Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 15-09-2017

  • Cập nhật : 15/09/2017

Đây là lý do Kim Jong-un không sợ Mỹ lẫn Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể xem Mỹ cũng như Trung Quốc chỉ là "hổ giấy". Đây là lý do. 

nha lanh dao trieu tien kim jong-un cung cac quan chuc quan su vui mung sau vu thu ten lua dan dao lien luc dia thanh cong hoi thang 7.  

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức quân sự vui mừng sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công hồi tháng 7.  

Theo National Interest, trong thời gian chỉ chưa đầy một tuần, Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo xuyên qua không phận đảo Hokkaido của Nhật Bản, thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch bất chấp sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Thậm chí, Triều Tiên được cho là đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn. 

"Thế là đủ rồi" - tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã tổng kết lại sự thất vọng của Mỹ đối với những hành động khiêu khích được cho là chưa từng có từ Triều Tiên.

Ngay trước chu kỳ căng thẳng mới nhất, cuộc chiến tranh ngôn từ giữa Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tuyên bố sẽ khiến Bình Nhưỡng chìm trong "biển lửa và sự cuồng nộ" đã đẩy thế giới ngấp nghé bờ vực chiến tranh thế giới thứ 3. 

Mặc dù Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản đều lên án các vụ thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên nhưng sự đồng thuận giữa các nước kể trên có thể chỉ dừng lại ở đó. 

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc muốn tăng trừng phạt nhắm vào những "yếu huyệt" của Triều Tiên, tìm cách giảm dòng tiền chảy vào túi nước này. Mỹ cũng muốn cắt giảm nguồn xuất khẩu dầu mỏ - chủ yếu đến từ Trung Quốc - vào Triều Tiên.

Chính quyền Trump nhắc đi nhắc lại rằng "tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn" và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo "bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ, các lãnh thổ của Mỹ như hòn đảo Guam ở Thái Bình Dương, hoặc... các đồng minh của Mỹ sẽ phải chịu phản ứng quân sự to lớn"...

Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga lại muốn Mỹ nói chuyện với Triều Tiên. Trong một tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin lên án Triều Tiên nhưng vẫn nhấn mạnh "cuộc khủng hoảng Triều Tiên chỉ nên được giải quyết bằng các phương tiện hòa bình và đối thoại trực tiếp". 

"Chúng tôi lên án các biện pháp can thiệp quân sự, xử phạt kinh tế và sử dụng các biện pháp cưỡng chế đơn phương...", tuyên bố chung nhấn mạnh.

Về phần mình, Bình Nhưỡng tỏ ra không quan tâm đến các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho thẳng thừng tuyên bố trong một hội nghị gần đây của Hiệp hội các nước Đông Nam Á rằng: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đặt chương trình tên lử, hạt nhân lên bàn đàm phán".

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tỏ ra hoài nghi về việc mở rộng các biện pháp chế tài. Tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một bài xã luận nhấn mạnh: "Chúng ta nên tránh sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên".

Giống như những thông điệp đe dọa được ông Trump nhắc đi nhắc lại trên Twitter, phản ứng nhẹ nhàng của Trung Quốc đối với Triều Tiên dấy lên câu hỏi, dường như nhà lãnh đạo Kim Jong-un xem Washington lẫn Bắc Kinh là "hổ giấy" nên liều lĩnh hơn để tiếp tục thực hiện các hành vi khiêu khích?

Theo đó, National Interest cảnh báo,  sự liều lĩnh của ông Kim Jong-un và tính cách nóng nảy của ông Trump đang làm gia tăng đáng kể nguy cơ tính toán sai lầm và bất cứ xung đột quân sự nào cũng có thể đe dọa mạng sống của hàng triệu người. (Dân Việt)
-----------------------------------

Triều Tiên bắt đầu di chuyển tên lửa phóng vào Anh-Mỹ?

Theo trang tin Mirror ngày 14-9, nguồn tin quân sự Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã sẵn sàng phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) với tầm bắn 13.000 km. Nguồn tin cho biết, Bình Nhưỡng cũng đã bắt đầu di chuyển các tên lửa vào vị trí.

Một trong số các nguồn tin trên cho biết việc di chuyển một trong số các bệ phóng lần đầu được ghi nhận vào sáng 13-9. Dựa theo kích thước của nó, các chuyên gia đoán rằng bệ phóng này đủ lớn để phóng một tên lửa đạn đạo Hwasong-14 với tầm bắn 13.000 km.

Triều Tiên bắt đầu di chuyển tên lửa phóng vào Anh-Mỹ? - ảnh 1
Một vụ phóng ICBM của Triều Tiên. Ảnh: AFP

Với tầm bắn này, Anh hoàn toàn có thể nằm trong tầm bắn của Triều Tiên khi chỉ cách Triều Tiên gần 8.700 km, trong khi Mỹ cách Triều Tiên gần 10.500 km. Trang tin Nikkei của Nhật cho biết các tên lửa này đã sẵn sàng nạp nhiên liệu và có thể phóng ngay lập tức.

Truyền thông Nhật Bản cũng cho hay tên lửa này là Hwasong-14, loại tên lửa mà lãnh đạo Kim Jong-un trước đó tuyên bố có thể vươn đến bất cứ nơi đâu trên thế giới. Hwasong-14 được Bình Nhưỡng phóng thử hôm 4-7 vừa qua – một vụ phóng mà chính phủ Triều Tiên ca ngợi là “thành công hơn so với trông đợi”.

Thông tin về việc triển khai tên lửa này của Triều Tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Bình Nhưỡng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân “đánh chìm” Nhật Bản và biến Mỹ thành tro tàn và bóng tối.

Tờ Mirror đánh giá động thái điều động tên lửa trên của Triều Tiên phản ánh sự tức giận của Bình Nhưỡng đối với các quốc gia ủng hộ Nghị quyết mới nhất trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) sau vụ thử bom nhiệt hạch.

Cái gọi là Ủy ban Hòa bình châu Á Thái Bình Dương Triều Tiên của Bình Nhưỡng mà nước này chủ yếu dùng để tuyên truyền cũng đã kêu gọi giải tán HĐBA LHQ, gọi cơ quan này là “công cụ của quỷ dữ ” với thành phần là những quốc gia bị mua chuộc vận hành theo quỹ đạo của Mỹ.(PLO)
-----------------------------

Bitcoin công cụ mới của Triều Tiên sau cấm vận?

 Trong bối cảnh giá cả và mức độ phổ biến của Bitcoin ngày càng tăng lên, nó sẽ trở thành công cụ gây quỹ và giao dịch hữu ích cho Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên đã phê chuẩn sắc lệnh mới xử phạt Triều Tiên hôm thứ hai vừa qua. Các quan chức Mỹ cho biết các biện pháp mới này sẽ cắt giảm 90% lượng xuất khẩu hàng dệt may của nước này và cũng làm hạn chế khả năng Triều Tiên có được tiền mặt. Trong bối cảnh đó Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ được sử dụng để tránh hạn chế thương mại bao gồm các biện pháp mới được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê duyệt.

Các hành động của Triều Tiên khiến Hàn Quốc tin rằng nước này đang mở rộng trọng tâm từ hoạt động gián điệp quân sự sang các hoạt động trộm cắp về tài chính. Và, Hàn Quốc có thể trở thành mục tiêu không chỉ vì cùng chung ngôn ngữ mà còn vì Hàn Quốc đã trở thành một trong những trung tâm giao dịch tiền ảo náo nhiệt trong năm nay. Sàn giao dịch Bithumb ở Seoul là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về Ethereum. 

Theo một báo cáo mới từ Luke McNamara - nhà nghiên cứu bảo mật của FireEye Inc, các tin tặc của chính quyền Triều Tiên đang liên tục tấn công vào các sàn giao dịch tiền ảo tại Hàn Quốc và các địa điểm lân cận. FireEye xác nhận có ít nhất ba sàn giao dịch của Hàn Quốc bị tấn công, đỉnh điểm là cuộc tấn công vào tháng 5 vừa qua. Cũng trong khoảng thời gian đó, các phương tiện truyền thông địa phương đã thông báo rằng sàn giao dịch Yapizon của Seoul đã mất hơn 3.800 Bitcoin (trị giá khoảng 15 triệu USD hiện nay) do trộm cắp. Mặc dù FireEye cũng đã nói rõ rằng không có bất kì bằng chứng nào liên quan đến sự tham gia từ phía Triều Tiên.

Bitcoin cong cu moi cua Trieu Tien sau cam van?

FireEye cho biết nếu các hacker muốn chuyển đổi Bitcoin hoặc Ethereum thành USD hoặc WON, các hacker này đầu tiên phải chuyển Bitcoin hoặc Ethereum thành những cryptocurrency khó tìm ra như Monero và sau đó chuyển thành tiền mặt. Một kĩ thuật tương tự đã được sử dụng vào tháng trước để hack sạch các ví Bitcoin có liên quan đến phần mềm WannaCry.

Các cuộc tấn công vào các sàn giao dịch của Hàn Quốc được thực hiện thông qua các cuộc tấn công lừa đảo, hoặc gửi email chứa phần mềm độc hại tới các mục tiêu cụ thể. FireEye đã xác định được phần mềm độc hại mang tên là PEACHPIT, và cung cấp các tệp tin mẫu mà chúng thường hay đính kèm, bao gồm một bản văn kiện được công bố bởi Viện nghiên cứu Hyundai đưa ra về tình trạng của ngành công nghiệp Bitcoin.

Theo FireEye, phần mềm độc hại được sử dụng trong các cuộc tấn công Bitcoin được liên kết với nhóm bị nghi ngờ tấn công vào hệ thống thanh toán của các ngân hàng toàn cầu diễn ra trong năm ngoái. Theo Bloomberg Markets đã báo cáo vào tháng trước, FBI cũng đang xem xét mối liên hệ giữa Triều Tiên với vụ trộm trị giá 81 triệu USD qua Cục Dự trữ Liên bang New York vào năm ngoái.

Hiện nay, Bộ viễn thông của Triều Tiên vẫn im lặng trước hàng loạt các email chất vấn. Các nhà ngoại giao và các phương tiện truyền thông chính thức của Triều Tiên đều đã lên tiếng phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công mạng, bao gồm việc tấn công hãng Sony Pictures Entertainment vào năm 2014.(ĐVO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục