Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-08-2017
- Cập nhật : 30/08/2017
Ông Trump thay đổi luật chơi
Tổng thống Mỹ dự định sẽ tăng khả năng chiến đấu cho lực lượng cảnh sát, cho phép lực lượng này có vũ khí hạng nặng từ quân đội.
Tờ USA Today cho biết rằng, Mỹ đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm các trang thiết bị quân sự được sử dụng trong đường phố, đô thị.Nguồn tin này cho biết rằng, Tổng thống Trump đang xem xét việc bãi bỏ lệnh cấm của cựu Tổng thống Barack Obama, người đã ngăn chặn việc sử dụng xe bọc thép, vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự khác trên các đường phố của Mỹ.
Ngày 28/8 Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, ông Jeff Sessions đã phát biểu tại cuộc họp thường niên của Cảnh sát Bratsk và trình kế hoạch sửa đội luật mới.
Tờ Defense News viết rằng, trong thời gian tới các thành phố, đô thị sẽ trở thành một chiến trường với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí mới nhằm chống lại các băng nhóm tội phạm và tổ chức cực đoan, phá hoại nhà nước”.
Như vậy nhiều khả năng trong thành phần của lực lượng cảnh sát ngoài việc sử dụng các loại vũ khí thông thường sẽ được tăng cường nhiều loại vũ khí mới. Và trong trường hợp đặc biệt có thể bổ sung xe tăng, trực thăng và lực lượng đặc biệt nhằm chống lại lực lượng nổi dậy.
Trước đó trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng, chúng ta không thể tránh khỏi phải chiến đấu trong thành phố nhưng quân đội chưa sẵn sàng cho việc này.
Các lực lượng sẽ được huấn luyện, đào tạo hiệp đồng chiến đấu trong đô thị nhằm chống lại các cuộc nổi dậy cũng như chống lại khủng bố trong đô thị.
“Theo kế hoạch đến năm 2030 quân đội có thể đưa lực lượng bộ binh với sự hỗ trợ của Không quân, đánh bại kẻ thù ở bất kỳ khu vực nào”, tờ báo nhấn mạnh.
Trước đó tờ Washigton Post đã công bố một chỉ thị bí mật số 3025.18 có tên gọi “Defense Support of Civil Authorities” và được thông qua vào cuối năm 2010.
Chỉ thị này cho phép quân đội Mỹ có quyền sử dụng quân đội chống lại người Mỹ trong trường hợp xảy ra cuộc bạo loạn.
Theo đó quân đội Hoa Kỳ có thể sử dụng xe tăng hoặc tên lửa cùng với các lực lượng khác nếu xảy ra bạo loạn, ví dụ chống lại lực lượng biểu tình.
Theo một số tài liệu quy định, quân đội Mỹ được phép đưa lực lượng với trang bị vũ khí hạng nặng vào các tiểu bang và thành phố trong trường hợp các lực lượng bảo vệ an ninh các khu vực không đủ khả năng giải quyết tình hình.
Theo thông tin từ các tờ Detroit Free Press, The Huffington Post và Breitbart cho biết, nhiều khả năng theo luật mới cảnh sát sẽ nhận được từ quân đội cả súng phóng lựu, súng bắn tỉa, xe bọc thép và các loại trang bị quân sự khác.
Động thái này của Tổng thống Donald Trump được cho là tăng khả năng chiến đấu cho lực lượng cảnh sát cũng như tăng quyền cho quân đội Mỹ nhằm đối phó với những “mối đe dọa” mới trong lòng nước Mỹ và đặc biệt chống lại lực lượng khủng bố quốc tế.(ĐVO)
-----------------------------
Tương lai Trung-Ấn sau thỏa thuận lui quân
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 28-8 cho hay New Delhi và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận “khẩn trương rút quân” khỏi cao nguyên Dokalam sau căng thẳng kéo dài hơn hai tháng qua ở khu vực này, theo Reuters.
Kết thúc đột ngột
“Trong những tuần gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc (TQ) đã duy trì liên lạc ngoại giao về vụ việc ở Dokalam. Trong quá trình liên lạc, chúng tôi đã trao đổi về các quan điểm, lo ngại và lợi ích của từng bên. Trên nền tảng này, việc khẩn trương rút lính biên phòng tại Dokalam đã được nhất trí và đang diễn ra” - Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong thông cáo ngày 28-8.
Khoảng một giờ sau đó, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng về tuyên bố này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Doanh xác nhận Ấn Độ chiều 28-8 đã rút tất cả binh sĩ và thiết bị về phía biên giới Ấn Độ nhưng lại đồng thời cho biết binh sĩ TQ sẽ tiếp tục tuần tra tại Dokalam. “Phía TQ sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ phù hợp với các hiệp định lịch sử” - bà Hoa nói tại buổi họp báo.
Thế nhưng về thực tế, hai tuyên bố của Bắc Kinh và New Delhi không quá mâu thuẫn, theo Hindustan Times. Thứ nhất, bà Hoa không nói rõ quân đội TQ sẽ làm gì tiếp theo hay tiếp tục dự án xây đường gây tranh cãi mà chỉ nói là “tuần tra”. Thứ hai, tuần tra trên các khu vực có tuyên bố chủ quyền chung vẫn được phép tiến hành theo các thỏa thuận kiểm soát biên giới Trung-Ấn và trên thực tế cũng sẽ được áp dụng cho biên giới TQ và Bhutan.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ấn Độ hồi năm 2016. Ảnh: AFP
Cùng lùi để cùng tiến
Thỏa thuận trên đạt được giữa bối cảnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sắp tới TP Hạ Môn, TQ để tham dự hội nghị thượng đỉnh khối các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ và Nam Phi) từ ngày 3 đến 5-9 tới.
Theo New York Times, sự kiện này có thể đã gây áp lực buộc giới chức TQ và Ấn Độ tìm ra một giải pháp cho vấn đề Dokalam, mà cụ thể là thỏa thuận cùng lùi quân. Dhruva Jaishankar, nhà phân tích tại Trung tâm Brookings trụ sở Ấn Độ, đánh giá thỏa thuận trên là một dấu hiệu tích cực. Nó cho thấy New Delhi và Bắc Kinh vẫn có thể giải quyết căng thẳng một cách hòa bình và thông qua ngoại giao bất chấp những bất đồng giữa hai bên.
Căng thẳng giữa TQ và Ấn Độ bùng phát kể từ hôm 16-6, khi biên phòng TQ đơn phương điều công binh đi vào vùng Dokalam để xây một con đường, bất chấp phản đối của Bhutan. Theo yêu cầu giúp đỡ từ Bhutan, Ấn Độ đã đưa quân tới Dokalam để can thiệp vào dự án này. New Delhi từ thời điểm đó đến đầu tháng này đã nhiều lần đề xuất hai bên cùng rút quân để tiến tới giải quyết căng thẳng, trong khi Bắc Kinh khăng khăng binh sĩ Ấn Độ phải rút trước vô điều kiện. Hindustan Times đánh giá cả Ấn Độ và TQ không nên xem thỏa thuận cùng rút quân khỏi Dokalam là một chiến thắng mà thay vào đó xem đây là một cảnh báo về việc hai nước cần mở rộng các cơ chế giải quyết căng thẳng ở những khu vực biên giới tranh chấp khác.(PLO)
----------------------------
Israel: Nga không đủ tầm ảnh hưởng tại Syria…
Không phải Nga phớt lờ đề nghị của Israel mà vì không đủ tầm ảnh hưởng để hạn chế hay loại bỏ ảnh hưởng của Iran tại Syria.
Israel lo ngại Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 23/8 trong chuyến thăm tới Nga đã có cuộc hội đàm kéo dài 3 tiếng với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin. Một trong những mục đích của chuyến công du là kêu gọi Nga ngăn chặn ảnh hưởng của Iran tại Syria.
Trang Haaretz của Israel cho rằng ông Netanyahu gần như không thể có được bất kỳ cam kết nào của Tổng thống Putin về việc chấm dứt hoặc hạn chế sự hiện diện của Iran tại Syria.
Điều này không phải do ông Putin không cân nhắc đến đề nghị của Israel mà thực tế là Nga không đủ ảnh hưởng để hạn chế hay loại bỏ ảnh hưởng của Iran tại Syria.
Tờ báo Israel thừa nhận, quan hệ Nga và Iran không phải là mối quan hệ “cho-nhận” như quan hệ giữa Mỹ và Israel. Nga và Iran phối hợp tại Syria xuất phát từ sự cần thiết trong tính toán lợi ích của mỗi nước, nhưng tính toán này rất khác nhau.
Nga muốn một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria và duy trì ảnh hưởng từ xa, rút quân và đầu tư trong quá trình tái thiết Syria.
Trong khi đó, Iran muốn củng cố sự hiện diện trực tiếp tại Syria, không chỉ thông qua các lực lượng ủy nhiệm như Hezbollah tại Lebanon và Houthi tại Yemen. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Iran xem Syria là một căn cứ để bắn tên lửa vào Israel, cũng như tính toán nhằm nâng cao khả năng tấn công Israel.
Iran đang tìm kiếm tính chính danh toàn cầu. Trước đây, Iran thỏa mãn với việc tiếp cận các quốc gia đối địch, nhưng hiện nay Iran muốn có ảnh hưởng đối với các quốc gia đối địch đó.
Gần như có thể khẳng định rằng Iran sẽ không vi phạm Thỏa thuận hạt nhân dù nước này đe dọa không tuân thủ Thỏa thuận nếu Mỹ không tôn trọng Thỏa thuận. Thỏa thuận hạt nhân trao cho Iran một “chứng nhận quốc tế” là quốc gia hành xử có trách nhiệm.
Tại Syria, Iran đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc. Theo Mujahedeen-e-Khalq, nhóm đối lập người Iran (nhóm này đã cung cấp các thông tin chính xác về chương trình hạt nhân của Iran), Iran hiện có 70.000 tay súng tại Syria, bao gồm quân chính quy của Iran và các tay súng Shi'ite do Iran hậu thuẫn. Số tay súng này bao gồm Hezbollah, các tay súng Shi'ite từ Iraq, Afghanistan, Pakistan và dân binh Syria do Iran đào tạo.
Lính Iran và các tay súng do Iran hậu thuẫn được Chính quyền Syria cung cấp quyền sử dụng các căn cứ quân sự lẫn dân sự, ví dụ như cơ sở một trường đại học nằm giữa thủ đô Damascus và thị trấn nằm ở phía Nam Sweida để thiết lập trận địa tên lửa phòng không SAM-1.
Tuy nhiên, việc Iran triển khai quân chính quy tại Syria cũng phải trả giá đắt. Theo những số liệu chưa chính thức, ít nhất 500 lính Iran đã thiệt mạng tại Syria. Con số này không bao gồm số thương vong của Hezbollah và tay súng Shi'ite do Iran hậu thuẫn khác.
Ngoài ra, trên một số mặt trận, các lực lượng của Iran đã phải rút lui do áp lực của Nga bởi vì Nga là bên giám sát các khu vực giảm căng thẳng tại phía Nam Syria, dọc theo biên giới với Israel và Jordan.
Thậm chí tại các khu vực giảm căng thẳng tại phía Bắc Syria, Iran cũng phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những điểm lùi này của Iran không làm thay đổi sự hiện diện của Iran tại Syria.
Nga ảnh hưởng nhưng chưa đủ tầm
Nếu giả định Nga tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc định hướng đối thoại ngoại giao, thiết lập các thỏa thuận giữa các nhóm trên thực địa và giám sát các khu vực giảm căng thẳng tại Syria, thì Iran, dựa vào sự hiện diện tại Syria, sẽ bảo đảm được ảnh hưởng đối với khối Arab tại Trung Đông.
Iran cũng đang được hưởng lợi từ các cuộc khủng hoảng khác tại Arab. Qatar trong tuần vừa qua đã quyết định cử Đại sứ trở lại Iran sau 80 ngày bị Saudi Arabia, các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cấm vận. Trong thời gian Qatar bị cấm vận, Iran trở thành quốc gia cung cấp thực phẩm và hàng hóa chính cho Qatar.
Mục tiêu cấm vấn vận Qatar để nước này cắt đứt quan hệ với Iran đã không thành công vì Iran và Qatar là đối tác cùng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất Trung Đông.
Tờ báo Israel đánh giá vấn đề đáng quan tâm trong cuộc khủng hoảng Qatar là Nga không can dự vào cuộc khủng hoảng này do Nga không muốn bộc lộ điểm yếu của mình.
Nga không có ảnh hưởng đối với Saudi Arabia và các vấn đề nội bộ của khối Arab. Qatar cũng không nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Trái lại, Nga có các lợi ích chiến lược và kinh tế với Iran nên Nga không thể hi sinh lợi ích với Iran để đáp ứng đòi hỏi từ Jerusalem và Washington.
Những gì Nga có thể yêu cầu là Iran không có các hoạt động gây nguy hại đến Chính quyền của Tổng thống Syria al-Assad hoặc quá trình đàm phán ngoại giao do Nga dẫn đầu bằng việc mở một mặt trận mới chống Israel thông qua lãnh thổ Syria.
Yêu cầu này của Nga có thể dẫn tới các thỏa thuận về các loại vũ khí, đặc biệt là tên lửa, Iran có thể triển khai tại Syria hoặc nơi Iran có thể thiết lập các cơ sở đồn trú. Vì Nga và Iran đều có chung lợi ích trong việc duy trì sự tồn tại của Chính quyền của ông Assad nên thỏa thuận dạng này có trọng lượng đối với Iran.
Theo giới phân tích Israel, nước này chưa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với Chính quyền của ông Assad về việc cho phép Iran triển khai quân và các loại vũ khí hiện đại tại Syria.
Nhưng ngay cả khi Israel thực sự đe dọa Chính quyền của Tổng thống Assad thì điều này cũng không thể ngăn cản Iran vì Iran muốn đạt được khả năng răn đe cân bằng với Israel tại Syria giống như nước này đã thực hiện tại Lebanon.
Tờ báo Israel có vẻ mỉa mai khi đưa ra kết luận rằng nước này dường như sẽ phải chấp nhận thực tế tầm ảnh hưởng của Iran tại Syria và dựa vào những lời hứa không ràng buộc từ Nga, không có sự hậu thuẫn từ một nước Mỹ đang giảm can dự vào Syria.(Đông Triều - ĐVO)