Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 30-08-2017

  • Cập nhật : 30/08/2017

Quân NATO diễu binh tại Ukraine: 'Dấu hiệu tấn công'?

Hàng trăm binh sĩ NATO có mặt trong lễ diễu binh tại Kiev, cho thấy dường như NATO đang thách thức Nga từ ngay vùng đệm nguy hiểm Ukraine...

Ngày 24/8 vừa qua, Ukraine đã tổ chức lễ kỷ niệm 26 năm Ngày Độc lập.

Tại buổi lễ, quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc diễu binh phô trương lực lượng, qua đó cho thế giới biết về sức mạnh của một quân đội Ukraine thời hậu Xô viết.

Đặc biệt, trong số khách mời quốc tế tham dự buổi lễ quan trong này, có 9 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ 9 quốc gia "đồng minh tiềm tàng" của Ukraine, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã có quà tặng mừng Ukraine trong Ngày Độc lập, khi trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Mattis đã cho biết Washington đang xem xét viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.

nato cho binh si tham gia dieu binh tai ukraine nham gui di thong diep gi?

NATO cho binh sĩ tham gia diễu binh tại Ukraine nhằm gửi đi thông điệp gì?

“Mới đây, chúng tôi vừa đồng ý cấp cho Ukraine lô thiết bị trị giá 175 triệu USD, nâng tổng giá trị thiết bị  tài trợ lên gần 750 triệu USD trong những năm qua. Chúng tôi đang tích cực xem xét vấn đề vũ khí sát thương”, RT News tường thuật.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong lễ diễu binh mừng Ngày độc lập lần thứ 26 của Ukraine, có 231 binh lỹ Mỹ và NATO cùng tham gia với hàng ngàn binh lính Ukraine.

Điều này khiến dư luận quốc tế đặt ra nhiều câu hỏi.

Ngày 27/8, Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko đã giải thích rằng sự xuất hiện của các binh sĩ NATO trong cuộc diễu binh nhân Ngày Độc lập của đất nước Ukraine là dấu hiệu chứng tỏ sự hiệp nhất của Ukraine với toàn thế giới, theo Ukrinform.

Theo ông Poroshenko, "ý tưởng của cuộc diễu binh năm nay rất rõ ràng và dễ hiểu. Chúng ta phô trương một quân đội Ukraine hùng mạnh, biểu dương những anh hùng và binh sĩ yêu nước Ukraine, được đào tạo kỹ thuật tốt và được trang bị khí tài tốt".

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: "Lần đầu tiên trong lịch sử Ukraine trên Quảng trường Maidan, trên Khreshatika ,có mặt các đồng minh và đối tác của chúng ta, những người ủng hộ Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lăng của Nga".

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng lưu ý rằng trước đây chưa bao giờ có sự kiện quan trọng và mang tính biểu tượng như vậy. Cũng theo người đứng đầu chính quyền Kiev, các đơn vị vũ trang của Mỹ đại diện cho sự hiệp nhất của Ukraine với toàn thế giới.

Trước sự hân hoan của giới lãnh đạo Kiev về sự hiện diện của bính sĩ Mỹ và NATO trong lễ diễu binh mừng Ngày Độc lập lần thứ 26 của Ukraine, giới chức NATO không cho thấy có bất cứ phản ứng nào.

Việc binh sĩ NATO hoà trong đoàn quân của quân đội Ukraine tại lễ diễu binh ngày 24/8 vừa qua có phải mang ý nghĩa như một thông điệp kết nối NATO - Ukraine mà Tổng thống Poroshenko đã nêu hay mang một ý nghĩa khác?

Điều này rất quan trọng và cần phải được làm rõ, bởi trong lời phát biểu của nhà lãnh đạo Ukraine, thông điệp mang ý nghĩa NATO đứng bên cạnh Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga. Song đến nay Brussels vẫn im hơi lặng tiếng.

Vậy nhưng mới đây, ngày 25/8, trong một cuộc trao đổi với báo giới, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận giữa Nga và Belarus dự kiến diễn ra vào tháng 9/2017.

Theo Reuters, sau khi gặp Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo trong chuyến kiểm tra lực lượng hỗn hợp giữa quân đội Mỹ và NATO tại  Orzysz, phía đông Ba Lan, ông Stoltenberg đã thúc giục Moscow phải minh bạch về các cuộc tập trận của mình.

"Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga. Tất cả các quốc gia đều có quyền thực hiện các hành động nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang của mình, nhưng các quốc gia cần phải tôn trọng nghĩa vụ minh bạch".

NATO luôn cho rằng Moscow không trung thực trong các kế hoạch quân sự của mình. Ngay cả với cuộc tập trận Nga - Belarus, các chuyên gia NATO cũng cho rằng số lượng binh sĩ tham gia sẽ lớn hơn con số 13.000 như Moscow thông tin.

ong chu lau nam goc da co qua tang y nghia cho kiev nhan ngay doc lap cua ukraine

Ông chủ Lầu Năm Góc đã có quà tặng ý nghĩa cho Kiev nhân Ngày Độc lập của Ukraine

Và  theo Tổng thư ký NATO, sự không minh bạch của Nga cho thấy dấu hiệu của một cuộc tấn công đối với một đồng minh trong NATO, đồng nghĩa NATO bị đe đoạ tấn công, vì vậy liên minh quân sự này phải nhanh chóng đưa quân vào Ba Lan.

Cho dù mới đây, giới chức Mỹ và NATO vẫn lên tiếng Ukraine chưa đáp ứng đủ điều kiện gia nhập NATO, thời gian chờ đợi cho "mộng NATO" của Kiev là không thể xác định, nhưng hành động của Brussels và Washington lại không như vậy.

Còn nhớ năm 1997, Nga và NATO đã ký Hiệp ước cơ sở, trong đó có nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không coi nhau là kẻ thù, song thực tế thì Brussels lại liên tục đưa mối đe doạ ngày càng tới gần biên giới nước Nga, qua chiến lược Đông tiến.

Brussels luôn hành động mà không cần giải thích, luôn xem thường, thậm chí vô hiệu hoá những cam kết, nguyên tắc mà chính mình đưa ra hay xây dựng nên, song ngược lại luôn đòi hỏi Moscow phải minh bạch và không có hành động đe doạ NATO.

Khi hàng trăm binh sĩ NATO có mặt trong lễ diễu binh tại Kiev mà Brussels không có một lời giải thích, cho thấy dường như NATO đang chuẩn bị những nước đi mang tính thách thức Nga từ ngay vùng đệm nguy hiểm Ukraine.(Baodatviet)
----------------------------

Tàu ngầm Kilo cải tiến của Nga tung hoành Địa Trung Hải

Hải quân Nga ngày 28.8 cho biết hai tàu ngầm chạy êm nhất của nước này đã đến Địa Trung Hải hỗ trợ Hạm đội Biển Đen đang hoạt động ngoài khơi Syria.

tau ngam veliky novgorod admship.ru

Tàu ngầm Veliky Novgorod ADMSHIP.RU

Các tàu ngầm này thuộc "Đề án 636.3", hay còn gọi là lớp Kilo cải tiến, chúng được mô tả là dòng tàu ngầm chạy êm nhất của Nga hiện nay. Chính nhờ khả năng này mà chúng thường được ví von là những tàu ngầm "tàng hình" trong hạm đội Nga. 

Theo RIA-Novosti, bộ đôi này đã mất gần hai tuần cho cuộc hành trình từ miền bắc Nga, đi qua bờ tây của Ireland và vào Địa Trung Hải.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo hai tàu ngầm có tên lần lượt là Kolpino và Veliky Novgorod đã gia nhập lực lượng tác chiến của Hạm đội Biển Đen đang tham chiến ở Syria.

Theo Daily Mail ngày 28.8, các máy bay của NATO đóng tại Na Uy, Iceland, Scotland và Pháp đã liên tục dõi theo tàu ngầm Nga trên đường xuôi nam.

Được đóng tại xưởng tàu Admiralty ở thành phố Saint-Petersburg, đây là tàu ngầm có thiết kế đặc biệt cho mục đích tác chiến chống hạm và chống tàu ngầm ở vùng nước cạn.

Theo một số nguồn tin, chúng được trang bị hệ thống định vị thủy âm cải tiến và ngư lôi 533 ly, đồng thời có năng lực rải thủy lôi và khai hỏa tên lửa hành trình Kalibr-NK từ ống phóng ngư lôi.

Tốc độ của tàu đạt 20 hải lý/giờ, mang theo thủy thủ đoàn khoảng 50 người.(Thanhnien)
---------------------------------

Tổng thống Putin được ủng hộ nhưng cấp dưới thì không

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin vẫn rất cao nhưng nhiều người dân không hài lòng với các lãnh đạo cấp dưới và ở địa phương.

RT mới đây dẫn kết quả cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu độc lập Levada cho thấy, rất nhiều người dân vẫn ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.

Cuộc khảo sát được tổ chức vào ngày 18-22/8 cho thấy ngoài 83% số người được hỏi ủng hộ Tổng thống Putin, 58% người Nga nói rằng họ tin tưởng vào ông Vladimir Putin.

tong thong putin van duoc tin nhiem rat cao.

Tổng thống Putin vẫn được tín nhiệm rất cao.

Con số này không có xê dịch nhiều với khảo sát vào tuần đầu tiên của tháng 8 khi số người ủng hộ Tổng thống Putin là 83,5% và chỉ giảm chút ít so với thống kê hồi giữa tháng 7 cho thấy tỉ lệ ủng hộ là 84,1%.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bất kể sự ủng hộ với Tổng thống Nga ở mức cao, những cán bộ cấp dưới của ông lại không nhận được nhiều sự ủng hộ như vậy.

Tỉ lệ hài lòng với Thủ tướng Dmitry Medvedev thấp hơn đáng kể, chỉ 48%. Người dân Nga không hài lòng với công việc hiện tại của họ tới 51% và điều đó khiến việc đánh giá hiệu quả của Thủ tướng sụt giảm.

Số người tán thành các chính sách của nội các cũng chỉ nhỉnh hơn mức 50%.

Chỉ có 42% công chúng Nga nói rằng họ chấp thuận công việc của Duma Quốc gia - Hạ viện của Quốc hội Nga - trong khi 57% cho biết họ không hài lòng.

Trên cả nước Nga, chỉ 52% số người được hỏi cho biết họ hài lòng với công việc của Thống đốc các khu vực nơi họ sống.

Các quan chức và chính trị gia được yêu thích chỉ gồm Tổng thống Putin (58%), Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu (30%) và Ngoại trưởng Sergey Lavrov (28%)...

 14% những người được hỏi cho biết họ không tin vào bất cứ chính khách nào, và 11% nói rằng họ không quan tâm đến chính trị.

Việc thống đốc các khu vực và các nhân vật lãnh đạo cơ quan chức năng cấp dưới không nhận được nhiều sự tín nhiệm của nhân dân đã lọt vào sự chú ý của Tổng thống Putin.

Tổng thống Nga thời gian qua đã đưa ra hàng loạt các sắc lệnh bãi nhiệm chức vụ của nhiều quan chức Nga từ cấp thấp đến cao, nhiều trường hợp, sắc lệnh bãi nhiệm, sa thải không được ghi rõ lý do.

Trong suốt 3,5 năm qua, hơn 45.000 người, trong đó có 4.500 người có chức vụ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, bị truy tố vì tội tham nhũng, Giám đốc Cơ quan Giám sát thực thi pháp luật về chống tham nhũng thuộc Viện Công tố Liên bang Nga Aleksandr Rusetsky thông tin hôm 9/8.

tong thong putin no luc lam trong sach bo may.

Tổng thống Putin nỗ lực làm trong sạch bộ máy.

Ngoài ra, hơn 400 nghị sỹ của các cơ quan đại diện khu vực và cấp thành phố, và gần 3.000 người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước bị dính án tham nhũng. Phần lớn trong số đó là người đứng đầu các cơ quan của thành phố và chính quyền địa phương.

Ngay cả các tướng lĩnh thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng chịu cảnh bị cho nghỉ việc, được cho là tín hiệu Tổng thống Putin tích cực làm trong sạch bộ máy tham nhũng ở FSB.

Giới quan sát bình luận, việc Tổng thống Nga liên tiếp trảm quan chức cho thấy ông đang nỗ lực gột sạch bộ máy, tinh chế các viên chức để đảm bảo sự bền vững của cơ quan công quyền để hoạt động hiệu quả hơn.(ĐVO)
----------------------------

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 30-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 30-08-2017

    Trung Quốc đã đè được Ấn Độ trên Ấn Độ Dương?; Ả-rập Saudi mệt mỏi với mộng Bá chủ Trung Đông; Tổng thống Mỹ cho phép cảnh sát tiếp tục nhận vũ khí quân đội

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 29-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 29-08-2017

    Tổng thống Pháp mất ủng hộ vì cải cách mạnh tay; IAEA tiến hành đợt thanh sát đầu tiên về an ninh hạt nhân của Trung Quốc; ​Ông Trump dọa chấm dứt NAFTA với Canada và Mexico; Romania có thể gia nhập Eurozone vào năm 2022

Bài cùng chuyên mục