Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 20-09-2017:

  • Cập nhật : 20/09/2017

Căng thẳng Triều Tiên: Nga sẽ không để Mỹ gây chiến ngay sát biên giới

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga cho hay, Moscow sẽ không cho phép Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác kích động một cuộc xung đột quân sự với Triều Tiên đồng nghĩa với việc sử dụng cả vũ khí hủy diệt hàng loạt ngay sát biên giới Nga.

"Mỹ đang ở vị trí thuận lợi hơn bởi lãnh thổ Mỹ nằm xa so với Triều Tiên. Do đó, họ có thể thử phản ứng của Triều Tiên. Nhưng với Nga, quốc gia có đường biên giới chung với Triều Tiên, đây không phải là chuyện đùa. Chúng tôi sẽ không để Mỹ hay quốc gia nào khác thử nghiệm kiểu này với Triều Tiên", Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev chia sẻ với tờ Izvestia Daily. 

Cũng theo ông Kosachev, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ làm mọi việc để bảo vệ quốc gia khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Chương trình phát triển hạt nhân cũng sẽ không dừng lại cho tới khi Mỹ và các quốc gia đồng minh ngừng can thiệp nội bộ và có ý định lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng.

nga se khong de my va quoc gia nao khac gay chien voi trieu tien, quoc gia co duong bien gioi chung voi nga.

Nga sẽ không để Mỹ và quốc gia nào khác gây chiến với Triều Tiên, quốc gia có đường biên giới chung với Nga.

Ông Kosachev còn nhấn mạnh: "Kịch bản này sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng thảm khốc khi nhà lãnh đạo Triều Tiên nhận ra những khả năng họ đang sở hữu".

Lời bình luận của ông Kosachev được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng, Washington sẽ cho triển khai hành động quân sự chống lại Triều Tiên nếu như "chiến dịch gây sức ép hòa bình" với Bình Nhưỡng không có kết quả.

Hôm 15/9, Triều Tiên đã cho phóng thêm một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản. Còn hồi đầu tháng, Bình Nhưỡng đã cho tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 liên quan tới bom nhiệt hạch hay còn gọi là bom H bất chấp lệnh trừng phạt tăng cường của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 

Theo RT, hồi đầu tháng Chín, Tổng thống  Nga Vladimir Putin cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ không cho dừng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa dưới sức ép từ lệnh trừng phạt và những lời đe dọa quân sự bởi bởi bài học ở Iraq và Libya đã cho thấy năng lực phòng thủ hạt nhân là cách duy nhất bảo vệ an ninh quốc gia.

"Gia tăng sức ép quân sự trong tình hình hiện nay không hề có ý nghĩa mà thậm chí còn dẫn tới cái kết đau thương. Nó có thể dẫn tới một thảm họa toàn cầu với số người chết vô cùng lớn. Không có cách nào có thể giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên ngoại trừ đối thoại hòa bình", Tổng thống Putin nhấn mạnh.(Infonet)
--------------------------

Triều Tiên tốn 400 triệu USD cho tên lửa trong năm 2017

Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) đã đưa ra con số ước tính trên bằng cách phân tích dữ liệu từ nhiều viện nghiên cứu và các chuyên gia. Chi phí cho từng tên lửa của Triều Tiên phụ thuộc vào việc liệu tên lửa này đã được lắp sẵn từ trước hay chuẩn bị lắp ráp, trong khi đó chi phí sản xuất và phóng dao động trong nhiều khoản khác nhau. Điều này khiến cho việc đánh giá con số chính xác rất khó khăn.

Một nguồn tin tại một việc nghiên cứu cho hay chi phí của một tên lửa là sự kết hợp giữa chi phí đầu đạn, động cơ đẩy, nhiên liệu và chất ôxy hóa.

Triều Tiên tốn 400 triệu USD cho tên lửa trong năm 2017 - ảnh 1
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vỗ tay sau vụ phóng tên lửa Hwasong-12 hôm 15-9. Ảnh: Yonhap

“Tầm bắn càng xa, động cơ càng tốt thì đòi hỏi càng nhiều nhiên liệu và các thành phần khác. Triều Tiên lại hoàn toàn phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy chi phí của một tên lửa tỉ lệ thuận với tầm bắn của nó” – nguồn tin khẳng định.

Tên lửa Hyunmu-2A của Hàn Quốc có tầm bắn 300 km có chi phí khoảng 2 triệu USD mỗi chiếc, trong khi giá của tên lửa Hyunmu-2B có tầm bắn 500 km là 4 triệu USD. Điều này cho thấy Bình Nhưỡng đã chi khoảng 7-10 triệu USD cho vụ phóng thử bốn tên lửa  Scud ER với tầm bắn 1.000 km hôm 6-3. Còn vụ phóng tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn Pukguksong-2 hồi tháng 2 và tháng 5 mỗi vụ ngốn của Triều Tiên khoảng 15 triệu USD.

Sáu vụ phóng tên lửa Hwasong-12 kể từ tháng 4-2017 ngốn khoảng 30 triệu USD, trong khi đó Triều Tiên đã chi ra tối thiểu 50 triệu USD cho hai vụ phóng tên lửa Hwasong-14 có tầm bắn ít nhất 12.000 km. Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn phóng một tên lửa Musudan, bốn tên lửa loại Scud và một số tên lửa hành trình. Tổng chi phí ước tính là 380-400 triệu USD.(PLO)
-----------------------------

Nhật xúc tiến triển khai PAC-3 đối phó tên lửa Triều Tiên

Bộ Quốc Nhật Bản vừa lên kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn PAC-3 tới thành phố Hakodate thuộc tỉnh Hokkaido, nơi tên lửa của CHDCND Triều Tiên bay qua hai lần trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.

binh si nhat dien tap huy dong he thong danh chan pac-3 sau khi trieu tien phong ten lua hwasong-12 hom 29.8 reuters

Binh sĩ Nhật diễn tập huy động hệ thống đánh chặn PAC-3 sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-12 hôm 29.8 REUTERS

Hãng tin Jiji Press dẫn một số nguồn tin cho hay công việc triển khai một số khẩu đội PAC-3 tới doanh trại của Lực lượng phòng vệ mặt đất ở Hakodate có thể bắt đầu sớm nhất vào hôm nay 19.9 sau khi Bộ Quốc phòng Nhật thông báo cho người dân địa phương.

Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 lần lượt vào ngày 29.8 và 15.9. Trong cả 2 lần phóng, tên lửa đều bay qua bầu trời phía nam Hokkaido, đảo cực bắc của Nhật.

Nhật hiện có một số khẩu đội PAC-3 tại căn cứ Chitose của Lực lượng phòng không ở thành phố Chitose, cũng thuộc Hokkaido, và căn cứ Shariki ở thành phố Tsugaru thuộc tỉnh Aomori, phía bắc của Nhật. Tuy nhiên, đường bay của 2 tên lửa Hwasong-12 mà Triều Tiên vừa phóng nằm ngoài tầm của hệ thống PAC-3 tại hai căn cứ nói trên.

PAC-3 có tầm hoạt động khoảng 40 km và có thế vươn cao 20 km, được dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối, khi tên lửa bay nhắm tới mục tiêu.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục