Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 21-09-2017:

  • Cập nhật : 21/09/2017

Vũ khí duy nhất của Mỹ bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Dù chỉ có 60% thành công nhưng NMD là hệ thống phòng thủ duy nhất của Mỹ được cho là đủ khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên.

Tuyên bố bất ngờ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Jim Mattis ngày 18/9 đã đưa ra tuyên bố gây bất ngờ, phòng thủ Mỹ chưa thấy cần thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi tên lửa này bay qua lãnh thổ Nhật Bản vì chúng chưa mang đến mối đe dọa trực tiếp.

Tuyên bố của người đứng đầu quân đội Mỹ được đưa ra khi ông này trả lời câu hỏi của truyền thông vì sao Mỹ dù đã chi hàng chục tỷ USD cho các chương trình phòng thủ tên lửa nhưng vẫn không bắn chặn tên lửa Triều Tiên, ông Mattis trả lời Mỹ chưa cảm thấy cần thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi tên lửa này bay qua Nhật Bản.

Theo Bộ trưởng Jim Mattis, quân đội Mỹ sẽ có phản ứng khác nếu hành động này lặp lại trong tương lai. Ông này cho biết thêm, Washington đã có những phương án quân sự hiệu quả nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng mà đảm bảo không gây tổn hại cho Seoul.

he thong thaad.

Hệ thống THAAD.

Tuyên bố của người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là khá bất ngờ bởi ngay trước đó, đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho lực lượng phòng thủ nước này tại Guam, Alaska... sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên.

Chỉ thị được đưa ra cho giới chức Lầu Năm Góc trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa, đặc biệt là vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9 và vụ phóng tên lửa mới hôm 15/9. Không dừng lại ở đó, Triều Tiên thậm chí dọa bắn 4 tên lửa gần đảo Guam.

Ông Trump tuyên bố, những đe dọa và mối nguy hiểm đến từ kho tên lửa của Bình Nhưỡng đã khiến Mỹ không thể ngồi im mà phải sẵn sàng hành động. Ngoài ra, Tổng thống Trump còn ra chỉ thị sẵn sàng bắn rơi bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên bay về phía các đồng minh Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Bảo bối duy nhất

Sự khác biệt trong tuyên bố của Tổng thống và Bộ trướng Quốc phòng Mỹ được giới chuyên gia nhận định rằng, chính Mỹ không tin vào khả năng đánh chặn những tên lửa tầm cao của Triều Tiên. Bởi tình trạng sẵn sàng chiến đấu và của người Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi tuyên bố Thượng nghị sĩ Dan Sullivan: "Tất cả binh sĩ đều tự tin vào khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, dù tỷ lệ thành công là 60%. Trong 18 lần thử, tên lửa đánh chặn đánh trúng mục tiêu 10 lần. Chúng ta có thất bại nhưng chúng ta học thêm được nhiều điều từ chúng".

Theo nguồn tin này, các thành viên trong Tiểu đoàn Phòng vệ Tên lửa 49 tại Fort Greely gọi họ là 300 binh sĩ bảo vệ 300 triệu người Mỹ ở tất cả 50 bang. Thượng nghị sĩ Dan Sullivan tuyên bố: "Việc Triều Tiên có tên lửa hạt nhân xuyên lục địa chỉ còn là vấn đề thời gian. Không thể không làm gì khi đối mặt với mối đe dọa như vậy, tôi nghĩ hầu hết người Mỹ đều đồng tình với tôi".

Trong khi đó, tờ The National Interest đã hé lộ về thành phần và nguyên lý hoạt động của chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) - niềm kiêu hãnh "duy nhất" của người Mỹ với thế giới có thể đánh chặn được tên lửa Triều tiên. Thành phần quan trọng nhất của NMD, nó bao gồm 2 phần chính.

Tên lửa đánh chặn PLV: Sau khi hệ thống tên lửa Minuteman II ngừng hoạt động, những động cơ tên lửa như SR19 và Hercules M57 được sử dụng để chế tạo tên lửa PLV. Mỗi tên lửa PLV được trang bị một đầu đạn EKV và có nhiệm vụ đưa đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Khi cách mục tiêu khoảng 2000 km, EKV sẽ tự động tách ra và hoàn thành nốt nhiệm vụ.

Đầu đạn EKV: Được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại, cùng bộ điều khiển và chuyển hướng với 4 tên lửa đẩy được lắp trên thân. Một đầu đạn EKV có thể đạt vận tốc siêu vượt âm cùng khả năng chuyển hướng mà không làm giảm độ chính xác, giúp nó có thể tiếp cận và tiêu diệt những tên lửa hiện đại nhất.

Ngoài khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu thì hệ thống trung tâm chỉ huy và điều khiển được xem như là bộ não của 1 hệ thống NMD. Hệ thống chịu trách nhiệm theo dõi những mối đe dọa tên lửa ngay sau khi có thông tin được đưa ra từ những nước khác.

Thông tin về tên lửa của đối phương bao gồm quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra được chuyển đến trung tâm dựa trên những vệ tinh và hệ thống radar trên mặt đất. Chỉ sau 20 phút từ khi có thông tin về tên lửa đối phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẳn sàng và được lập trình bởi thông tin thu được từ radar.

Chỉ 2 phút sau khi tên lửa đánh chặn được phóng lên, đầu đạn EKV sẽ tự động tách ra khỏi phần động cơ tên lửa. Trước khi tách ra, EKV sẽ được cập nhật những thông tin cuối cùng về vị trí và quỹ đạo của mục tiêu, sau đó nó sẽ tự động xác định mục tiêu và dẫn đường bằng các cảm biến của mình.

Một trong những hệ thống dẫn đường của EKV là dựa trên vị trí của những chòm sao, bằng việc so sánh vị trí tương đối với 1 chòm sao, EKV có thể tự xác định và dẫn đường đến mục tiêu. Hoạt động của đầu đạn EKV sau khi tách khỏi tên lửa là hoàn toàn độc lập, nó không nhận được bất kỳ sự hướng dẫn hay thông tin nào khác từ trung tâm.

Mặc dù vậy, hoạt động của EKV là vô cùng chính xác, chỉ 6 phút sau khi tách khỏi tên lửa nó sẽ tự động dẫn đường, tiếp cận mục tiêu và tiêu diệt. Vụ va chạm ở độ cao gần 200km do đó không gây thiệt hại gì cho những khu vực dưới mặt đất. Tuy nhiên, theo ông Pifer, chừng ấy là chưa đủ để ngăn đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đặc biệt là với loại tên lửa được Bình Nhưỡng phóng hôm 15/9 khi đạt trần bay tới trên 700km.(Baodatviet)
------------------------

Vì sao Trung Quốc sẽ không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân?

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho biết Bắc Kinh sẽ không công nhận chương trình vũ trang hạt nhân của Triều Tiên

Trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết Bắc Kinh sẽ không công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi một số chuyên gia và nhà quan sát nói thế giới nên thừa nhận Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và hướng các chính sách đi đến việc làm thế nào để Bình Nhưỡng không sử dụng chúng.

Theo tờ báo Hong Kong SCMP, Trung Quốc có nhiều lí do để phản đối chính quyền Kim Jong-un sở hữu vũ khí hạt nhân.

trung-quoc-se-khong-cong-nhan-trieu-tien-1

 Trung Quốc lo ngại thừa nhận vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ đẩy mạnh chạy đua vũ trang. (Ảnh: Reuters)

Thứ nhất, theo các nhà quan sát, Trung Quốc lo ngại việc thừa nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Khi Triều Tiên sở hữu kho vũ khí hạt nhân đáng tin cậy, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cảm thấy cần phải có vũ khí hạt nhân riêng.

Theo nhà nghiên cứu Đặng Duật Văn từ Viện nghiên cứu Charhar, Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về việc giới thiệu lại chương trình vũ khí có gắn đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Dù Hàn Quốc vẫn luôn hướng tới chính sách phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và tuyên bố sẽ không thay đổi chính sách này.

Khi đó, “Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận việc Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân”, ông Đặng nói.

cui_tiankai 4

 Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải. (Ảnh: SBS)

Bên cạnh đó, Trung Quốc là một trong những nước ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhằm hạn chế sự lan rộng cũng như hướng đến giải trừ loại vũ khí hạt nhân. Nhật Bản, Mỹ và 185 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc khác cũng đã kí Hiệp ước.

Vì vậy nếu Trung Quốc chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân sẽ mâu thuẫn với những thế lực hạt nhân mới nổi khác như Ấn Độ, Pakistan. “Tại sao Triều Tiên lại là trường hợp ngoại lệ nếu như các thế lực hạt nhân mới như Ấn Độ, Pakistan và Israel vẫn chưa được công nhận là quốc gia hạt nhân?”, ông Nhạc Cương, Đại tá đã về hưu của Trung Quốc nói.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thận trọng với việc người hàng xóm của mình có khả năng đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân. Đây là mối đe dọa rõ ràng với an ninh Trung Quốc và chương trình hạt nhân của Triều Tiên còn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ sang lãnh thổ Trung Quốc.

Theo SCMP, trong kịch bản tệ nhất, các vũ khí có thể được sử dụng để chống lại Bắc Kinh. Ông Đặng nói: “Nếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên xấu đi, không ai đảm bảo lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc.

Trong khi đó, Robert Maning, chuyên gia an ninh quốc tế tại một cơ quan nghiên cứu của Mỹ nhận định: “Tôi nghĩ sẽ tốt cho Mỹ khi nhắc nhở Trung Quốc rằng tên lửa của Triều Tiên có thể phóng đi tất cả mọi hướng".(VTC)
--------------------------

“Cú sốc” bom nhiệt hạch Triều Tiên đến từ đâu?

Sau vụ thử thành công một quả bom nhiệt hạch (bom H) ngày 3/9/2017, Bình Nhưỡng đã đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ hạt nhân, dù giới chuyên gia vẫn chưa đánh giá được chính xác cường độ của quả bom đó.

ten lua dan dao moi cua trieu tien duoc cho la co the ban toi lanh tho my

Tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên được cho là có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ

Đầu thập kỷ 1960, khi bắt đầu nghiên cứu hạt nhân, Bắc Triều Tiên dựa vào công nghệ và chuyên gia từ Liên Xô, sau đó là từ Iran và Pakistan. Hiện giờ, Bình Nhưỡng có thể dựa vào các nhà khoa học trong nước và như vậy là càng khó mà kìm hãm tham vọng nguyên tử của Bình Nhưỡng. Trước đó, vào tháng 08/2017, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal trích một nguồn tin tình báo Mỹ, cho biết Bắc Triều Tiên tự chế tạo động cơ tên lửa, trái với một báo cáo gần đây của một tổ chức nghiên cứu cho rằng động cơ mà Bình Nhưỡng sử dụng là của Ukraine hoặc Nga.

Vậy làm thế nào Bắc Triều Tiên vẫn có thể đạt được những tiến bộ lớn dù cộng đồng quốc tế gia tăng trừng phạt ? Theo nhật báo The Wall Street Journal, câu trả lời nằm ở chuyên môn mà các nhà khoa học Bắc Triều Tiên du học ở nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Quốc, mang về cho đất nước. Thông qua nhiều phân tích, nhật báo Mỹ cho biết rõ ràng có nhiều vi phạm liên quan đến một số bộ môn bị cấm giảng dạy cho người Bắc Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt năm 2016 của Liên Hiệp Quốc.

Sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai của Bắc Triều Tiên vào năm 2009, trong một loạt trừng phạt, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các quốc gia thành viên “ngăn chặn giảng dạy chuyên môn hoặc đào tạo” trong lãnh thổ của mình, hoặc do công dân các nước này giảng dạy, có thể giúp phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Liên Hiệp Quốc đã áp dụng lệnh cấm năm 2016 liên quan đến việc giảng dạy một số môn cụ thể để đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào tháng 1/2016, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực như kỹ thuật tiên tiến và khoa học vật liệu sau một vụ thử khác vào tháng 09/2016.

Một số quan chức tỏ ra lo ngại rằng, cho dù quốc tế thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt, Bình Nhưỡng có thể đã có đủ kiến thức riêng để phục vụ các mục tiêu hạt nhân của họ. Quả vậy, hàng trăm nhà khoa học Triều Tiên đã du học nước ngoài trong thời gian gần đây, theo đánh giá của The Wall Street Journal, dựa vào phân tích các số liệu chính thức, công bố nghiên cứu khoa học và dữ liệu từ các trường đại học. Trong đó có nhiều trường nằm trong các khu vực mà Liên Hiệp Quốc cho rằng có thể đã giúp chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Trong một báo cáo hồi tháng 2/2017, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết đã phát hiện một số người Triều Tiên nghiên cứu vật lý ở Ý và 4 người nghiên cứu về khoa học vật liệu, kỹ thuật và thông tin điện tử ở Rumani vào năm 2016 sau lệnh cấm. Các trường liên quan đã không hồi âm yêu cầu bình luận của The Wall Street Journal.

Năm 2016, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng hai người Bắc Triều Tiên đã được tập huấn vào năm đó, trước khi có lệnh cấm, tại một trung tâm công nghệ vũ trụ của Ấn Độ. Đây là nơi tiếp nhận 32 người khác đến tu nghiệp từ năm 1996, trong đó có một người vừa trở thành nhân vật đứng đầu trung tâm điều khiển vệ tinh của Bình Nhưỡng. Trung tâm Ấn Độ cho biết không còn nhận người Bắc Triều Tiên.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thu hút phần lớn các nhà khoa học Bắc Triều Tiên du học. Theo thống kê của The Wall Street Journal, dựa trên các số liệu chính thức và dữ liệu từ các trường đại học, tại Trung Quốc, năm 2015 có 1.086 sinh viên Bắc Triều Tiên học sau đại học, so con số 354 sinh viên vào năm 2009 được công bố trong một tài liệu của Bộ Giáo Dục Trung Quốc. Tuy nhiên, tài liệu không cho biết họ đã học ở trường nào và chuyên ngành gì. Phía bộ Giáo dục Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Trong số những nhà khoa học đầu tiên đến Trung Quốc, có Kim Kyong Sol, từng làm luận văn tiến sĩ về Cơ điện tử, chuyên ngành giảm chấn từ trường MagneRide (MR), ở Viện Công nghệ Uy Hải nổi tiếng của Trung Quốc, hơn một năm sau khi Liên Hiệp Quốc ban hành trừng phạt. Chuyên môn mà ông Kim theo học có thể được sử dụng để ổn định tàu vũ trụ và hấp thụ sốc trong hệ thống phóng tên lửa, kể cả tầu ngầm, cũng như giảm rung động trong ô tô, các tòa nhà và máy bay trực thăng.

Sinh năm 1975, từng học ngành cơ khí ở Bắc Triều Tiên trước khi ghi danh vào Trường Kỹ thuật Cơ điện tử của HIT, ông Kim là một trong những người đầu tiên sang Trung Quốc học trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác mà nhiều trường đại học Trung Quốc đã ký từ năm 2010 với các trường đại học Bắc Triều Tiên. Trong đó, có hai trường mà các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đánh giá là nguồn cung cấp nhân lực và công nghệ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng: Đại học Kim Nhật Thành và đại học Công nghệ Kim Chaek, nơi ông Kim từng theo học.

Viện Công nghệ Uy Hải là một trong những trường kỹ thuật hàng đầu của Trung Quốc và thực hiện nhiều nghiên cứu mật liên quan đến quốc phòng và không gian, cũng như nghiên cứu vì mục đích dân sự. Theo trang web của HIT, trường có quan hệ hợp tác với các trường đại học Kim Nhật Thành và Kim Chaek và đón 12 sinh viên tiến sĩ và sau tiến sĩ Bắc Triều Tiên vào năm 2013. Con số này đã tăng lên thành 28 người vào năm 2015.

Nhân viên của trường HIT cho biết ông Kim và những người Bắc Triều Tiên khác ở trường thường kín tiếng, sống chung trong một căn hộ hai phòng ngủ và hiếm khi giao thiệp với bên ngoài. Các sinh viên Bắc Triều Tiên đều có học bổng của chính phủ Trung Quốc, nên được miễn phí nhà ở và học phí. Ngoài ra họ nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 3.000 nhân dân tệ (450 USD).

Giáo sư Trần Triệu Ba, một chuyên gia về kiểm soát rung chấn, từng làm việc cho các dự án quốc phòng và người hướng dẫn luận văn tiến sĩ của ông Kim Kyong Sol, cho biết: Sau bốn năm học tại Uy Hải bằng học bổng của chính phủ Trung Quốc, ông Kim đã về nước vào tháng 06/2017 vì các lệnh trừng phạt được áp dụng ngay trước khi ông Kim bảo vệ luận án tiến sĩ.

Theo ông Trần, Kim Kyong Sol đã không được tiếp cận với công nghệ quốc phòng bí mật của Trung Quốc, nhưng nghiên cứu của cựu sinh viên này, nếu được phát triển hơn nữa, có tiềm năng sử dụng cho dân sự và quân sự, kể cả trong lĩnh vực không gian. Chính giáo sư Trần Triệu Ba và hai đồng nghiệp khác cùng làm việc với ông Kim đã thông báo về các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc cho ông Kim vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6/2017.

Trước đó, vào tháng 03/2017, nhà khoa học Bắc Triều Tiên Kim Kyong Sol đăng một bài báo nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, đồng tác giả với bà Vương Hiểu Vũ, một kỹ sư thuộc Viện Kỹ thuật Hệ thống Không gian Bắc Kinh. Bà Vương hiện nghiên cứu về các vệ tinh của Trung Quốc và tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc và máy định vị mặt trăng. 

Sau khi xem xét bài nghiên cứu của ông Kim theo yêu cầu của The Wall Street Journal, ông Katsuhisa Furukawa, thành viên từ năm 2011-2016 của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc theo dõi các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, kết luận rằng bài viết này rơi vào hạng mục bị cấm theo lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Vẫn theo ông Furukawa, những người Bắc Triều Tiên được đào tạo ở nước ngoài học nhiều môn khác nhau và “chắc chắn đóng góp vào sự phát triển kiến thức khoa học và thông tin liên quan đến chương trình đạn đạo”.

Ông David Albright, cựu thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc và là chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân, nói rằng điểm chung của các quốc gia đang tìm cách phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt là tìm kiếm kiến thức ở nước ngoài, trong đó có cả việc cử các nhà khoa học đi học và tham dự các hội nghị. Theo ông, các trường kỹ thuật và các chương trình đào tạo của Trung Quốc cung cấp “cơ hội để hòa nhập với những người có thông tin nhạy cảm, ví dụ người Trung Quốc từng tham gia các chương trình quân sự”.

Ít nhất 11 nghiên cứu sinh tiến sĩ Bắc Triều Tiên khác cũng rời trường HIT vào tháng 06/2017. Trong khi một số khác chuyển sang các môn không nằm trong lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc, như ngành nghiên cứu quản lý.

Mỗi người có thể mang về nước thêm một chút kiến thức chuyên môn. Theo nhân viên và sinh viên trường đại học HIT, sinh viên Bắc Triều Tiên bị nghi là vi phạm quy định của thư viện bằng cách tải hàng chục ngàn tài liệu tờ từ cơ sở dữ liệu thuê bao trong vài tháng gần đây tại ít nhất hai trường Trung Quốc, trong đó có trường HIT. Ngày 16/5/2017, 57.000 tài liệu đã được 9 sinh viên nước ngoài tải về từ khoa Cơ điện tử và các khoa khác ở trường HIT, theo thông báo từ thư viện của trường. Nhân viên và sinh viên của trường cho biết thủ phạm là người Triều Tiên.

Cử các nhà khoa học ra nước ngoài nghiên cứu và đãi ngộ họ, là trung tâm của chính sách tiến bộ song song “Byungjin” của  nhà lãnh đạo Kim Jong Un, để vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế. Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên công khai chính sách này ngay sau khi lên nắm quyền thay người cha quá cố vào năm 2011.

Nhiều chuyên gia và chính phủ phương Tây cho biết chính sách “Byungjin” đã giúp Bình Nhưỡng phát triển đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, gồm các nhà luyện kim để tạo ra các hợp kim mạnh nhưng nhẹ cho tên lửa, các nhà toán học điều chỉnh các tên lửa và các kỹ sư vệ tinh.(Viettimes)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục