Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 30-08-2017

  • Cập nhật : 30/08/2017

Mỹ nói về quả bom Trung Quốc treo trên đầu Ấn Độ

Trung Quốc có thể sử dụng nguồn nước, đập nước hoặc phần mềm gián điệp để đối phó với Ấn Độ bên cạnh đối đầu biên giới.

Tạp chí National Interest mới đây đăng tải bình luận của chuyên gia Eugene K. Chow - một chuyên gia về quan hệ quốc tế nhận định, hàng ngàn con đập trên cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc là một vũ khí đặc biệt nguy hiểm mà nước này thường xuyên áp dụng không chỉ với Ấn Độ mà còn với các quốc gia ở hạ nguồn.

Theo ông Chow, Trung Quốc đã biến việc sở hữu 10 con sông lớn, nơi được cho là "Thác nước của châu Á" thành một loại vũ khí hủy diệt, dễ dàng đe dọa các  quốc gia ở vùng hạ lưu sông và trong tình thế hiện nay, Ấn Độ buộc phải dè chừng.

dap tam hiep tren song truong giang o trung quoc trong mot lan xa nuoc nam 2016.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở Trung Quốc trong một lần xả nước năm 2016.

"Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng - thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt.

Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn” - Tạp chí National Interest dẫn lời chuyên gia Eugene Chow.

Dãy núi Himalaya vốn được mệnh danh là “Tháp nước của châu Á” do 7 con sông lớn nhất châu lục đều bắt nguồn từ đây, trong đó bao gồm sông Mekong, sông Hằng, sông Ấn, sông Irrawaddy và sông Trường Giang.

Nhằm thỏa mãn nhu cầu về điện và thoát khỏi sự lệ thuộc vào than, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập thủy điện một cách ồ ạt suốt thời gian dài.

Năm 1949, Trung Quốc có chưa tới 40 đập thủy điện nhỏ, nhưng bây giờ số đập quốc gia này có còn nhiều hơn Mỹ, Brazil và Canada cộng lại. Chỉ tính riêng thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã cho xây 7 con đập khổng lồ và tiếp tục lên kế hoạch xây thêm 21 công trình khác.

Hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc đã gây ra những tác động môi trường ngoài sức tưởng tượng như động đất, lũ lụt, hạn hán... Các đập thủy điện còn tạo ra nỗi lo ngại của các quốc gia dưới hạ nguồn về sức ép ngoại giao của Bắc Kinh.

Ông Eugene Chow cho rằng: "Lũ và hạn hán không chỉ khẳng định tác động môi trường của các con đập Trung Quốc, đó còn là lời nhắc nhở về sức ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng phía nam. Những con sông đó là nền tảng cho sự sống ở Nam Á, cung cấp nước uống, tưới tiêu, môi trường sống cho cá và hoạt động vận tải thương mại.

"Với việc kiểm soát dòng chảy sự sống của khu vực, Trung Quốc có trong tay một sức mạnh khổng lồ” - ông Chow đánh giá.

Theo ông Milap Chandra Sharma, nhà nghiên cứu băng hà thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (New Delhi), những con đập ở Tây Tạng sẽ trở thành thảm họa cho Ấn Độ dù hoàn toàn là... cố tình.

“Ngoài các vấn đề môi trường, những con đập ở Tây Tạng có thể là thảm họa cho Ấn Độ. Chúng có thể giải phóng cơn thịnh nộ trong các trận động đất, tai nạn hoặc thậm chí do một tác động cố tình nào đó” - ông Sharma nhận xét.

Trong quá khứ, Ấn Độ đã phải hứng chịu những trận lũ quét thảm họa gây ra do việc xả đập bất thình lình từ phía Trung Quốc.

Một trận lũ quét gây thiệt hại đến 30 triệu USD và khiến 50.000 người ở đông bắc Ấn mất nhà cửa đã khiến Ấn Độ lên án việc xả đập không báo trước của Trung Quốc.

Sức mạnh của nguồn nước khiến Trung Quốc dễ dàng sử dụng đó làm con bài mặc cả với các quốc gia chịu phụ thuộc vào nguồn nước.

Do vậy, khi Bắc Kinh suốt vài tháng qua chưa cập nhật các số liệu thủy văn với Ấn Độ, mối lo ngại này ngày càng nâng lên.

Cuộc chiến trên chiến trường "5 inch"

Tờ Economic Times của Ấn Độ trước đó đã đăng tải bài viết nói về một cuộc chiến âm thầm đang diễn ra giữa Bắc Kinh và New Delhi khi cuộc xung đột vũ trang ở biên giới chưa xảy ra.

Hầu hết người Ấn Độ hiện nay đang sử dụng những chiếc điện thoại thông minh Trung Quốc và vô tình không thể biết chiếc điện thoại của họ - những chiếc điện thoại với màn hình 5 inch- đã trở thành chiến trường giữa hai quốc gia như thế nào.

Báo cáo bao gồm nghiên cứu của Đại học Toronto cho thấy, các công ty điện thoại thông minh Trung Quốc đang gửi dữ liệu người sử dụng ở Ấn Độ về Trung Quốc. Dữ liệu này có thể được sử dụng cho các mục đích thương mại cũng như chiến lược.

phan lon nguoi dan an do su dung dien thoai trung quoc.

Phần lớn người dân Ấn Độ sử dụng điện thoại Trung Quốc.

Điều này đã được Chính phủ Ấn Độ nắm được. Bộ Viễn thông và Điện tử Ấn Độ dựa vào các báo cáo về rò rỉ và trộm cắp dữ liệu người dùng, đã yêu cầu 21 nhà sản xuất điện thoại thông minh, đa số là của Trung Quốc, phải thông báo về các thủ tục và quy trình đảm bảo an ninh cho điện thoại thông minh được bán tại Ấn Độ.

Báo cáo nghiên cứu trên cũng cho thấy, trình duyệt UC Browser của Alibaba cũng lọt vào lưới máy quét của chính phủ Ấn Độ về rò rỉ dữ liệu di động của người dùng Ấn Độ.

UC Browser là một phần của nhóm kinh doanh di động thuộc Alibaba. Alibaba đã có những khoản đầu tư đáng kể vào  ngân hàng thanh toán Paytm và công ty mẹ One97.

Ngoài Paytm, Alibaba cũng đã đầu tư vào công ty thương mại điện tử Snapdeal. Sau Google Chrome, UC Browser được xem là trình duyệt smartphone phổ biến thứ hai ở Ấn Độ với hơn 100 triệu người dùng hàng tháng.

Viva và Oppo cũng dồn nhiều khoản tài chính vào việc phát triển thị trường của họ ở Ấn Độ. Trước cuộc đối đầu tại cao nguyên Doklam, việc Ấn Độ siết mạnh tay hơn với các hãng điện thoại Trung Quốc cũng có thể coi là nhằm lường trước những hậu quả có thể xảy đến cho người dân ở quốc gia lớn thứ 2 châu Á này.(Kim Hoa - ĐVO)
----------------------------

Nga gọi thêm viện binh đến Syria phòng có biến

Hãng AP dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, Moscow quyết định điều 2 chiếc tàu ngầm diesel - điện mới nhất mang tên lửa Kalibr đến Syria làm nhiệm vụ.

Thêm viện binh

"Các tàu ngầm mới chạy diesel - điện lớp Varshavyanka mang tên lửa Kalibr của Hạm đội Biển Đen Kolpino và Veliky Novgorod... đã tới Địa Trung Hải", Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/8 ra thông báo cho biết.

Hai tàu ngầm sẽ giúp tăng cường sự hiện diện thường trực của hải quân Nga trên Địa Trung Hải. Chúng được trang bị các hệ thống định vị mới, hệ thống kiểm soát toàn bộ tự động, các tên lửa có độ chính xác cao, ngư lôi uy lực.

Tuy nhiên, mỗi tàu ngầm Varshavyanka chỉ có thể phóng tối đa 4 quả tên Kalibr, do đó số lượng tên lửa và mật độ hỏa lực hơi thấp đối với một cuộc tấn công được tính toán kỹ cho tên lửa hành trình. Do đó, rất có thể trong thời gian tới Nga sẽ tăng cường các tàu mẹ mang tên lửa hành trình.

tau ngam lop varshavyanka.

Tàu ngầm lớp Varshavyanka.

Việc Nga đưa thêm tàu ngầm lớp Varshavyanka đến Địa Trung Hải rõ ràng là động thái gọi thêm viện binh của Nga để đề phòng cho tình huống bất ngờ, trang Navy Recognition nhận định.

Tuy nhiên, theo nguồn tin này, đây chỉ là động thái phô trương còn quân bài chiến lược thực sự của Nga khiến phương Tây lo ngại hơn rất nhiều đó là 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân loại Oscar II với vũ khí khổng lồ đang làm nhiệm vụ bí ẩn ngoài khơi Syria.

Theo những nguồn tin được Nga công khai, tàu ngầm Oscar II có thể mang theo tới 72 tên lửa tấn công hỗn hợp gồm tên lửa chống hạm 3M55 Oniks và tên lửa hành trình 3M54 Klub hoặc Kalibr.

Với kho vũ khí này, tàu ngầm Oscar II sẽ là quân bài chiến lược của Nga làm hạ nhiệt cái đầu nóng của Mỹ nếu muốn dùng tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu quân sự tại Syria. Bởi lớp tàu ngầm hạng nặng của Nga có thể tung đòn hủy diệt cả biên đội tàu sân bay đối phương mà không hề bị phát hiện, Navy Recognition nhận định.

Kịch bản Tomahawk khó tái diễn

Những động thái công khai điều thêm tàu ngầm và để tàu ngầm hạt nhân nằm mai phục ngoài khơi Syria được Nga thực hiện sau khi xuất hiện đồn đoán Mỹ có thể tiếp tục thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria hồi đầu tháng 7/2017 - thời điểm Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Syria chuẩn bị có cuộc tấn công vũ khí hóa học.

Đây cũng chính là cái cớ để chính quyền Tổng thống Donald Trump phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ của quân đội Syria ở tỉnh Homs vào sáng 7/4.

Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, Sean Spicer cảnh báo rằng ''Nếu ông Assad tiếp tục một cuộc tàn sát khác bằng cách sử dụng vũ khí hóa học, ông ta và quân đội sẽ trả một cái giá thật đắt''.

Washington nhận định hành động của Damascus chứng tỏ thỏa thuận hồi năm 2013 giữa chính quyền Assad với Moscow và Washington về việc tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria, trên thực tế đã không được thực thi đầy đủ.

Việc Trump vội vã quyết định bắn Tomahawk vào Syria đã được Washington hợp thức hoá lý do bằng việc cáo buộc chính quyền Assad lừa dối cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Moscow là đồng minh của họ, về vũ khí hóa học của Syria. Do vậy, cần phải có hành động trừng phạt.

Trong khi đó, phía Nga và Syria từng lên tiếng phủ nhận độ xác thực của nghi án tấn công hóa học ngày 4/4 tại Idlib. Moscow cũng cho rằng có nhiều vụ việc "tấn công hóa học" đổ vấy cho chính quyền Damascus thực chất chỉ là dàn dựng.

Tờ Navy Recognition nhận định, và để làm nguội cái đầu nóng của Mỹ về cuộc tấn công tương tự bằng Tomahawk có thể xảy ra, vũ khí Nga đã đổ dồn về Địa Trung Hải là động thái không quá khó hiểu.(Baodatviet)
---------------------

Ecuador bỏ tù 20 "ngư tặc" Trung Quốc

Một thẩm phán Ecuador vừa kết án 20 thành viên một tàu cá Trung Quốc vì tội đánh bắt trái phép ngoài khơi quần đảo Galapagos.

Các thành viên trên tàu bị kết án từ 1 đến 4 năm tù giam về tội đánh bắt trái phép và bị phạt tổng cộng 5,9 triệu USD. 

Trong số này, thuyền trưởng bị kết án 4 năm tù vì phạm tội nghiêm trọng về môi trường. 

Ngoài ra, 3 người lãnh án tù 3 năm và 16 người bị kết án một năm tù.

Tàu Fu Yuan Yu Leng 999 treo cờ Trung Quốc bị bắt giữ vào ngày 13-8 cùng với khoảng 300 tấn sinh vật biển gần tuyệt chủng hoặc đang bị đe doạ trên tàu. Trong số đó có 6.600 con cá mập, hầu hết là những loài được bảo vệ như cá mập đầu búa.

 

Ecuador bỏ tù 20 ngư tặc Trung Quốc - Ảnh 1.

Một thành viên tàu cá Trung Quốc bước xuống xe buýt sau khi bị bắt giữ. Ảnh:Reuters

 

Ecuador bỏ tù 20 ngư tặc Trung Quốc - Ảnh 2.

Người dân Ecuador biểu tình sau khi tàu Trung Quốc bị bắt giữ. Ảnh: Reuters

Hiện chưa rõ các thành viên đoàn tàu Trung Quốc có kháng án hay không. Bộ ngoại giao Ecuador cho biết đã gửi công hàm phản đối đến Trung Quốc về sự hiện diện của những tàu cá gần Galapagos, nơi các thành viên tàu Fu Yuan Yu Leng 999 bị bắt. 

Quần đảo Galapagos nằm cách bờ biển Thái Bình Dương của Ecuador khoảng 1.000 km về phía Tây. 

Bộ Môi trường Ecuador cho biết tàu Trung Quốc nói trên đã đánh bắt trong khu bảo tồn biển của Galapagos. Khu bảo tồn rộng 138.000 km vuông này được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. 

Bộ trưởng Môi trường Ecuador Tarcisio Granizo viết trên mạng Twitter: "Không thể khoan dung cho tội phạm môi trường".

Chính phủ Ecuador hôm 28-8 cho hay con tàu Trung Quốc bị nước này tịch thu để phục vụ cho khu bảo tồn Galapagos trong khi xác sinh vật biển sẽ được ném xuống biển. Hồi đầu tháng này, ông Wang Yulin, đại sứ Trung Quốc ở Ecuador, cho biết Bắc Kinh muốn thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để "chấm dứt những hành động phi pháp này". 

Galapagos nổi tiếng về hệ thực vật và động vật độc đáo với khoảng 27.000 người sinh sống trên quần đảo. Người dân Galapagos đã phản đối sự hiện diện của đoàn tàu gồm 300 tàu cá Trung Quốc ở vùng biển quốc tế ngay bên ngoài khu bảo tồn.(NLĐ)
---------------------------

Nga tham chiến nếu Mỹ bơm vũ khí cho Ukraine?

Lần đầu tiên sau 10 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới thăm Ukraine nhưng chỉ hứa ủng hộ Kiev mà không hứa cung cấp vũ khí.

Chỉ hứa ủng hộ

Ngày 24/8, Ukraine kỷ niệm Ngày Độc lập. Sự kiện trung tâm là cuộc diễu binh diễn ra tại đường phố Khreshatik và quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev.

Lần đầu tiên cuộc diễu binh (không có sự tham gia của phương tiện cơ giới quân sự) có sự tham dự của các đại diện quân sự của 8 nước thành viên NATO - gồm Mỹ, Anh, Canada, Litva, Ba Lan, Latvia, Romania và Estonia cùng đại diện 2 nước đang muốn gia nhập NATO là Moldova và Gruzia.

Tại cuộc diễu binh có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Litva, Latvia, Ba Lan, Herzegovina, Estonia, Gruzia, Moldova và Thứ trưởng Quốc phòng Anh.

Nga tham chien neu My bom vu khi cho Ukraine?Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Kiev hôm 24/8

Theo trang rbc.ru, lần đầu tiên sau 10 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới có chuyến thăm tới Ukraine. Ông hứa ủng hộ Kiev, song không hứa cung cấp vũ khí.

Mặc dù vậy, giới quan sát vẫn gắn chuyến đi này với kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine vì Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa John McCain tuyên bố trước chuyến thăm: “Chuyến thăm của ông Mattis cho Mỹ thêm cơ hội điều chỉnh chính sách về Ukraine và hỗ trợ vũ khí phòng vệ” .

Sau diễu binh, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Không có tuyên bố về việc cung cấp vũ khí sau cuộc hội đàm Kiev giữa ông Mattis và Poroshenko, nhưng cả 2 bên đều có những phát biểu thể hiện sự hài lòng.

Vấn đề cung cấp vũ khí hạng nặng được thảo luận ngay từ khi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine nổ ra năm 2014, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc thảo luận.

Nga tham chien neu My bom vu khi cho Ukraine?Quân nhân Mỹ tham gia lễ diễu binh tại Kiev ngày 24/8

Hồi cuối tháng 7, tờ The Wall Street Journal đưa tin, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đã soạn thảo một kế hoạch cung cấp vũ khí cho chính quyền Kiev. Kế hoạch này bao gồm các hệ thống chống tăng và các hệ thống khác nhằm “kiềm chế sự xâm lược của Nga”.

Theo đó, Chính quyền Mỹ đã bàn khả năng cung cấp các hệ thống chống tăng di động Javelin và hệ thống phòng không có thể vận chuyển đến khu vực không nằm trong khu vực giáp ranh ở Donbass.

Ông Mattis cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định: “Chúng tôi không và sẽ không bao giờ chấp nhận sự xâm lược Crimea của Nga cũng như việc nước này vi phạm biên giới được quốc tế công nhận”.

Bên cạnh đó, Tổng thống Poroshenko cho biết đã thảo luận với ông Mattis tầm quan trọng của việc đưa phái bộ gìn giữ hòa bình như của LHQ vào Donbass, chốt ở biên giới giữa Nga và Ukraine.

Nga tham chien neu My bom vu khi cho Ukraine?Kiev từ lâu đã kỳ vọng được Mỹ cung cấp các loại vũ khí hạng nặng, trong đó có tên lửa chống tăng Javelin

Trong khi đó, báo chí phương Tây đưa tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cam kết hỗ trợ trang thiết bị quân sự trị giá 175 triệu USD cho quân đội Ukraine, đồng thời khẳng định các lệnh trừng phạt Nga sẽ vẫn có hiệu lực.

Theo Reuters, phát biểu sau cuộc hội kiến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhân chuyến thăm Ukraine hôm 24/8, ông Mattis cho biết gói hỗ trợ quân sự mới sẽ giúp Ukraine tự bảo vệ mình.

Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và cam kết xây dựng năng lực cho các lực lượng vũ trang Ukraine.

Gói hỗ trợ trên sẽ nâng tổng số hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine lên 750 triệu USD kể từ năm 2015, dù vấn đề cung cấp vũ khí sát thương vẫn đang trong quá trình cân nhắc.

Nhiều năm qua, Kiev hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ vũ khí sát thương, đặc biệt là tên lửa chống tăng. Năm 2015, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật cho phép hỗ trợ loại vũ khí này. Tuy nhiên, quyết định về việc này vấp phải sự phản đối của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.

Nga không ngồi yên

Trước những thông tin về việc Mỹ có thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, Nga tiếp tục lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố ý định của phía Kiev rõ ràng là nỗ lực nhằm một lần nữa “trì hoãn” tiến trình thực hiện thỏa thuận Minsk.

Theo Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia Nga Leonhid Slutski, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không chắc giúp lập lại được hòa bình tại Donbass.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế Hội đồng Liên bang Konstantin Kosachev nhận định khả năng Mỹ cung cấp vũ khí bay cho Ukraine nói lên rằng việc đặt cược cho giải pháp quân sự đối với cuộc xung đột tại Donbass đang được tiến hành, trong khi xung đột chỉ có thể giải quyết được thông qua con đường đàm phán.

My ve banh vu vu khi cho UkraineCác tay súng đòi độc lập tại miền Đông Ukraine với vũ khí chống tăng

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị ứng dụng “Penta” Vladimir Fesenko nhận xét vấn đề cung cấp vũ khí bay của Mỹ cho Ukraine đã có bước tiến triển. Nếu thời Tổng thống Barack Obama chỉ một bộ phận cao cấp chính trị bỏ phiếu “thuận” thì giờ đây đại diện của hai cơ quan quyền lực như Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ủng hộ việc này.

Ngoài ra, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker cũng công khai ủng hộ ý tưởng này. Ông Fesenko cho rằng cung cấp vũ khí cho Ukraine trước hết phụ thuộc vào việc Nga có gia tăng xung đột hay không.

Ông Fesenko bày tỏ tin tưởng: “Hiện tại ngay cả việc thảo luận vấn đề này cũng có tác dụng kiềm giữ Nga. Còn cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine sẽ là nhân tố mạnh mẽ nhất giúp kiềm giữ sự hiếu chiến”.

Giới phân tích Mỹ cũng cho rằng Washington đã gửi tín hiệu cho Moscow khi tuyên bố về khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, có thể sẽ không có hành động cụ thể tiếp theo, vì chính quyền Mỹ nhận thức được rằng việc trao vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm leo thang xung đột.

My ve banh vu vu khi cho UkraineXe tăng của lực lượng ở miền Đông Ukraine

Giáo sư người Mỹ Nikolai Petro cho rằng cung cấp vũ khí sẽ gây hiệu ứng tâm lý và mở rộng đường hành động cho giới “diều hâu” Ukraine.

Theo ông, lượng đòi độc lập có thể tiến hành tấn công phủ đầu, chặn trước kịch bản này.

Trong trường hợp đó Nga có thể động viên quân và can thiệp vào cuộc chiến nếu cần thiết. Kết quả là tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Theo thống kê, kể từ khi xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraine hồi tháng 4/2014 đến nay, hơn 10.000 người đã thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Tiến trình đàm phán của nhóm "Bộ Tứ Normandy" (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) hướng tới giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đang diễn ra khá chậm. Các vụ giao tranh gây thương vong vẫn liên tiếp xảy ra.(Thành Minh - ĐVO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-08-2017

    Ông Trump thay đổi luật chơi; Tương lai Trung-Ấn sau thỏa thuận lui quân; Israel: Nga không đủ tầm ảnh hưởng tại Syria…

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 30-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 30-08-2017

    2 chỉ huy SDF đầu quân SAA: Mỹ 'thanh lý môn hộ'?; Hàn Quốc bàn giao tàu ngầm cho Indonesia; Trung Quốc lớn tiếng nói Ấn Độ tự rút ra bài học; Ukraine hết giá trị trong mắt Mỹ?

Bài cùng chuyên mục