Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 21-09-2017:

  • Cập nhật : 21/09/2017

Vì sao Trung Quốc không bao giờ chấp nhận Triều Tiên có vũ khí hạt nhân?

Một khi Trung Quốc chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân không những an ninh của chính nước này bị đe dọa mà Bắc Kinh cũng không có cách gì để ngăn Nhật - Hàn tăng tốc phát triển năng lực hạt nhân và tạo ra cuộc đua vũ trang trong khu vực.

Hôm 15/9, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không chấp nhận việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Tuyên bố của ông Thôi được đưa ra sau khi một số chuyên gia nhận định, các nước trên thế giới nên chấp nhận việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân. Từ đó, các nước cần đề ra chính sách đối ngoại tập trung vào việc làm thế nào để ngăn chặn Triều Tiên sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này.

trung quoc lo so mot ngay nao do trieu tien se su dung vu khi hat nhan de tan cong nuoc nay.

Trung Quốc lo sợ một ngày nào đó Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công nước này.

Song theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Trung Quốc có 3 lý do để không bao giờ chấp nhận chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sở hữu vũ khí hạt nhân.

Thứ nhất, Trung Quốc lo sợ về một cuộc đua vũ trang trong khu vực. Giới quan sát cho rằng, chính quyền Bắc Kinh cực kỳ quan ngại nếu như quốc gia láng giềng Triều Tiên có hẳn một kho hạt nhân, sẵn sàng đe dọa tới an ninh của chính Trung Quốc. Bên cạnh đó, một khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ không còn cách nào để ngăn cản Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển năng lực hạt nhân.

Trong khi đó, chính sách hiện thời mà Hàn Quốc thi hành là theo đuổi một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân sau khi Seoul tình nguyện từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân vào thập niên 70. Song theo một số chuyên gia, Hàn Quốc vẫn duy trì năng lực kỹ thuật và thiết bị để tái khởi động chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân khi cần.

Ngay cả khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng gia tăng, giới chức Hàn Quốc vẫn khẳng định không thay đổi chính sách nhưng theo nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Charhar, ông Deng Yuwen, Seoul và Washington đã tiến hành thảo luận về việc tích hợp đầu đạn hạt nhân lên trên các tên lửa mà Mỹ đặt ở Hàn Quốc.

"Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác là chấp nhận việc Hàn Quốc quay trở lại phát triển các loại vũ khí hạt nhân", ông Deng nói. 

Nguyên nhân thứ hai, Bắc Kinh lo rằng Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) sẽ bị xóa sổ trong khi Trung Quốc là một thành viên của hiệp ước này. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ cùng 185 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cũng đã ký kết tham gia NPT.

Do đó, việc Trung Quốc chấp nhận Triều Tiên với tư cách là một quốc gia hạt nhân sẽ gây ra sự bất ngờ bởi các quốc gia hạt nhân đang nổi như Ấn Độ và Pakistan đều không được NPT công nhận.

"Nếu các quốc gia hạt nhân đang nổi như Ấn Độ, Pakistan và Israel vẫn không được NPT công nhận là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, vậy tại sao Triều Tiên lại được xem là trường hợp ngoại lệ", ông Yue Gang, một đại tá nghỉ hưu và chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định. 

Thứ ba, theo ông Deng, chính quyền Triều Tiên được nhận định là luôn có những hành động "khó đoán" . Do đó, Trung Quốc lo sợ rằng một khi Triều Tiên cho thử nghiệm hàng loạt vũ khí hạt nhân, rò rỉ các chất phóng xạ nguy hiểm sang biên giới là điều khó tránh khỏi.

Thậm chí, trong tình huống xấu nhất, chính những loại vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể chĩa hướng tấn công sang Trung Quốc.

"Nếu quan hệ Trung – Triều ngày càng xấu thêm, không ai có thể đảm bảo là chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc", ông Deng chia sẻ.

Chia sẻ với SCMP, chuyên gia an ninh quốc tế tại Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ cho rằng: "Đây chính là lúc Mỹ cần nhắc nhở Trung Quốc rằng, tên lửa của Triều Tiên đang chĩa hướng tấn công về mọi phía". 

ham doi tau chien cua hai quan trung quoc cap cang vladivostok de chuan bi tham gia dien tap chung voi nga. 

Hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc cập cảng Vladivostok để chuẩn bị tham gia diễn tập chung với Nga. 

Về phần mình, hôm 18/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn lên tiếng hối thúc các bên liên quan tới cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tránh có những lời đe dọa quân sự làm xấu thêm tình hình và cần chuyển hướng sang thi hành các lệnh trừng phạt mới đây Liên Hợp Quốc (LHQ) đã áp đặt với Bình Nhưỡng.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được công bố trước phiên họp thường niên của Đại Hội đồng LHQ. Theo giới chuyên gia, trong cuộc họp lần này, Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với Trung Quốc để Bắc Kinh có thêm nỗ lực kiềm chế Triều Tiên.

"Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an LHQ đã được thông qua. Các bên liên quan cần thi hành đầy đủ và nghiêm túc thực thi nghị quyết, tránh làm phức tạp thêm tình hình. Một số nước đã có những tuyên bố và hành động mang tính đe dọa. Việc làm này không những không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mà còn khiến tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên ngày càng căng thẳng", SCMP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lu Kang. 

Cũng trong ngày 18/9, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã cho triển khai cuộc tập trận ném bom. Trong đó, Mỹ đã điều động 2 oanh tạc cơ B-1B cùng 4 tiêm kích F-35 từ đảo Guam và Nhật Bản tới tham gia diễn tập cùng các chiến đấu cơ F-15K của Hàn Quốc.

Còn theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc và Nga cũng đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung hải quân ở khu vực phía đông thành phố cảng Vladivostok, khu vực phía nam biển Okhotsk và khu vực phía bắc Nhật Bản.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục tăng nhiệt sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡng vào ngày 3/9. Hôm 15/9, Triều Tiên còn cho phóng thêm một tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua lãnh thổ Nhật Bản. 

Ngay trước phiên họp của Đại Hội đồng LHQ hôm 18/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vẫn cho rằng, Trung Quốc nắm trong tay chìa khóa để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bởi Bắc Kinh là nguồn cung cấp dầu mỏ chính cho Bình Nhưỡng.

Trước đó, Bắc Kinh khẳng định mấu chốt trong cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay chính là những tranh cãi giữa Mỹ - Triều Tiên. Do đó, Washington có trách nhiệm tự giải quyết vấn đề.

Tờ People’s Daily cũng chỉ trích Mỹ đang cản trở nỗ lực giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Theo tờ báo này, Washington không nên liên kết mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung với những nỗ lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Mỹ cần ngừng yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm kiểm soát Triều Tiên.

Cũng theo tờ báo này, đàm phán là chìa khóa để giải quyết khủng hoảng. "Trung Quốc sẽ không bao giờ ủng hộ Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cần tránh những hành động khiến an ninh khu vực thêm bất ổn", People’s Daily viết. (Infonet)
-------------------------

Mỹ úp mở về vũ khí diệt Triều Tiên mà vẫn bảo vệ Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bóng gió Washington hiện sở hữu các vũ khí bí mật có khả năng phá hủy Triều Tiên mà vẫn đảm bảo thủ đô Seoul của Hàn Quốc "bình yên vô sự".

mot qua bom moab - me cac loai bom - cua my - anh: reuters

Một quả bom MOAB - mẹ các loại bom - của Mỹ - Ảnh: REUTERS

 

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã phần nào gây ra "sự thất vọng" cho quân đội Mỹ. Bởi lẽ, mặc dù giữa Washington và Bình Nhưỡng có một khoảng cách lớn nếu xét về sức mạnh quân sự, nhưng rõ ràng phương án khởi động một cuộc tấn công quân sự lại không được khuyến khích do thủ đô Seoul của Hàn Quốc - nơi sinh sống của 25 triệu dân, chỉ cách biên giới liên Triều khoảng 50km.

Với khoảng cách này, Seoul hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của các vũ khí Triều Tiên. Do đó, bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Triều Tiên cũng đều gây ra thiệt hại nặng nề cho Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bóng gió rằng Lầu Năm Góc hiện sở hữu các vũ khí có khả năng ngăn Bình Nhưỡng trả đũa gây thiệt hại nặng nề cho Seoul trong trường hợp Mỹ tấn công Triều Tiên, theo Hãng tin Sputnik ngày 20-9.

Khi được hỏi "liệu có bất kỳ giải pháp quân sự nào mà Mỹ có thể dùng để đối phó Triều Tiên trong khi không đặt Seoul vào thế nguy hiểm?", ông Mattis đáp ngay: "Vâng, có đấy! Nhưng tôi sẽ không đi vào chi tiết… Có nhiều phương án quân sự mà chúng tôi sẽ dùng tới để bảo vệ các đồng minh và lợi ích của chính chúng tôi".

Hiện không rõ câu trả lời trên của ông Mattis có thật sự mang hàm ý về một loại vũ khí có khả năng như vậy hay không. Tuy nhiên, một tình tiết thú vị khác lại được gợi lên khi cánh truyền thông tiếp tục đào sâu câu trả lời của ông.

"Để làm rõ thì như ngài nói, vẫn có khả năng sử dụng các phương án quân sự không đặt ra nguy hiểm cho Seoul. Nhưng có phải chúng ta đang nói về ‘các hành động quân sự gây chết chóc’ hay không" - một nhà báo nêu thắc mắc.

Bộ trưởng Mattis liền đáp: "Đúng vậy. Nhưng tôi không muốn đi sâu vào vấn đề đó".

"Hành động quân sự gây chết chóc" là một thuật ngữ đề cập tới lực lượng quân sự có thể "gây sát thương", chẳng hạn các cuộc không kích. 

hinh anh cot khoi boc len cao o khu vuc bi nem "bom me" o afghanistan ngay 13-4. hanh dong nay cua my duoc cho la de dan mat trieu tien - anh: reuters

Hình ảnh cột khói bốc lên cao ở khu vực bị ném "bom mẹ" ở Afghanistan ngày 13-4. Hành động này của Mỹ được cho là để dằn mặt Triều Tiền - Ảnh: REUTERS

 

Căn cứ vào câu trả của ông Mattis, có thể thấy rằng Mỹ hiện sở hữu các "vũ khí bí mật" nào đó có thể phá hủy Triều Tiên nhưng vẫn đảm bảo Hàn Quốc "bình yên vô sự". Nhưng đây là vũ khí gì thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Ông Mattis ngoài ra cũng thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận kế hoạch triển khai các vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc nhưng chưa rõ phương án này sẽ được tiến hành hay không. 

"Tôi cho rằng luôn có khả năng lãnh đạo Triều Tiên sẽ có những tính toán sai lầm"
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis

Cuối tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói rằng Hội đồng Bảo an đã "hết cách" với Triều Tiên và vấn đề Triều Tiên có thể được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Mỹ giải quyết. 

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18-9 cảnh báo Mỹ sẽ "không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu diệt Triều Tiên" nếu Bình Nhưỡng không chịu từ bỏ tham vọng hạt nhân.  

Bình Nhưỡng được cho đang triển khai nhiều loại vũ khí truyền thống, tên lửa đạn đạo và vũ khí hóa - sinh tại các khu vực đồi núi, đường hầm cùng những địa điểm bí mật khác trên khắp nước này. 

chu tich kim jong un trong lan xem xet ten lua hwasong-12 o mot dia diem bi mat tai trieu tien - anh: reuters

Chủ tịch Kim Jong Un trong lần xem xét tên lửa Hwasong-12 ở một địa điểm bí mật tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

 

Việc định vị và "xóa sổ" những vũ khí này không phải là chuyện dễ dàng. Đó là chưa kể viễn cảnh một số vũ khí trong trường hợp bị phá hủy "nhầm" có thể gây nguy hiểm cho mạng sống của hàng triệu dân thường.

Đây được xem là một những nguyên nhân chính khiến Mỹ không dám khởi động một cuộc tấn công chiến lược nhằm vào các địa điểm hạt nhân của Triều Tiên. 

Ông Daryl Press, một chuyên gia nghiên cứu về hạt nhân tại Đại học Dartmouth (Mỹ), nhận định Triều Tiên cũng sẽ xem bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào nước này là "màn dạo đầu để xâm lược hay lật đổ chính phủ, thậm chí nếu Mỹ khăng khăng các lý do khác".

Khi đó, Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ phản công. Tuy nhiên, nếu Mỹ thật sự sở hữu các vũ khí có khả năng phá hủy Triều Tiên mà không gây thiệt hại cho Hàn Quốc, đó sẽ là chìa khóa để Mỹ giành chiến thắng "ngoạn mục" bất chấp sự phản công của Triều Tiên. 

Còn về sự tồn tại của loại vũ khí như vậy, hiện vẫn chưa có lời giải đáp.(Tuoitre)
----------------------------

Công ty Trung Quốc bị nghi giúp Triều Tiên

Triều Tiên được cho là có bước tiến nhanh chóng về công nghệ hạt nhân và tên lửa nhờ sự hỗ trợ của nhiều công ty ở Trung Quốc.

Tờ Asahi Shimbun mới đây dẫn một nguồn thạo tin cho hay một công ty tư nhân Trung Quốc đã tuồn vật liệu chế tạo tên lửa cho CHDCND Triều Tiên hồi tháng 4. Cụ thể, công ty này đã chuyển wolfram cấp độ cao và hợp kim nhôm cho một công ty thương mại, công nghệ và khoa học Triều Tiên. Wolfram được dùng trong việc chế tạo đầu đạn vì độ cứng của nó cho phép xuyên qua hầu hết các vật liệu, còn hợp kim nhôm chắc và nhẹ, phù hợp cho việc phát triển tên lửa. Công ty Trung Quốc đã làm giả hồ sơ và khai rằng vật liệu trên dùng để xây đường cao tốc.

Ngoài ra, theo một chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, ít nhất 12 công ty ở Trung Quốc đã hợp tác với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thông qua các mối liên hệ thương mại. Hồi tháng 8.2011, một công ty có kết nối với quân đội Trung Quốc đã xuất khẩu 4 chiếc xe tải hạng nặng đến Triều Tiên, số xe này sau đó được chuyển đổi thành xe chở và phóng tên lửa đạn đạo, hay còn gọi là bệ phóng tự hành (TEL). Khi đó, Trung Quốc lý giải rằng 4 xe tải xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ được dùng để chở gỗ.

Bên cạnh đó, giới tình báo Mỹ tin rằng loại nhiên liệu Dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH) mà Bình Nhưỡng dùng để phóng tên lửa Hwasong-12 hôm 15.9 và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 hồi tháng 7 có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc, theo tờ The New York Times. UDMH là hợp chất dùng trong những chất nổ có sức công phá lớn, hiện được sản xuất chủ yếu bởi Nga, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu. Giới chức, nghị sĩ và nhà khoa học tên lửa Mỹ cho hay hiện có manh mối cho thấy Bình Nhưỡng đã nhận UDMH, công thức bí mật và thiết bị sản xuất liên quan từ Trung Quốc. Chính quyền Washington đang xác định liệu Trung Quốc và Nga có cung cấp UDMH cho Triều Tiên hay không và liệu họ có thể ngăn chặn nguồn cung cho Bình Nhưỡng hay không. Tuy nhiên, việc ngăn chặn nguồn cung UDMH có thể đã quá trễ vì giới tình báo Mỹ tin rằng Triều Tiên hiện có thể tự sản xuất nhiên liệu này.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục