Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 31-08-2017:
- Cập nhật : 31/08/2017
Nga sơ tán 1.500 công dân gần biên giới Triều Tiên?
Mạng xã hội và một số đơn vị truyền thông Nga cho biết Bộ khẩn cấp nước này đã yêu cầu sơ tán 1.500 công dân Nga ở gần biên giới Triều Tiên tới nơi an toàn.
Nhiều báo Anh như Daily Mai, Daily Star và Express… đồng loạt dẫn nguồn tin từ một số đơn vị truyền thông Nga cho biết cơ quan chức năng nước này đã triển khai mệnh lệnh bằng lời, yêu cầu sơ tán 1.500 công dân Nga sinh sống tại vùng Vladivostok tới "các khu vực an toàn" sau vụ phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản của Triều Tiên sáng 29-8.
Theo đó yêu cầu sơ tán dân được phát đi từ khẩu lệnh của cơ quan phụ trách khu vực thuộc Bộ khẩn cấp Nga. Không rõ các công dân Nga được sơ tán tới khu vực nào.
Một số tờ báo cho rằng có thể họ được đưa vào sâu hơn khu vực sâu hơn bên trong lãnh thổ Nga.
Đường biên giới giữa Nga và Triều Tiên dài 24 dặm (38,6km).
Trang FedPress.ru sau đó mô tả đợt sơ tán này như một "hoạt động diễn tập", nhưng nhiều khả năng nó được thực hiện do những lo ngại dấy lên từ sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 29-8.
Báo Express (Anh) dẫn lại phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov cho biết nước ông "vô cùng lo ngại" về vụ phóng tên lửa đó cũng như "xu hướng leo thang căng thẳng".
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, trước đây từng cảnh báo cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên có thể leo thang thành cuộc xung đột vũ trang và "đưa thế giới tới bên bờ thảm họa".(Tuoitre)
----------------------------
Nhật đi tìm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên
Vụ phóng tên lửa “ngay trên đầu nước Nhật” của Triều Tiên vào sáng nay là vụ đầu tiên kể từ năm 2009 nên đã gây phẫn nộ với nước Nhật.
“Có vụ phóng tên lửa. Mọi người cần ẩn nấp”. Mới sáng sớm 29-8, hàng triệu người Nhật ở khu vực phía bắc đã thức dậy với tin nhắn đầy tính đe dọa của chính quyền.
Bình Nhưỡng đã phóng một quả tên lửa đạn đạo lên độ cao 550 km, bay xa 2.700 km qua vùng trời Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương ở khu vực phía Bắc đảo Hokkaido.
Mối đe dọa sau 18 năm
Tuy tên lửa được cho là chỉ bay qua phần lãnh thổ nhỏ của Nhật, ít dân cư nhưng được xem là mối đe dọa nghiêm trọng tính từ năm 2009.
Các đơn vị chuyên môn của Nhật đã được triển khai ngay trong khu vực để tìm kiếm các mảnh vỡ có thể có từ tên lửa của Bình Nhưỡng.
Đương nhiên đây chỉ là hoạt động nhằm làm an dân và dĩ nhiên cũng nhằm kích hoạt hệ thống cảnh báo ở Nhật, Các nhân viên không tìm thấy mảnh vỡ nào bởi tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống biển.
Sau đó không lâu, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước này lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất vụ phóng tên lửa vừa thực hiện vào sáng sớm cùng ngày của Triều Tiên.
Ông Yoshihide Suga đánh giá vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên tạo ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Nhật Bản và cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết.
Trước đó, phát biểu với các phóng viên trước khi bước vào cuộc họp khẩn tại Văn phòng Thủ tướng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố "vụ bắn tển lửa là mối đe dọa chưa từng có " và ông sẽ làm tất cả trong khả năng để bảo vệ người dân.
Theo một số nguồn tin, hệ thống tàu cao tốc Shinkansen tại phía Đông Bắc Nhật Bản đã ngừng hoạt động sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, vụ phóng này không ảnh hưởng đến giao thông đường không nội địa và quốc tế của Nhật Bản.
Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, tên lửa của Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ miền Bắc nước này vào lúc 6h06 phút theo giờ địa phương.
Khiêu khích liên tục
Hệ thống cảnh báo J- mức cảnh báo cao nhất - đã khuyến cáo người dân đề phòng nhưng không có thiệt hại nào. Quân đội Nhật Bản đã không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, kênh truyền hình NHK cho biết tên lửa của Triều Tiên đã vỡ thành 3 mảnh và rơi xuống khu vực ngoài khơi cách mũi Erimo trên đảo Hokkaido 1.180 km về phía Đông.
Vụ phóng tên lửa sáng sớm 29-8 của Triều Tiên được thực hiện chỉ 3 ngày sau khi nước này phóng 3 tên lửa tầm ngắn.
Theo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, 2 quả tên lửa trong vụ phóng ngày 26-8 đã bay được quãng đường 250 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản, trong khi quả thứ 3 phát nổ gần như ngay lập tức.
Hai người Nhật được giao nhiệm vụ tìm mảnh vỡ tên lửa của Triều Tiên ở Sapporo - Ảnh: AFPVụ phóng của Triều Tiên làm suy yếu an ninh và ổn định khu vực, cũng như các nỗ lực xây dựng không gian đối thoạiTổng thư ký LHQc Antonio Guterres
Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, Triều Tiên cũng đã 2 lần tiến hành phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhưng đều không bay qua lãnh thổ Nhật Bản như lần này.
Quân đội Hàn Quốc cho rằng nhiều khả năng tên lửa phóng rạng sáng nay là Hwasong-12, loại tên lửa tầm trung mà Bình Nhưỡng mới đây cảnh báo sử dụng để bắn tới đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương.
Trong khi đo, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon tuyên bố nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên trong khi phản ứng cứng rắn đối với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại một diễn đàn về viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên, ông Cho Myoung-gyon cho rằng Bình Nhưỡng đang tập trung vào việc phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa, phớt lờ những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
Ông nhấn mạnh rằng Seoul lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích của Triều Tiên, đồng thời nêu rõ "trên cơ sở tư thế quân sự vững chắc, Chính phủ sẽ có những nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên một cách hòa bình".
Đề cập vấn đề viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên, Bộ trưởng Cho Myoung-gyon bày tỏ lấy làm tiếc về việc Seoul đã ngừng cung cấp hỗ trợ trong 9 năm qua dưới sự cầm quyền của các chính phủ theo đường lối bảo thủ.
Hồi tháng 5 vừa qua, Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép thêm các nhóm dân sự tìm cách trao đổi với Triều Tiên trong giới hạn không vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, Triều Tiên đã bác bỏ đề xuất này.(Tuoitre)
-------------------------
Cách Hàn Quốc phóng Hyunmoo khiến Triều Tiên không thể đoán
Hàn Quốc vừa công khai hình ảnh phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo từ bệ phóng trên mặt biển - cách phóng có thể khiến đối phương bó tay.
Thông tin về vụ phóng này được Yonhap dẫn nguồn tin Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD), thuộc chính phủ Hàn Quốc ngày 29/8 cho biết.
Theo hình ảnh được công bố, một tên lửa Hyunmoo tầm bắn 500 km, với đầu đạn được cải tiến, và một đạn Hyunmoo có tầm bắn 800 km đã tấn công chính xác vào mục tiêu giả định trên biển và đất liền.
Điểm đặc biệt của vụ phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo lần này so với những lần trước đó là chúng được đặt trên bệ phóng di động trên mặt biển - bước thử nghiệm để có thể Hyunmoo được trang bị trên những chiến hạm cỡ lớn hoặc tàu đổ bộ của Hàn Quốc.
Việc triển khai bắn các loại tên lửa từ tàu hàng dân sự đã được nhiều quốc gia thử nghiệm thành công, trong đó có Nga với Club-K và Israel với tên lửa đạn đạo LORA.
Cách làm này được đánh giá là tiết kiệm và mang tính ngụy trang rất tốt cùng với đó là sự bất ngờ trong cuộc tấn công. Đối phương rất khó để nhận diện cuộc tấn công trên vùng biển mênh mông với vô vàn các loại tàu dân sự - quân sự.
Rõ ràng Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra sự bất ngờ trong trường hợp phải sử dụng tới những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo đối phó với thế lực thù địch để bảo vệ đất nước.
Được biết, Hyunmoo có tầm bắn 800 km thuộc phiên bản Hyunmoo-2C là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa nhất trong biên chế Quân đội Hàn Quốc hiện nay. Gia đình tên lửa Hyunmoo được hát triển từ đầu những năm 1980 nhằm tạo ra một thứ vũ khí đủ sức răn đe Triều Tiên.
Tuy nhiên, những giới hạn của đồng minh Mỹ đặt ra đã khiến cho chương trình Hyunmoo gặp nhiều nhiều hạn chế dẫn tới tính năng kỹ chiến thuật mà nhất là tầm bắn của Hyunmoo kém xa Triều Tiên
Tầm bắn của tên lửa Hyunmoo-2C gọi là xa nhất cũng chỉ tới 800km, đầu đạn 500kg. Tầm bắn này chỉ tương đương với thế hệ tên lửa đạn đạo Hỏa Tinh 6/7 của Triều Tiên, trong khi kém xa các kiểu tên lửa tầm trung
Mặc dù vậy, các tên lửa Hyunmoo-2C nổi trội hơn ở khả năng sẵn sàng chiến đấu cao khi sử dụng động cơ nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng.
Và đặc biệt, Hàn Quốc đã tìm ra cách đánh trong khi bị hạn chế về tầm bắn đó là đưa Hyunmoo-2C lên bệ phóng di động trên biển. Với đòn đánh này sẽ đẩy đối thủ vào thế bị động và không thể đoán trước nhằm tìm cách đánh chặn.(ĐVO)