- Cập nhật : 22/09/2017
Lộ diện tàu tuần tra Ấn Độ đóng cho Việt Nam
Có chiều dài gần 40m và chiều rộng 10m là cấu hình 12 chiếc tàu tuần tra Ấn Độ đang đóng cho Việt Nam theo gói tín dụng 100 triệu USD.
Trả lời trước truyền thông bên lề buổi toạ đàm "Việt Nam - Ấn Độ: Triển vọng cho sự thịnh vượng và quan hệ đối tác" tổ chức sáng 21/9 tại Hà Nội, ông Harish Parvathaneni, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết nước này đang đóng 12 tàu tuần tra cho Việt Nam.
Ông Parvathaneni cho biết, lô 12 tàu tuần tra nằm trong gói tín dụng 100 triệu USD Ấn Độ dành cho Việt Nam dùng cho lĩnh vực quốc phòng được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi năm 2016.
Trước khi Đại sứ Harish Parvathaneni xác nhận Ấn Độ đang đóng tàu tuần tra dành cho Việt Nam, chuyên gia Ankur Gupta, thuộc công ty tư vấn toàn cầu Ernst and Young, cấu hình tàu tuần tra của GRSE đóng cho Việt Nam đã được chốt.
Tuy không tiết lộ thông tin cụ thể loại tàu được phía Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam nhưng theo nguồn tin này, loại tàu tuần tra đang được đóng dài khoảng 37m, rộng 10m, lượng giãn nước 140 tấn và có thân nhôm chuyên dụng. Chúng sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng biển gần bờ.
Trước khi nhà sản xuất GRSE tiết lộ về tiến độ thiết kế tàu tuần tra đóng cho Việt Nam, hồi đầu năm 2014, hãng đóng tàu Goa Shipyard đã giới thiệu mô hình tàu tuần tra biển (OPV) dài 75 m chuyên dành cho xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 ở New Delhi, Ấn Độ.
Theo một đại diện của hãng này, OPV mới được phát triển cho mục đích chính là xuất khẩu (truyền thông phương Tây dự đoán nhiều khả năng sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam) và được thiết kế dựa trên lớp tàu tuần tra dài 105m Saryu hiện đang phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
Thiết kế tàu tuần tra mới nhất của Goa Shipyard đạt chiều dài 75m với đầy đủ kết cấu thiết kế bên trong. Tàu này có thể tham gia tuần tra, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện quyền hành pháp trong mọi điều kiện cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, thiết kế phần đuôi tàu còn có một bãi đáp cho trực thăng nặng 5,5 tấn có thể cất, hạ cánh để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tầm xa.
Được lắp đặt 2 động cơ diesel, mỗi hệ thống chân vịt đẩy được điều khiển thông qua một hộp số và cung cấp cho con tàu khả năng đạt tốc độ cực đại 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.000 dặm. Tàu được trang bị một hệ thống quản lý thủy lực và một hệ thống đài chỉ huy tích hợp.
Về vũ khí trang bị, tàu tuần tra mới được lắp một ụ pháo 76mm, 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 ở trên nóc nhà chứa trực thăng, cùng một số tùy chọn lắp đặt vũ khí khác, bao gồm cả 8 tên lửa chống hạm lắp ngay sau tháp pháo.(Baodatviet)
----------------------
Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân tầm ngắn đối trọng Ấn Độ
Thủ tướng Pakistan cho biết nước này đã phát triển vũ khí hạt nhân tầm ngắn để đáp trả chiến lược quân sự của Ấn Độ.
"Chúng tôi đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân tầm ngắn như một động thái đáp trả học thuyết Cold Start (Khởi đầu lạnh) mà Ấn Độ đã xây dựng. Loại vũ khí này sẽ có chung hệ thống chỉ huy kiểm soát với các vũ khí chiến lược khác", Zee News hôm nay dẫn phát biểu của Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ.
Đề cập đến khả năng kiểm soát loại vũ khí này, ông Abbasi cho rằng các kho vũ khí hạt nhân của Pakistan là an toàn và được giám sát chặt chẽ như bất cứ quốc gia hạt nhân nào trên thế giới.
"Chúng tôi sở hữu vũ khí hạt nhân vào đầu những năm 1960 và là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á phát triển chương trình hạt nhân. Nếu Pakistan có thể quản lý kho vũ khí này trong suốt hơn 50 năm, tôi tin rằng chúng tôi có thể tiếp tục quản lý nó", Thủ tướng Pakistan nhấn mạnh.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn trong trạng thái căng thẳng do những mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền ở khu vực biên giới Kashmir. Hai nước đã xảy ra ba cuộc chiến tranh kể từ 1947, trong đó hai cuộc chiến liên quan đến Kashmir.
Theo India Today, học thuyết Khởi đầu lạnh là một chiến lược quân sự của Ấn Độ nhằm phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng, loại bỏ khả năng chiến đấu của quân đội Pakistan trước khi cộng đồng quốc tế kịp can thiệp, nhưng không gây ra rủi ro xung đột hạt nhân.(Vnexpress)
------------------------
Ông Tập yêu cầu 'bàn tay rắn' thắt chặt an ninh trước đại hội đảng
Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu các quan chức dùng "bàn tay rắn" để đảm bảo an ninh trước Đại hội đảng lần thứ 19.
Các quan chức an ninh trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh được đề nghị dùng "những bàn tay rắn" để bảo đảm hai nguyên tắc tuyệt đối là sự phát triển và ổn định trước đại hội đảng, Xinhua ngày 19/9 đưa tin.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sẽ diễn ra vào ngày 18/10 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng diễn ra 5 năm một lần.
Xinhua dẫn lời của ông Tập Cận Bình cho biết, những người làm việc trong khu vực an ninh công được yêu cầu nâng cao nhận thức chính trị, duy trì chế độ và sự lãnh đạo thống nhất của đảng.
Ông nhấn mạnh ngăn chặn và kiểm soát những nguy cơ lớn với sự lãnh đạo của đảng là nhiệm vụ quan trọng. Hệ thống an ninh cần tiếp tục nỗ lực cải thiện quản lý xã hội bằng chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài cho đất nước.
Đại hội đảng là sự kiện chính trị được kỳ vọng giới thiệu thế hệ lãnh đạo kế cận của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình, 64 tuổi, nhiều khả năng sẽ được bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ hai.
Ông Tập Cận Bình hiện là lãnh đạo của Đảng Cộng sản và người đứng đầu quân đội Trung Quốc. Năm 2016, đảng Cộng sản Trung Quốc ra nghị quyết gọi ông Tập là "lãnh đạo hạt nhân", danh hiệu quyền lực từng được trao cho các nhà lãnh đạo tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.
Trong đại hội sắp tới, vài nghìn đại biểu sẽ chọn ra 200 thành viên của Ủy ban Trung ương. Ủy ban này sau đó sẽ giới thiệu 20 thành viên vào Bộ Chính trị. Ủy ban Thường vụ có 7 người. Nhiều công việc quan trọng của chính phủ sẽ tạm ngưng trong thời gian diễn ra đại hội. (Vnexpress)
----------------------
Không quân Mỹ muốn thử vũ khí laser đối đất vào năm 2018
Chỉ huy cấp cao của không quân Mỹ hào hứng với phương án thử nghiệm vũ khí laser trên máy bay AC-130 vào năm sau.
Tướng Marshall Webb, chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt của không quân Mỹ (AFSOC), cho biết ông rất mong muốn được thử nghiệm Hệ thống phòng thủ khu vực bằng tia laser năng lượng cao (HELLADS) vào năm sau. Vũ khí bí mật này có thể được trang bị cho máy bay yểm trợ mặt đất của AFSOC như AC-130, Defence Tech ngày 20/9 đưa tin.
"Nếu đặt câu hỏi về thử nghiệm HELLADS với các nhà khoa học trong lĩnh vực laser, họ sẽ chia thành hai nhóm. Một nửa tỏ ra hoài nghi, trong khi những người còn lại rất nhiệt tình. Tôi luôn hào hứng ủng hộ việc thử nghiệm hệ thống này", tướng Webb tuyên bố.
AFSOC muốn thử nghiệm khả năng điều khiển HELLADS trên máy bay, cũng như cách nó ảnh hưởng tới tính năng khí động học của phi cơ. Tướng Webb cũng đề xuất cấp thêm kinh phí cho chương trình này, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD cho năm 2018.
HELLADS là sản phẩm của Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Mục đích của dự án là tạo thiết bị phát laser đạt công suất 150 kilowatt, nhưng có kích thước và khối lượng chỉ bằng 10% các thiết bị có cùng sức mạnh hiện nay.(Vnexpress)