Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-09-2017

  • Cập nhật : 22/09/2017

Chính quyền California kiện chính phủ vụ tường ngăn Mexico

Chính quyền bang California khởi kiện cho là vi phạm luật của bang này.

Ngày 20/9, Tổng Chưởng lý bang California Xavier Becerra đã gửi một đơn kiện lên Tòa án liên bang tại Thành phố San Diego, với cáo buộc Chính phủ Mỹ đã vi phạm hiến pháp và luật môi trường khi triển khai các dự án xây tường biên giới với Mexico ở khu vực phía Nam của bang này.

Theo đó, ông Becerra nhấn mạnh Bộ An ninh Nội địa đã từ chối tuân thủ các đạo luật liên bang và môi trường cơ bản.

tong chuong ly bang california xavier becerra.

Tổng Chưởng lý bang California Xavier Becerra.

Tổng Chưởng lý bang California nhấn mạnh, Hiến pháp không cho phép các quan chức chính phủ đơn phương và tùy tiện bãi bỏ luật tùy thích, trong đó có luật hình sự và luật được các bang ban hành.

"Tại California, chúng tôi tôn trọng chính sách nhập cư của liên bang. Chúng tôi hiểu rằng đây là vấn đề của liên bang nhưng nếu điều đó xảy ra ở ngay sân nhà chúng tôi, chúng tôi yêu cầu họ phải thực hiện đúng cách, theo luật pháp" - ông Becerra nói.

"Không ai được phớt lờ luật pháp" - Tổng Chưởng lý California phát biểu hôm 20/9.

Đơn kiện của bang California được trình sau khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo sẽ xây dựng rào chắn dọc biên giới tại San Diego.

Chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố họ đã lựa chọn được 4 công ty xây dựng để chế tạo các nguyên mẫu bê tông cho một bức tường cao 9 mét và sẽ được thử nghiệm tại San Diego.

Luật năm 2005 đã cho phép Bộ trưởng An ninh Nội địa có khả năng từ bỏ các đạo luật bao gồm Đạo luật về Chính sách Môi trường Quốc gia, Luật về Không khí sạch và Đạo luật Các Loài Động vật Cực kỳ nguy hiểm để xây dựng các rào cản về biên giới.

Tháng 8/2017, chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành 2 điều loại trừ - cả ở California.

Quyết định ban hành 2 điều loại trừ của chính quyền ông Trump mới đây được cho là động thái cho phép chính quyền tránh được luật bảo vệ môi trường vốn rất nghiêm ngặt của bang California.

Bang California thời gian qua đã đệ 8 đơn kiện chính quyền Tổng thống Mỹ liên quan đến các chương trình hành động gây tranh cãi của Tổng thống Trump.

Hồi đầu tháng 9, ông Becerra đã nộp một đơn kiện riêng đối với chính quyền Tổng thống Trump liên quan tới việc kết thúc chương trình nhập cư DACA cho phép những nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ trước năm 16 tuổi được tạm hoãn trục xuất và cấp giấy phép làm việc có thể tái tục trong 2 năm.

Nhờ chính sách này mà gần 800.000 thanh niên, hầu hết tới từ Mexico và các nước Mỹ Latin đã có thể làm việc hợp pháp tại Mỹ.

Có tới 1/4 dân số theo DACA là những người cư trú ở bang California khiến ông Becerra không thể làm ngơ và tuyên bố sẽ tìm mọi cách để ngăn cản chương trình này.

Thậm chí Thống đốc bang California là Jerry Brown hồi tháng 5 đã đề nghị được tăng thêm nhân sự và tài chính cho Văn phòng Tổng Chưởng lý tiểu bang.

Theo đó, 30 việc làm mới sẽ được tạo ra chỉ để tìm cách chống lại các chính sách của Tổng thống Trump bị coi là bất lợi cho tiểu bang này.

Ngoài ra 6,5 triệu USD cũng được đề nghị sử dụng để trả lương cho 30 công việc mới nhằm "đối phó với các hành động ở cấp liên bang có thể ảnh hưởng tới an toàn công cộng, y tế, môi trường, quyền lợi người tiêu thụ và các vấn đề liên quan tới Hiến Pháp”.

Bản sửa đổi dự thảo ngân sách tiểu bang này cũng yêu cầu khoản tiền 15 triệu USD để mở rộng trợ giúp pháp lý cho người di dân để có tư cách hợp pháp ở Mỹ cũng như chống bị trục xuất.

thong doc california, ong jerry brown, trinh bay ve ngan sach tieu bang.

Thống Đốc California, ông Jerry Brown, trình bày về ngân sách tiểu bang.

Bất chấp các nỗ lực từ phía chính quyền ông Donald Trump, bang California đang khiến tâm huyết từ hồi tranh cử của ông Trump trở nên khó khăn hơn.

Những vụ kiện liên tiếp liên quan đến chính sách nhập cư cũng như việc từ bỏ hiệp ước biến đổi khí hậu Paris đã gây nên ngày càng nhiều mâu thuẫn giữa tiêu bang California và các quan điểm của Tổng thống Mỹ.

Tới lúc này, một lời đề nghị chia tách tiểu bang này khỏi 50 liên bang khác của nước Mỹ đang trở nên được nhắc tới thường xuyên hơn.

Tổng Chưởng lý Becerra - người được bổ nhiệm vào tháng 1/2017 cho biết, California có nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới vì các doanh nghiệp biết rằng Nhà nước tuân thủ các quy tắc.

"Tổng thống Mỹ" - ông Becerra nói, "cũng nên làm như vậy"! (Baodatviet)
-------------------

IISS dự báo các nguy cơ toàn cầu năm 2018

Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) dự báo những vấn đề địa chính trị trong năm 2018 sẽ chủ yếu xoay quanh nguy cơ phát triển vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và vấn đề chiến tranh thông tin.

Trong báo cáo Đánh giá Chiến lược năm 2017 công bố ngày 20/9, các chuyên gia IISS cho rằng mối quan ngại lớn nhất trong năm tới sẽ là hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, quốc gia đang tìm cách củng cố năng lực hạt nhân và tên lửa. Kế đến, IISS cảnh báo những rạn nứt giữa các đồng minh phương Tây hiện nay sẽ tiếp tục được khai thác cho tới khi bất đồng được hàn gắn. Bên cạnh đó, chiến tranh thông tin cũng là một nguy cơ xảy ra ở châu Âu và những nơi khác trên thế giới. 

Báo cáo còn dự báo về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Israel với các đồng minh Iran (kể với cả Tehran) dọc biên giới của Nhà nước Do Thái với Syria và Liban. Ngoài ra, IISS cũng cảnh báo Kế hoạch Hành động Chung toàn diện (JCPOA)  -một thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới, có thể bị đổ vỡ, kéo theo nguy cơ lực lượng Israel hoặc Mỹ có thể tiến hành không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. 

Báo cáo cũng cho rằng việc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng liên tiếp hứng chịu thất bại có nguy cơ làm gia tăng làn sóng tấn công khủng bố trên toàn cầu, trong đó Mỹ hoặc Saudi Arabia có thể phải hứng chịu các vụ tấn công thảm khốc, trong khi mối đe dọa khủng bố cũng sẽ ngày một hiện hữu mạnh hơn tại châu Á. 

Cũng theo báo cáo trên, trong bối cảnh quy mô và tính chất phức tạp của các mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, phổ biến hạt nhân và chiến tranh thông tin ngày càng gia tăng, các đồng minh của Mỹ sẽ ngày một lo ngại hơn trước những hoài nghi về cách thức Mỹ xác định lợi ích và vai trò toàn cầu của nước này dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump. 

Giám đốc IISS John Chipman cho rằng các liên minh đặc biệt và sự hợp tác giữa các nước có những hạn chế nhất định trong việc đối phó với các nguy cơ trên, cho rằng cần phải điều chỉnh lại các thể chế khu vực và các quan hệ đối tác an ninh để sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ này trong tương lai. (TTXVN)
----------------------

Thủ tướng Anh dọa cắt giảm 1/3 tiền góp quỹ cho LHQ

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, thủ tướng Anh cảnh báo rằng London có thể giữ lại đến 30 triệu bảng Anh tiền góp cho LHQ nếu tổ chức này không cải cách.

 

thu tuong anh theresa may phat bieu truoc dai hoi dong lhq trong su tan thuong cua ngoai truong anh boris johnson va bo truong phat trien quoc te anh priti patel (anh nho) - anh: reuters

Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu trước Đại hội đồng LHQ trong sự tán thưởng của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Priti Patel (ảnh nhỏ) - Ảnh: REUTERS

 

Báo Guardian cho biết bà Theresa May đã bày tỏ sự thất vọng về việc hàng tỉ bảng Anh bị lãng phí trong các dự án quan liêu, quản lý kém và các kế hoạch khác của LHQ.

Trong bài phát biểu ngày 20-9 tại New York, bà May nhấn mạnh rằng nếu LHQ không có những cải cách sâu rộng thì chính phủ Anh sẵn sàng cắt giảm gần 1/3 trong phần đóng góp quỹ cơ bản hằng năm của nước này cho LHQ.

Theo đài BBC, nhà lãnh đạo Anh yêu cầu các cơ quan của LHQ cần phải chứng minh rằng họ làm việc hiệu quả và minh bạch.

Bà May cũng kêu gọi tổ chức quốc tế này "giành lại lòng tin từ chúng tôi". 

"Nếu hệ thống mà chúng ta đã tạo nên không còn có thể đáp ứng những thách thức của thời đại của chúng ta thì sẽ có một cuộc khủng hoảng niềm tin đa phương và sự hợp tác toàn cầu này sẽ hủy hoại lợi ích của tất cả người dân của chúng ta" - bà May phát biểu.

Tuy nhiên bà May cũng cam kết rằng nước Anh sẽ tiếp tục trao hàng tỉ bảng Anh tiền viện trợ cho các dự án của LHQ và điều động binh sĩ cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ trên toàn thế giới.

Đầu tuần này, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã dọa sẽ không góp quỹ vào LHQ nếu tổ chức này không tiến hành cải cách.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng đã cam kết sẽ cải cách để tổ chức này trở nên "minh bạch, kết nối và nhanh nhẹn hơn".

Các quan chức tham dự hội nghị thượng đỉnh LHQ tại New York ngày 20-9 cũng cho rằng các cơ quan của LHQ cần phải có sự hợp tác nhiều hơn nữa thay vì chỉ là những văn phòng riêng rẽ và hoạt động độc lập với những cơ quan khác. Họ cũng cho rằng LHQ nên minh bạch hơn về chi phí hoạt động.(Tuoitre)
-------------------

Vũ khí laser Mỹ bắn rơi 5 máy bay không người lái trong thử nghiệm

Hệ thống vũ khí laser mới của Mỹ được thử nghiệm thành công khi bắn trúng các mục tiêu di động trên không vào tháng 8. 

Vũ khí laser bắn rụng 5 máy bay trong thử nghiệm

Quân đội Mỹ ngày 20/9 công bố video sử dụng hệ thống vũ khí laser Athena của tập đoàn Lockheed Martin bắn hạ thành công 5 máy bay không người lái (UAV) Outlaw trong một cuộc thử nghiệm tại thao trường White Sands ở New Mexico, theo UPI.

Video được quay từ tháng 8 nhưng mới được giải mật, cho thấy các UAV trúng đạn và bốc cháy ở phần đuôi trước khi rơi xuống đất do mất kiểm soát.

Theo Lockheed Martin, Athena sử dụng công nghệ kiểm soát chùm tia laser hiện đại và hệ thống laser sợi quang, được lắp đặt trên các phương tiện quân sự mặt đất.

Trong khi đó, hệ thống vũ khí được sử dụng trong cuộc thử nghiệm có công suất lên đến 30 kilowatt, bằng một nửa công suất của hệ thống laser năng lượng cao mạnh nhất thế giới mà quân đội Mỹ mới tiếp nhận.

Vào tháng 4, một xe bọc thép Stryker được tích hợp pháo laser (MEHEL) cùng các thiết bị cảm biến của lực lượng lục quân Mỹ cũng bắn hạ thành công một UAV tại bãi thử Fort Sill.

Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây coi việc phát triển vũ khí năng lượng cao là ưu tiên quan trọng bởi việc vận hành vũ khí này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí cho quân đội. Với nguồn năng lượng thích hợp, vũ khí laser sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng hết đạn như các loại súng cối và pháo thông thường.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 22-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 22-09-2017

    Israel nhắc khéo Nga về mong ước giản đơn tại Syria; Ấn Độ: Tấn công bằng lựu đạn, 33 người thương vong; Con trai ông Duterte xăm hình tổ chức tội phạm Trung Quốc?; Việt Nam tuân thủ nghị quyết của LHQ về Triều Tiên

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 21-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 21-09-2017

    Việt Nam sản xuất hệ thống mô phỏng chiến đấu radar P-18M; Ông Erdogan chỉ trích Mỹ vì từ chối bán vũ khí cho đội bảo vệ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ; Xả súng đẫm máu tại Đài Loan

Bài cùng chuyên mục