Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 20-09-2017

  • Cập nhật : 20/09/2017

Cải tiến nhỏ nhưng đáng giá cho T-54/55 Việt Nam

Đặc điểm nổi bật của xe tăng - thiết giáp đó là nó có khả năng cơ động rất cao trên những dạng địa hình phức tạp.

Xét về mức độ cơ động, xe tăng do Nga, Trung Quốc hay NATO sản xuất có những ưu nhược điểm khác nhau do được thiết kế phù hợp với những kiểu địa hình riêng biệt (rừng rậm, sa mạc, băng tuyết...).

Tuy nhiên ngoài nhiệm vụ chính, xe tăng còn phải tham gia vào diễu binh, diễu hành, hay thậm chí là hành quân qua hoặc tác chiến trực tiếp trong địa bàn đô thị, chính vì vậy mà nhiều dòng chiến xa đặc biệt là của phương Tây thường được lắp thêm mắt xích có guốc cao su.

xe tang m1 abrams cua my voi dai xich lap guoc cao su

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ với dải xích lắp guốc cao su

Đáng tiếc rằng điều này lại ít khi được thấy trên các dòng xe tăng của Liên Xô/Nga, dẫn tới việc khi hành quân phải dùng xe chuyên dụng để chở, ảnh hưởng lớn đến thời gian cơ động và chi phí.

xe tang t-54/55 cua viet nam, de nhan thay la dai xich cua no khong co guoc cao su

Xe tăng T-54/55 của Việt Nam, dễ nhận thấy là dải xích của nó không có guốc cao su

Trước thực tế này, vào năm 2013, Cục Kỹ thuật Binh chủng - Tổng cục Kỹ thuật đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, chế tạo mắt xích có lắp guốc cao su cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 để cơ động nhằm giải quyết những khó khăn trên.

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài được đánh giá cao về khoa học và công nghệ; thử nghiệm thực tế đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. 

Nghiên cứu thành công đề tài giúp cán bộ ngành kỹ thuật tăng - thiết giáp nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lựa chọn vật liệu, công nghệ chế tạo, mở ra hướng phát triển các sản phẩm đúc phức tạp, sản xuất loạt lớn, tiến tới làm chủ công nghệ đúc thép, công nghệ sản xuất cao su kỹ thuật, đồng thời làm chủ công nghệ...

xe tang t-54 cua viet nam voi dai xich da duoc lap guoc cao su

Xe tăng T-54 của Việt Nam với dải xích đã được lắp guốc cao su

Mới đây, hình ảnh một chiếc xe tăng T-54 của Việt Nam với dải xích được lắp guốc cao su đã xuất hiện, điều này cho thấy đề tài trên đã bước sang thời kỳ ứng dụng rộng rãi.

Sự thành công của công trình nghiên cứu mở ra triển vọng đưa các phương tiện cơ giới hạng nặng tham dự những cuộc duyệt binh có khí tài vào những dịp lễ lớn trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhờ có guốc cao su mà độ bền của dải xích cũng được tăng thêm đáng kể so với việc phải mài trực tiếp mắt xích thép xuống mặt đường. Đây thực sự là một cải tiến nhỏ nhưng vô cùng đáng giá.(Baodatviet)
---------------------

"Vấn đề Nga" trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Đức như thế nào?

Vấn đề Nga đang chiếm một vị trí “quan trọng” trong các chương trình nghị sự tại các cuộc tranh luận trước bầu cử quốc hội Đức, và nó đóng vai trò then chốt trong việc quyết định bên nào sẽ giành chiến thắng.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức đồng thời cũng là thành viên của Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) Sigmar Gabriel mới đây đã đưa ra một số tuyên bố lớn. Thứ nhất, ông ủng hộ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc ở Ukraine. Thứ hai, ông tuyên bố rằng Nga và Đức "cần nhau", và phải "quan tâm" đến việc làm cho mối quan hệ hai nước trở nên tốt hơn trên quan điểm kinh tế.

Trong những năm gần đây, quan điểm này đã được cộng đồng doanh nghiệp Đức ngày càng ủng hộ. Chính vì vậy, Ngoại trưởng Gabriel gửi tín hiệu đến không chỉ những người ủng hộ cánh tả truyền thống, mà còn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh trừng phạt chống Nga), cũng như hướng tới những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn của những người bảo thủ cánh hữu, đang lo sợ sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Cộng hòa Liên bang Đức.

Đáp lại, giới truyền thông cánh tả và những người ủng hộ họ đã bắt đầu nói về "chức vị quá tốt" tại tập đoàn dầu khí Rosneft mà cựu Thủ tướng Đức Schröder được hứa hẹn.

Nga trở thành tâm điểm trong các cuộc tranh luận trước bầu cử của Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9. Và trong cuộc bầu cử này, "vấn đề Nga" sẽ là trung tâm.

Điều đó không có nghĩa là ngày mai Đức sẽ đột nhiên trở thành đồng minh của Nga. Điều đó cũng sẽ không xảy ra, ngay cả khi liên minh không phải là trung hữu, mà là trung tả. Nhưng vấn đề quan hệ với Nga sẽ xác định chương trình bầu cử. Nó sẽ được xác định theo ý kiến của chính các chính khách Đức. Có thể chắc chắn khi cho rằng sau cuộc bầu cử, trong tiến trình đàm phán liên minh, chủ đề này cũng sẽ là vấn đề quyết định.

Hiện giờ tại Bundestag (Quốc hội Đức) đã thành lập một liên minh lớn gồm CDU/CSU và SPD, chiếm 503 trong tổng số 630 phiếu bầu – đủ đa số cho tất cả mọi quyết định. Tuy nhiên, "cổ đông vàng" trong quốc hội này chính là SPD. 193 phiếu bầu của họ đã thành lập liên minh với không chỉ CDU/CSU, mà còn với "Những người cánh tả" (Die Linke), "Đảng Xanh" và SPD. "Những người cánh tả" và đảng "Xanh" cùng nhau chiếm 127 phiếu bầu. Không khó để tính ra, nếu SPD đoàn kết với họ, liên minh cầm quyền sẽ có đa số (320 phiếu trong tổng số 630). Nghĩa là, liên minh trung tả hay trung hữu được thành lập đều phụ thuộc vào SPD.

Nếu vẫn giữ liên minh hiện nay, thì rõ ràng CDU/CSU sẽ đề cử bà Merkel làm Thủ tướng. Nếu SPD liên minh với đảng "Những người cánh tả" Đức, thì ông Martin Schulz - chủ tịch đảng hiện nay sẽ là ứng cử viên có khả năng nhất cho vị trí Thủ tướng, những người cánh Tả sẽ khá hài lòng với chức vụ Phó Thủ tướng/Bộ trưởng Ngoại giao cho bà Sahra Wagenknecht. Đối với họ điều này sẽ là một bước đột phá lịch sử.

Gần đây trên trên các tờ báo ủng hộ liên minh CDU/CSU liên tiếp xuất hiện lời kêu gọi "sa thải ông Gabriel". Việc sa thải như vậy ngay trước cuộc bầu cử dẫn đến (thậm chí có tính đến khả năng, mặc dù không thể tránh khỏi) sự tan rã của liên minh là một thông điệp mạnh mẽ cho cử tri cánh hữu. Những cử tri này đã được huy động và sẽ bỏ phiếu cho đảng của bà Merkel. Họ chỉ đơn giản là không có ai khác để lựa chọn.

Vấn đề của chính trị Đức nói chung và CDU/CSU nói riêng nằm ở thực tế là các cử tri có sở thích di chuyển sang trái, và những sở thích này nhận được sự chia sẻ của một phần quan trọng trong giới kinh doanh, cộng đồng chuyên gia và báo chí. Đơn giản là họ không thể lờ đi. Hơn nữa, sẽ rất khó để lờ SPD. Các cử tri không nhìn thấy sự tương hỗ thì chỉ đơn giản lựa chọn hướng đến FDP (Đảng dân chủ tự do Đức). "Những người cánh tả" chẳng có gì phải vội vàng. Nếu họ có thể tăng quy mô của phe mình trong vòng bầu cử, thì tiếp theo (và ngay cả khi SPD tham gia vào một vị trí thỏa hiệp), họ có thể cạnh tranh vị trí đầu tiên theo số lượng phiếu bầu.

Đối với SPD, việc bảo vệ liên minh CDU/CSU không có ý nghĩa gì. Đảng sẽ chịu thua trong bầu cử, không có được chức vụ Thủ tướng và không có toàn quyền kiểm soát chính phủ. Động lực của các quá trình đang diễn ra trong xã hội Đức chứng tỏ sự liên quan cao của chính sách đối ngoại mới. Nhóm SPD/Cánh tả có thể đề xuất một tầm nhìn mới cho quan hệ với Nga, Hoa Kỳ, và các đối tác của EU, từ lâu đã kêu gọi cải cách.

thu tuong duc merkel

Thủ tướng Đức Merkel

Sự hình thành các liên minh trung tả với Cộng hòa Liên Bang Đức thời kỳ thập kỷ 70-80 không phải là một điều phi thường. Ngày nay, tình hình chính trị ở châu Âu, mối quan hệ giữa các cường quốc và thậm chí là sự ưa thích của xã hội Đức tương đối giống với thời kỳ đó. Ngay cả "Nord Stream - 2" (Dòng chảy phương Bắc 2) mà hiện nay Hoa Kỳ đang cố gắng làm trật bánh cũng giống như khi họ cố gắng phá vỡ thỏa thuận "khí đốt - đường ống" thời đó. Chính sách thực dụng của sự hợp tác cùng có lợi với Nga, được đề xuất bởi liên minh trung tả tiềm năng hiện nay, cũng không ít đòi hỏi hơn lúc đó.

Tất nhiên, các mối quan hệ truyền thống của giới có ảnh hưởng cũ có thể không cho phép các nhà lãnh đạo của SPD tiếp cận "những người cánh tả" "quá cực đoan", nhưng khi đó họ có nguy cơ rút khỏi chính trị trong vòng bầu cử tiếp theo. Do đó, hy vọng chính của CDU/CSU bây giờ nằm ở việc duy trì nguồn phiếu đủ để có được đa số trong liên minh với đảng Xanh.

Nhưng trước tiên, để làm điều đó vẫn cần có đủ số phiếu để tiến hành trò chơi này. Thứ hai, đối với "Đảng Xanh", việc sử dụng các cuộc đàm phán với CDU/CSU cũng thuận lợi hơn để có được vị thế thuận lợi hơn khi gia nhập liên minh với SPD và những người cánh Tả. "Đảng Xanh" cũng không thể không tính đến sự thay đổi tâm trạng của cử tri.

Cho dù đó là gì, thì trước cuộc bầu cử Đức, mối quan hệ với Nga vẫn là chướng ngại chính cho những cuộc đua tranh cử. Chủ đề của Nga đã chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Đức. Đây chính là điểm phân biệt các nền tảng chính trị đối lập. Đây cũng là mấu chốt để hướng các chính trị gia các bên tạo thành một liên minh mới. Điều quan trọng là ngày nay vấn đề này đang trở thành ưu tiên cho toàn bộ châu Âu và không có lý do để tin rằng trong bốn năm tới (chính xác cho tới cuộc bầu cử Đức tiếp theo), chủ đề này sẽ không có thêm sự liên quan. (Infonet)
-------------------------

Bà Suu Kyi lên tiếng về cuộc khủng hoảng người Rohingya

 Trong bài phát biểu công khai đầu tiên về cuộc khủng hoảng người ti nạn Rohingya ở Myanmar hôm 18-9, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố Naypyidaw “không sợ sự giám sát quốc tế” về việc chính phủ của bà đang xử lý cuộc khủng hoảng.

"Tôi biết thế giới đang tập trung vào tình hình ở bang Rakhine. Là một thành viên có trách nhiệm, Myanmar không sợ sự giám sát quốc tế. Chúng tôi cũng quan tâm, muốn tìm ra vấn đề thực sự là gì. Có những cáo buộc và bác bỏ cáo buộc. Chúng tôi phải lắng nghe tất cả cũng như đảm bảo những cáo buộc này dựa trên bằng chứng xác thực trước khi chúng tôi hành động".

"Chúng tôi lo lắng khi nghe tin nhiều người Hồi giáo đang chạy trốn qua biên giới để sang Bangladesh. Chúng tôi muốn tìm hiểu lý do tại sao lại xảy ra cuộc di dân này – bà Suu Kyi phát biểu tại thủ đô Naypyidaw.

Cũng theo bà Suu Kyi, phần lớn các ngôi làng mà người Rohingya sinh sống không bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Thêm vào đó, quân đội Myanmar cũng nhận được lệnh phải kiềm chế và tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

 

ba aung san suu kyi. anh: epa

Bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: EPA

 

Bà Suu Kyi chia sẻ vì không thể tới tham dự cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tuần này nên đã thực hiện bài phát biểu nói trên tại quê nhà.

Ngoài mục đích cho cộng đồng quốc tế thấy chính phủ Myanmar đang làm gì để giải quyết tình hình, bà Suu Kyi còn lên án mọi hành vi vi phạm nhân quyền cũng như cam kết sẽ bắt những người chịu trách nhiệm phải ra tòa.

Đây là lần đầu tiên bà Suu Kyi lên tiếng về cuộc khủng hoảng người Rohingya kể từ khi xảy ra vụ bạo lực mới nhất vào ngày 25-8. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, bà Suu Kyi đổ lỗi cho "những kẻ khủng bố" đứng sau loạt "thông tin sai lệch" gần đây.

Bà Suu Kyi trước đó phải đối mặt với làn sóng chỉ trích nặng nề vì không phản ứng trước cuộc khủng hoảng di dân.

Hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya đã rời khỏi bang Rakhine để tới Bangladesh – vốn được khơi nguồn từ một cuộc tấn công vũ trang bị đổ lỗi cho các tay súng Rohingya nhằm vào đồn cảnh sát hồi tháng 8. Sau cuộc tấn công này, nhà chức trách Myanmar đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả vụ tấn công này.(NLĐ)
----------------------

Châu Âu trước hiểm họa tấn công a xít, đầu độc

Giới hữu trách châu Âu cảnh báo về những thủ đoạn tấn công khủng bố mới bao gồm tạt a xít, làm trật bánh tàu hỏa và đầu độc thực phẩm.

Những vụ tạt a xít đang có chiều hướng gia tăng khắp châu Âu, làm dấy lên quan ngại rằng đây có thể trở thành cách tấn công mới của các phần tử cực đoan, nhất là sau vụ một nhóm 4 nữ sinh viên Mỹ bất ngờ bị tạt a xít tại nhà ga Saint Charles ở Marseille, miền nam Pháp. Theo Reuters, vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ ngày 17.9 (giờ địa phương) và thủ phạm, một phụ nữ 41 tuổi, bị khống chế ngay tại hiện trường. Các nạn nhân đã được điều trị bỏng, với 2 người bị thương trên mặt, AP dẫn lời giới chức Marseille cho biết. Dù cảnh sát sau đó xác định kẻ tấn công có vấn đề về tâm thần nhưng vụ tạt a xít tại một địa điểm công cộng như nhà ga càng làm dấy thêm hồi chuông báo động về nguy cơ mới đang đe dọa châu Âu.

Tờ USA Today hôm qua dẫn lời giới hữu trách và các chuyên gia cảnh báo rằng những vụ tấn công bằng a xít, với nhiều vụ có liên quan đến thù hằn sắc tộc, tôn giáo đang lan rộng ở châu Âu. Các hóa chất độc hại bị biến thành vũ khí với tần suất tăng dần sau khi giới hữu trách siết chặt kiểm soát súng ống, dao và hoạt động cho thuê xe tải trong thời gian qua. Tại Anh, BBC dẫn dữ liệu từ cảnh sát cho hay số trường hợp tấn công bằng a xít đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2012, đa số tập trung ở London. Những trường hợp tương tự cũng được trình báo ở Đức và Ý.

Cũng trong hôm qua, truyền thông Pháp trích tài liệu nội bộ của cảnh sát nước này báo động về nguy cơ tấn công bằng cách gây trật đường ray xe lửa hoặc đầu độc thực phẩm, nguồn nước. “Kết quả theo dõi các mạng lưới tuyên truyền thánh chiến trong 3 tháng qua cho thấy các tổ chức cực đoan kêu gọi tiếp tục tấn công kiểu đơn độc nhưng chuyển hướng sang phá hoại đường ray và đầu độc vì lực lượng an ninh tập trung ngăn chặn đánh bom hay lao xe tải như trước”, tài liệu viết. Theo tờ Le Parisien, giới lãnh đạo cấp cao nhất của cảnh sát đã xác nhận những cảnh báo trên và nhận định thêm rằng “mối đe dọa đặc biệt cao” ở Pháp.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 20-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 20-09-2017

    Xe công binh Việt Nam mạnh ngang Nga trong Zapad-2017; Nga sẽ trở thành "nhà xuất khẩu an ninh" trên thế giới; Iran đe dọa: Israel phạm sai lầm sẽ chuốc lấy hủy diệt

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 20-09-2017

    Mỹ chi quốc phòng gấp 14 lần Nga: Bao nhiêu cho đủ?; Philippines giải cứu giáo sĩ Thiên chúa, tiêu diệt khủng bố ở Marawi; Mỹ mở căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Israel

Bài cùng chuyên mục