Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 31-08-2017

  • Cập nhật : 31/08/2017

Mỹ chặn đứng tham vọng khôi phục chương trình hạt nhân của Ukraine

Hãng thông tấn Ria Novosti của Nga đưa tin, đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker mới đây đã công khai bày tỏ sự phản đối của Mỹ đối với tham vọng khôi phục các chương trình hạt nhân của Ukraine.

dac phai vien my tai ukraine volker

Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Volker

Trước đó, một số quan chức của Ukraine đã đề cập đến khả năng khôi phục các chương trình hạt nhân của Ukraine, coi đây là biện pháp quan trọng để hạn chế “sự xâm lược” của Nga, bất chấp việc các quan chức khác của Ukraine tuyên bố rằng Ukraine sẽ chấp hành nghiêm các nghĩa vụ của mình sau khi đã vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kurt Volker cho biết: “Nếu như Ukraine không gia nhập vào danh sách các quốc gia từ bỏ vũ khí hạt nhân thì đó đã không phải là quyết định đúng đắn. Tôi không nghĩ rằng vũ khí hạt nhân là một cái gì đó tích cực cho Ukraine”- hãng thông tấn Ria Novosti trích dẫn lời phát biểu của ông Kurt Volker.

Được biết, năm 1994, Ukraine, Nga, Anh và Mỹ đã ký kết Biên bản ghi nhớ Budapest về các đảm bảo an ninh liên quan đến việc Ukraine gia nhập vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Sau đó, kho vũ khí hạt nhân mà Ukraine được thừa hưởng từ Liên Xô đã bị tiêu hủy. Các cường quốc hạt nhân, trong đó có Nga, đã cam kết sẽ đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine.

Các chính trị gia Ukraine sau đó đã chỉ trích rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 là sự vi phạm trắng trợn các cam kết trong Biên bản ghi nhớ Budapest.

Về vấn đề này, ông Kurt Volker khẳng định rằng trong vấn đề Crimea, Mỹ cũng có quan điểm tương tự như EU là không bao giờ công nhận Crimea là một phần của Nga.

Năm 1970, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân chính thức có hiệu lực. Hiệp ước này ghi nhận 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Các quốc gia này không được phép chuyển giao vũ khí cho bất cứ nước nào khác, cũng như không hỗ trợ các nước khác sản xuất vũ khí hạt nhân. Các quốc gia thành viên của hiệp ước này mà chưa có vũ khí hạt nhân đã cam kết không sản xuất vũ khí hạt nhân, cũng như không tìm cách có được vũ khí hạt nhân từ quốc gia khác.(infonet)
---------------------

Đức tỏ rõ bất đồng với Mỹ vì trừng phạt Nga

Thông tấn TASS ngày 29/8 thông tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tổ chức cuộc họp báo lớn trong đó bà chia sẻ về việc nước Đức hứng chịu các cấm vận qua lại giữa Nga và châu Âu.

Theo đó, Thủ tướng Đức cho rằng, việc loại bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ có lợi cho cả Nga và Đức.

thu tuong duc dang no luc hop thuc hoa chuyen nga, ukraine thuc hien thoa thuan minsk de giam cac thiet hai tu cam van nga.

Thủ tướng Đức đang nỗ lực hợp thức hóa chuyện Nga, Ukraine thực hiện thỏa thuận Minsk để giảm các thiệt hại từ cấm vận Nga.

"Đúng như các bạn nói, điều này sẽ tốt cho nền kinh tế Nga và cho nền kinh tế Đức" - bà nói với các phóng viên.

Nữ Thủ tướng dường như rất quyết tâm vào điều kiện giả định này.

Bà Merkel cho biết rõ ràng là muốn gỡ bỏ các cấm vận giữa Nga và châu Âu, cần có các điều kiện. Đặc biệt là việc nghiêm túc thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk cho cuộc nội chiến ở Ukraine.

"Các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Nga chỉ có thể được gỡ bỏ sau khi Kiev giành được quyền kiểm soát Donbass" - bà Merkel nhắc lại.

"Các biện pháp trừng phạt kinh tế đã được đưa ra đối với tình hình ở Ukraine - ở các khu Donetsk và Lugansk - nơi mà Kiev không có chủ quyền trên lãnh thổ của mình"- bà nói thêm.

Khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng Hiệp định Minsk, Thủ tướng Merkel cho rằng: nếu tuyên bố ngừng bắn ở Donbass đã được coi là điều "bất di bất dịch" để ràng buộc các bên thực hiện đúng, thì "nó sẽ tạo cơ sở cho các quyết định chính trị xa hơn nữa".

Nữ Thủ tướng Đức cho biết, bà sẽ tiếp tục làm việc hết sức mình đề tìm kiếm một phương pháp ràng buộc các bên thực hiện điều kiện hòa bình - thỏa thuận Minsk về các khu vực Donbass. Những phương pháp được thực hiện tới đây sẽ có sự tham gia của Hoa Kỳ.

"Nếu chúng ta thành công trong việc thực hiện Hiệp định Minsk, có khả năng chúng ta sẽ có cơ hội để lại bàn về các biện pháp trừng phạt" - Thủ tướng Đức nói thêm.

Rõ ràng, trong ý chí quyết tâm của nữ Thủ tướng Đức, các lệnh trừng phạt chống Nga khó nên để kéo dài quá lâu.

Thủ tướng Đức đã bày tỏ công khai về những nỗ lực rất nhiệt tình của bà trong việc thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine nhưng đi vào bế tắc.

Bằng việc nói với báo chí về khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào tình hình Ukraine, bà Merkel đang thể hiện phần nào những bất đồng của mình trong việc Mỹ liên tục sử dụng các lệnh trừng phạt để áp đặt lên Nga.

Trước đó, đầu tháng 8, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh trừng phạt mới đối với Nga, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ mang tính chất toàn diện và có thể sẽ kéo dài hàng chục năm.

Ông Medvedev đã so sánh lệnh trừng phạt mới này với đạo luật Jackson-Vanik, được Quốc hội Mỹ đưa năm 1974 với nội dung chủ yếu là cấm trong buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa và không cho phép các quốc gia này tiếp cận những chương trình của Chính phủ Mỹ.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng, dự luật mới này thậm chí còn có thể khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm vì nó mang tính chất toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội.

"Đây là một tuyên bố về một cuộc chiến kinh tế toàn diện với Nga", ông Medvedev viết trong một bài viết trên Facebook với cả tiếng Anh và tiếng Nga. Ông Medvedev đã viết: "Trừ phi một phép lạ xảy ra," dự luật này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Nga trong nhiều thập kỷ tới."(ĐVO)
---------------------

Tehran: Mỹ đừng 'mơ' Iran cho LHQ kiểm tra hạt nhân ở cơ sở quân sự

Người phát ngôn chính phủ Iran Mohammad Baqer Nobakht tuyên bố không chấp nhận để Liên Hiệp Quốc kiểm tra hạt nhân tại các khu vực quân sự.

Reuters ngày 30.8 dẫn lời ông Nobakht tuyên bố các khu vực quân sự của Iran sẽ không mở cửa cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc kiểm tra vũ khí hạt nhân vì tất cả những thông tin tại đây đều là tối mật.

“Iran sẽ không bao giờ cho phép những cuộc viếng thăm đó. Đừng trông đợi khả năng này bởi vì đó chỉ là một giấc mơ”, người phát ngôn chính phủ Iran tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 29.8.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng nói rằng việc Mỹ yêu cầu các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến kiểm tra các cơ sở quân sự của Iran dường như không được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chấp thuận

Tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hối thúc IAEA tìm cách tiếp cận các căn cứ quân sự của Iran để đảm bảo nơi này không che dấu hoạt động hạt nhân trái với thỏa thuận năm 2015.

Tổng thống Donald Trump từng gọi đây là “thỏa thuận tồi tệ nhất”. Theo quy định, Bộ Ngoại giao Mỹ phải báo cáo định kỳ mỗi 3 tháng về việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Thời hạn tiếp theo là tháng 10 và Tổng thống Trump từng nói rằng đến lúc đó Mỹ sẽ tuyên bố Iran vi phạm thỏa thuận.

Đến nay, các thanh sát viên của IAEA cho biết Iran hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận và đã giảm đáng kể lượng uranium làm giàu cũng như từng bước đảm bảo không sử dụng vũ khí hạt nhân.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 31-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 31-08-2017

    Ấn Độ, Trung Quốc "tra kiếm vào bao" vì hội nghị BRICS; Luật hoá khái niệm nước Nga xâm lược, Kiev muốn gì?; Liên quân Mỹ đấu súng với phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 30-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 30-08-2017

    Mỹ nói về quả bom Trung Quốc treo trên đầu Ấn Độ; Nga gọi thêm viện binh đến Syria phòng có biến; Ecuador bỏ tù 20 "ngư tặc" Trung Quốc; Nga tham chiến nếu Mỹ bơm vũ khí cho Ukraine?

Bài cùng chuyên mục