Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 15-09-2017

  • Cập nhật : 15/09/2017

Nga tập trận rầm rộ với Belarus, NATO báo động

Nga tiến hành cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn với Belarus trong bối cảnh căng thẳng chưa lắng xuống giữa Moscow và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo Press TV, cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn giữa Nga với Belarus có tên Zapad 2017, dự kiến diễn ra từ ngày 14-9 đến 20-9 tại khu vực xung quanh biển Baltic, miền Tây nước Nga, Belarus và vùng Kaliningrad của Nga.

Cuộc tập trận theo mô tả của Moscow là hoàn toàn mang tính phòng thủ, sẽ có sự tham gia của 12.700 binh sĩ, 70 máy bay, 250 xe tăng và 10 tàu chiến.

Tuy nhiên, NATO tuyên bố rằng Nga đã báo cáo không trung thực số lượng binh sĩ tham gia tập trận và rằng cuộc tập trận này có thể chỉ là tấm bình phong cho việc Moscow tái thiết lập vĩnh viễn các trang thiết bị phòng thủ gần các quốc gia Baltic. Một số thành viên của khối liên minh quân sự này cho rằng có tới 100.000 binh sĩ tham gia cuộc tập trận Zapad 2017.

Nga tập trận rầm rộ với Belarus, NATO báo động - ảnh 1
Những người lính Thụy Điển tham gia tập trận hôm 13-9. Ảnh: REUTERS

Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ con số trên, nói rằng việc NATO thổi phồng về cuộc tập trận là nhằm mục đích biện minh cho việc khối liên minh này tăng cường chi tiêu quân sự ở Ba Lan và các quốc gia Baltic.

Quan hệ Nga và NATO căng thẳng kể từ khi khủng hoảng ở miền đông Ukraine bùng nổ cách đây ba năm. Hơn 10.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này. Moscow từ lâu đã luôn cảnh giác với sự mở rộng hiện diện của NATO về hướng Đông, sát biên giới Nga. NATO đã triển khai khoảng 4.000 binh sĩ đến từ bốn nhóm tác chiến tới Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan trong những năm gần đây.

Ngoài ra, quân đội Mỹ đã tham gia một cuộc diễn tập với các đồng minh Baltic hồi tháng 6 vừa qua với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-52 cùng với 50 tàu chiến. Cũng trong tháng 7, 25.000 binh sĩ của 17 quốc gia đã tham gia khóa huấn luyện của NATO ở biển Đen, khi đó các thành viên trong quân đội Nga cũng tham gia với tư cách giám sát viên.

Bên cạnh đó, Thụy Điển tuy không phải là thành viên NATO nhưng cũng đã tiến hành cuộc tập trận “đầu tiên và lớn nhất” trong hơn 20 năm qua vào hôm 13-9. Cuộc tập trận mang tên Aurora 17, có sự tham gia của 19.000 binh sĩ cùng sự hỗ trợ từ các nước NATO.

Kế hoạch diễn tập lần này của Thụy Điển bao gồm diễn tập trên không, trên bộ và dưới biển, có sự tham gia của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, trực thăng và một đơn vị xe tăng của Vệ binh quốc gia. Khoảng 1.500 binh sĩ đến từ Mỹ, Pháp, Na Uy và các đồng minh khác của NATO cũng đang tham gia cuộc tập trận kéo dài hơn ba tuần này.

Michael Byden, tư lệnh Không quân Thụy Điển nói rằng cuộc tập trận Aurora 17 được thực hiện nhằm phản ứng với mối đe dọa an ninh từ Nga.

“Tình hình an ninh đang có chiều hướng xấu đi. Nga là quốc gia làm ảnh hưởng tới an ninh ở châu Âu hiện nay, vì vậy chúng tôi đang theo dõi rất sát sao những hành động của Nga” – ông Byden nói.

Moscow nhiều lần bày tỏ quan ngại trước việc Thụy Điển gia tăng các hoạt động quân sự và hợp tác chặt chẽ hơn với NATO. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 6 cảnh báo rằng Moscow sẽ đưa ra các biện pháp an ninh bổ sung nếu Thụy Điển gia nhập NATO.

“Nếu Thụy Điển gia nhập NATO thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới quan hệ song phương của chúng ta theo cách tiêu cực” – ông Putin nhấn mạnh, thêm rằng Moscow sẽ xem động thái này là “một mối nguy”.(PLO)
-------------------------

Tử chiến đôi bờ Euphrates: Đua song mã

 Cả SDF và SAA đều chung một mục tiêu là kiểm soát vùng lãnh thổ giáp biên giới Iraq. Đây là nơi tập trung nhiều mỏ dầu với trữ lượng khổng lồ.

Tiến sát mục tiêu

Theo SF ngày 13/9, phạm vi kiểm soát của IS tại Deir Ezzor đang ngày càng bị thu hẹp dưới sức ép của quân đội Syria (SAA) và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Ngày 13/9, SAA, Hezbollah và đồng minh tiếp tục tấn công vào các vị trí của IS tại Jafrah, al-Mariiyah và ar-Rouad trong khu vực Deir Ezzor.

Mục tiêu chiến thuật của SAA và đồng minh ở miền đông Syria là bảo vệ khu tây bắc của thành phố đang do lực lượng chính phủ kiểm soát, giải phóng ar-Rouad.

Nếu hệ thống phòng thủ của IS trong khu vực trên bị SAA phá vỡ thì lực lượng chính phủ có thể tiến công phía al-Baghiliyah.

Tuy nhiên, đây không phải là ưu tiên hàng đầu hiện nay, bởi lẽ liên minh Syria-Iran-Nga có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn.

Để đảm bảo an toàn cho khu vực Jafra và cầm chân IS ở phía bắc của thành phố Deir Ezzor, SAA cần tạo bước ngoặt lớn trên chiến trường Saqr và al-Mariiyah.

Al-Mariiyah phải được giải phóng để SAA có thể thiết lập một vùng an toàn trên cánh phía đông của Sân bay Deir Ezzor.Từ đó, thiết lập một chỗ đứng vững chắc cho các hoạt động vượt sông Euphrates. Lực lượng chính phủ cần phải bảo vệ một số khu vực ở bờ tây sông Euphrates nếu họ muốn băng qua bờ phía đông của con sông.

saa voi su ho tro cua nga cung co the tien hanh mot chien dich khong quan nham tao ra cho dung tren bo phia dong cua song euphrates.

SAA với sự hỗ trợ của Nga cũng có thể tiến hành một chiến dịch không quân nhằm tạo ra chỗ đứng trên bờ phía đông của sông Euphrates.

Tuy nhiên, đây là một hành động nguy hiểm. Nó chỉ được thực hiện nếu SAA không có lựa chọn khác để giành chiến thắng trong cuộc đua tại đông Syria.

Các mục tiêu trung hạn của liên minh Syria-Iran-Nga ở đông Syria bao gồm:

- Giải phóng và bảo toàn thành quả chiến trường tại thành phố Deir Ezzor và Sân bay Deir Ezzor. Từ đó có thể sử dụng Sân bay Deir Ezzor để tiếp tục hoạt động chống lại IS ở miền đông Syria.

- Giải phóng các thị trấn của al-Mayadin, Abu Hamam và al-Bukamal  khỏi tay IS, đồng thời kiểm soát đường cao tốc Damascus-Baghdad.

- Mở rộng phạm vi kiểm soát trên bờ phía đông của sông Euphrates, ngăn chặn việc SDF mở rộng lãnh thổ dọc theo sông Euphrates.

- Thiết lập sự kiểm soát đối với tất cả các mỏ dầu quan trọng ở vùng nông thôn Deir Ezzor.

Sự thành công của chiến lược này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và SAA có thể sẽ phải đối mặt với việc thiếu binh lực để tấn công các căn cứ của IS ở thung lũng sông Euphrates.

Ngoài ra, lực lượng chính phủ cũng phụ thuộc vào khả năng chiến đấu của SDF. Nếu như lực lượng dân chủ Syria nhanh chóng đánh bại IS tại khu vực Al Suwar, họ sẽ tiếp tục về phía nam Deir Ezzor, nơi có các mỏ dầu nằm bên bờ phía đông của Euphrates.

SDF có thể bị lỗi nhịp

Về phía Lực lượng dân chủ Syria được Mỹ hậu thuẫn. Thời gian gần đây, SDF đã chiếm một khu vực rộng lớn phía bắc thành phố Deir Ezzor. Hiện lực lượng này chỉ còn cách thành phố Deir Ezzor khoảng 3 km.

SDF bắt đầu tấn công IS tại tỉnh Deir Ezzor từ tháng 9/2016, trước khi SAA và các đồng minh phá vỡ vòng vây của IS tại thành phố Deir Ezzor. Sau khi SAA giải phóng Deir Ezzor, lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đã nhanh chóng chớp thời cơ, đẩy mạnh hoạt động tại Deir Ezzor nhằm đạt được lợi ích riêng.

Trong khi SDF vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong kế hoạch giải phóng thành phố Raqqah, lực lượng này đã vội vàng mở chiến dịch tại Deir Ezzor.

Điều này khiến SDF bị phân tán lực lượng, khó đạt được những thắng lợi mang tính chiến lược. Mặt khác, SDF sẽ phải đương đầu với lực lượng IS hùng mạnh ở bờ đông sông Euphrates.

Tu chien doi bo Euphrates: Dua song ma

Mục tiêu chiến thuật của SDF ở Đông Syria là kiểm soát toàn bộ vùng nông thôn phía bắc Deir Ezzor, bao gồm các mỏ dầu Omar trên bờ phía đông của Euphrates, phía đông thành Deir Ezzor. Để đạt được mục tiêu này, SDF phải kiểm soát đường cao tốc Damascus-Baghdad trước SAA.

Trên cơ sở đó, Mỹ và người Kurd sẽ giành được lợi thế trên bàn đàm phán về tương lai của Syria, số phận của IS cũng như khả năng thành lập nhà nước ly khai của người Kurd.

Theo tình hình thực tế trên chiến trường, SDF đang phải đối mặt với sức kháng cự mãnh liệt của IS trên vùng nông thôn phía đông bắc Deir Ezzor. Nhiều chiến binh người Kurd đã bị thiệt mạng. Điều này khiến việc tiến về bờ đông sông Euphrates bị chậm trễ.

Trong khi đó, Al-Masdar News ngày 13/9 dẫn nguồn tin của lực lượng đối lập cho biết, lực lượng Nga đã triển khai cầu phao và thuyền tới thành phố Deir Ezzor để giúp SAA vượt qua Euphrates.

Các nguồn tin đối lập đã đăng tải nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, thiết bị quân sự của Nga đang được tập kết trên bờ phía tây của sông Euphrates.

Đáng chú ý, một số nguồn tin cho biết, lực lượng chính phủ đã vượt sông Euphrates. Hiện SAA đang tấn công IS dọc theo bờ đông của con sông này (thông tin chưa được xác nhận).

Như vậy, nhiều khả năng SAA sẽ đến bờ đông sông Euphrates trước SDF một bước.(Baodatviet)
------------------------------------

Ấn Độ định mua 6 tàu ngầm Nhật đối phó Trung Quốc

Gặp nhau ngày 14-9 tại Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Nhật là một trong những nước Ấn Độ tìm kiếm hợp tác để phát triển, sản xuất 6 tàu ngầm diesel bổ sung vào hạm đội tàu ngầm của mình nhằm đối phó Trung Quốc. Ấn Độ dự chi 500 tỉ rupee (7,8 tỉ USD) cho dự án này. Chuyển giao công nghệ tàu ngầm sẽ giúp thắt chặt hơn quan hệ quốc phòng giữa Nhật và Ấn Độ.

Tuần trước, Nhật và Ấn Độ đã có vòng đối thoại hợp tác công nghệ quốc phòng toàn diện đầu tiên, tuy nhiên hiện hai bên chưa xúc tiến thương lượng dự án tàu ngầm, một quan chức ngoại giao Nhật cho biết.

Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này vừa đề xuất với Nhật kế hoạch mua tàu ngầm, và dự đoán tiến trình thương lượng sẽ kéo dài khá lâu.

Tàu ngầm Zuiryu lớp Soryu ở TP Yokosula, tỉnh Kanagawa (Nhật) năm 2013. Ảnh: GETTY IMAGES
Tàu ngầm Zuiryu lớp Soryu ở TP Yokosula, tỉnh Kanagawa (Nhật) năm 2013. Ảnh: GETTY IMAGES

Theo Bloomberg, dù Nhật đang được Ấn Độ nhắm đến để phát triển hạm đội tàu ngầm, nhưng việc thương lượng mua bán này sẽ không dễ thành công, vì nhiều lý do từ phía Nhật. Năm ngoái Nhật cũng không thông qua được cung cấp phiên bản tàu ngầm lớp Soryu cho Úc, dù hai nước có quan hệ an ninh sâu sắc.

Thứ nhất là về giá cả. Nhật chỉ mới bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí quốc phòng năm 2014 sau hàng thập kỷ. Chỉ tập trung nội địa khiến quy mô ngành công nghiệp quốc phòng Nhật khó phát triển, giá thành cao. Ấn Độ và Nhật từng nhiều năm thương lượng chuyện mua bán thủy phi cơ US-2 của tập đoàn quốc phòng Nhật ShinMaywa nhưng vẫn chưa chốt được giá cả, vốn được Nhật định mức 12 tỉ yen (109 triệu USD) mỗi chiếc.

Thủ tướng Modi chủ trương muốn đối tác sản xuất các sản phẩm quốc phòng trên đất Ấn Độ. Điều này sẽ gây khó cho dự án mua bán tàu ngầm. Theo nhiều chuyên gia, điều này sẽ khiến các tập đoàn công nghiệp nặng Nhật như Mitsubishi, Kawasaki – vốn đóng tàu ngầm Nhật – lo ngại không đảm bảo chất lượng.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 14-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 14-09-2017

    Mỹ cảnh báo trừng phạt nếu Trung Quốc không hợp tác; Nga-Mỹ muốn gia hạn thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân; Mỹ cân nhắc biện pháp mạnh đối phó Iran; Tổng thống Putin bắt tay, trò chuyện với robot

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-09-2017

    Lộ tiến trình tranh cử Tổng thống của ông Putin; Nga phóng tên lửa trúng mục tiêu cách xa 6.000 km; Nghi vấn nghị sĩ New Zealand gốc Hoa là gián điệp

Bài cùng chuyên mục