Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 15-09-2017

  • Cập nhật : 15/09/2017

Mỹ -Campuchia bắt đầu căng thẳng ngoại giao

 Đại sứ quán Mỹ bắt đầu tạm dừng cấp thị thực cho quan chức ngoại giao Campuchia.

Thông cáo được phát đi từ trang thông tin điện tử của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia cho thấy, kể từ ngày 13/9, cơ quan này sẽ tạm dừng cấp thị thực cho quan chức Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia.

Cụ thể, cơ quan trên sẽ tạm dừng cấp thị thực loại B1, B2 và B1/B2 đối với các quan chức Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia từ cấp Tổng vụ trưởng trở lên và các thành viên gia đình họ.

dai su my tai campuchia william heidt. anh: phnom penh post

Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt. Ảnh: Phnom Penh Post

Thông cáo trên nêu rõ lý do của quyết định này được cho là do phía Campuchia trì hoãn việc tiếp nhận trở lại các công dân Campuchia bị phía Mỹ trục xuất.

Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia dẫn Điều 243(d), Luật Di trú và Quốc tịch Mỹ quy định Bộ Ngoại giao được phép ra chỉ thị cho các lãnh sự dừng cấp thị thực cho công dân của một quốc gia khi Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ xác nhận rằng, nước đó từ chối hoặc đưa ra lý do không hợp lý nhận lại công dân của mình bị trục xuất khỏi Mỹ.

Việc dừng cấp thị thực sẽ được tiến hành cho đến khi Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ nhận được thông tin cho thấy các quốc gia trên đã đồng ý tiếp nhận lại số công dân của mình.

Động thái bất ngờ của cơ quan ngoại giao Mỹ tại Campuchia diễn ra trong bối cảnh Washington nhiều lần phản đối về vụ bắt giữ lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) Kem Sokha, đồng thời bác bỏ các cáo buộc từ phía Chính phủ nước này về việc Mỹ đứng sau "giật dây" ông Kem Sokha để can thiệp vào nội bộ tại Campuchia.

Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt trước đó đã chỉ trích về vụ bắt giữ, đồng thời kêu gọi ngay lập tức trả tự do cho ông Sokha.

Trước việc Mỹ tuyên bố dừng cấp thị thực cho nhân viên ngoại giao Campuchia, Fresh News dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Hợp tác Campuchia, ông Chum Sony cho biết cơ quan này đang xem xét vấn đề trên để có đối sách phù hợp.

Vụ bắt giữ ông Kem Sokha với cáo buộc "phản quốc" đã gây chú ý đặc biệt tại Campuchia.

Nhà chức trách Campuchia cho biết đã thu thập được các bằng chứng quan trọng là đoạn được trang CBN (Cambodian Broadcasting Network) có trụ sở tại Australia đăng tải và một số chứng cứ khác, cho thấy rõ ông Kem Sokha cùng nhiều người đã cấu kết bí mật với nước ngoài làm ảnh hưởng đến đất nước.

Trước đó, trang mạng này cũng thông báo có sở hữu một đoạn video, trong đó ghi lại cảnh ông Kem Sokha thảo luận về việc lật đổ Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Trong đoạn video, ông Kem Sokha cũng cho biết được mời tới các cuộc họp tại Mỹ về phát triển dân chủ mà ông sẽ áp dụng chúng tại Campuchia.

tap the cac nhan vat cot can cua cnrp thong bao phan doi lenh bat ong kem sokha va se van tranh cu cho nha lanh dao dang kem sokha.

Tập thể các nhân vật cốt cán của CNRP thông báo phản đối lệnh bắt ông Kem Sokha và sẽ vẫn tranh cử cho nhà lãnh đạo đảng Kem Sokha.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gọi thẳng thắn ông Kem Sokha là "con rối của nước Mỹ" và điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc căng thẳng ngoại giao và thương mại giữa hai nước. Tới nay, điều đó đã bắt đầu được hình thành.

Trong một diễn biến liên quan, khi đảng cầm quyền yêu cầu lãnh đạo CNRP nhanh chóng tìm lãnh đạo mới cho đảng này trước cuộc bầu cử, CNRP đã khẳng định sẽ không  thay đổi lãnh đạo.

CNRP hôm 12/9 tuyên bố sẽ tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/2018 bất chấp việc Chủ tịch đảng này là ông Kem Sokha bị truy tố tội phản quốc.

ong sam rainsy keu goi thanh lap hiep hoi dan chu de phan doi chinh quyen duong nhiem.

Ông Sam Rainsy kêu gọi thành lập Hiệp hội dân chủ để phản đối chính quyền đương nhiệm.

Trong khi đó, cựu lãnh đạo Đảng CNRP - ông Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong tại nước ngoài, đã bị cấm hoạt động chính trị tại Campuchia - tuyên bố đã thành lập một hiệp hội để thúc đẩy nền dân chủ ở Campuchia.

Tờ Khmer Times thông tin, trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Sam Rainsy đã tuyên bố thành lập Hiệp hội Dân chủ ở Campuchia và kêu gọi người dân Campuchia bất kể tầng lớp xã hội hay người Campuchia ở nước ngoài tham gia hiệp hội này.(ĐVO)
------------------------------

Chính phủ Mỹ bị kiện vì lục soát điện thoại ở biên giới

11 người Mỹ cùng đệ đơn khởi kiện chính quyền của tổng thống Trump vì cho rằng họ đã bị lục soát điện thoại và máy tính phi pháp tại khu vực biên giới.

 

khu vuc sanh den quoc te tai san bay logan o boston - anh: reuters

Khu vực sảnh đến quốc tế tại sân bay Logan ở Boston - Ảnh: REUTERS

 

Theo hãng tin Reuters, trong đơn kiện đệ trình ngày 13-9 lên tòa án liên bang tại Massachusetts, 11 người, trong đó có 10 công dân Mỹ và 1 cư dân thường trú hợp pháp tại Mỹ, đã kiện Bộ An ninh Nội địa vì hành vi ngăn chặn, lục soát trái pháp luật với họ.

Các nguyên đơn cho rằng hành vi lục soát và thu giữ kéo dài các thiết bị điện tử của họ tại khu vực biên giới của nhà chức trách đã vi phạm quyền riêng tư và tự do ngôn luận vốn được quy định trong Hiến pháp Mỹ.

Trên thực tế, vụ kiện này chỉ là một trong rất nhiều những bức xúc liên quan với các vụ tạm giữ và lục soát thiết bị điện tử trong những năm gần đây tại Mỹ.

Báo cáo của Lực lượng Biên phòng Mỹ tháng 4 năm nay cho biết, số vụ lục soát đã tăng từ 8.500 vụ trong năm tài khóa 2015 lên khoảng 19.000 vụ trong năm tài khóa 2016.

Trong nửa đầu năm tài khóa 2017, cơ quan này cũng đã tiến hành gần 15.000 vụ như vậy.

Trong số các nguyên đơn có một cựu chiến binh, một kỹ sư NASA, 2 nhà báo và một lập trình viên.

Quỹ Biên giới Điện tử và Liên đoàn tự do dân sự Mỹ, hai tổ chức đại diện cho những người đi lại, cho biết trong số các nguyên đơn có những người Hồi giáo và những người thuộc cộng đồng thiểu số tại Mỹ.

Theo nguyên tắc chung, lực lượng hành pháp Mỹ cần phải có trát lệnh trước khi có thể tiến hành lục soát thiết bị điện tử của người dùng.

Tuy nhiên cũng có một điều khoản ngoại lệ ở khu vực biên giới cho phép nhà chức trách liên bang có thể tiến hành lục soát trong phạm vi bán kính 100 dặm (160 km) ở khu vực biên giới mà không cần phải có trát lệnh.(Tuoitre)
------------------------

Mỹ đưa rocket APKWS xuống đất đối phó tăng Nga

Theo Defensenews hôm 11/9, bốn nhà sản xuất quốc phòng Mỹ hợp sức biến rocket thông minh APKWS thành vũ khí tấn công mặt đất trong dự án Fletcher.

Bốn nhà sản xuất quốc phòng Mỹ thực hiện dự án Fletcher bao gồm công ty Arnold Defense (sản xuất tên lửa), Nammo (sản xuất đầu đạn), Supacat (sản xuất các xe quân sự) và Military Systems Group (sản xuất hệ thống lắp đặt vũ khí).

Kế hoạch được công bố cho thấy, các nhà sản xuất sẽ sản xuất một xe cơ giới quân sự đa dụng hoàn toàn mới và được tích hợp loại rocket thông minh APKWS - vũ khí hiện được Không quân Mỹ trang bị cho hầu hết chiến đấu cơ tấn công mặt đất và trực thăng tấn công.

phuong tien tan cong thuoc du an fletcher.

Phương tiện tấn công thuộc dự án Fletcher.

Theo đề xuất của Arnold Defense, ý tưởng xe cơ giới bọc thép quân sự Fletcher lần đầu tiên được giới thiệu trong triển lãm "Thiết bị quốc phòng và an ninh quốc tế - DSEI, diễn ra từ ngày 12 đến 15/9 tại London, Anh.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty Arnold Defense, Jim Heyger cho biết: "Sử dụng rocket APKWS có độ chính xác cao trên các xe thiết giáp bánh hơi hoặc bánh xích, hoặc trong phiên bản hỏa khí đi cùng của bộ binh, sẽ khiến năng lực tác chiến của bộ binh mạnh hơn rất nhiều.

Để sẵn sàng cho việc ra mắt phiên bản xe tấn công đặc biệt này vào năm 2018, hiện các kỹ sư của nhóm đang tích cực làm việc với những biến thể khác nhau của Fletcher để có thể chế tạo một nguyên mẫu Fletcher đầu tiên".

Nếu dự án Fletcher phát triển thành công như kế hoạch, Mỹ sẽ tạo ra một phương tiện tấn công mặt đất độc đáo khi kết hợp đạn rocket của Không quân với phương tiện quân sự cơ giới trên mặt đất. Vũ khí này sẽ có đủ sức mạnh và sự thông minh để đối phó với bất kỳ mục tiêu mặt đất nào, kể cả mục tiêu đó là xe tăng Nga.

Được biết, APKWS đang là vũ khí tiêu chuẩn mới được trang bị cho tiêm kích F-16, cường kích A-10 cùng loạt trực thăng tấn công của Mỹ. Rocket thông minh APKWS là biến thể nâng cấp mới nhất của dòng rocket Hydra.

Điểm đặc biệt của APKWS là được trang bị thêm hệ thống cảm biến tự dẫn chỉ thị bằng tia laser giúp tấn công chính xác đối phương. Để làm được điều này, APKWS được gắn thêm module tự dẫn mới và có chiều dài lớn hơn so với rocket Hydra phiên bản tiêu chuẩn.

Đạn rocket APKWS tấn công mục tiêu theo nguyên lý từ thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng tia laser gắn trên máy bay, thiết bị lái được tích hợp trên phần thân của rocket và bộ phận cảm biến gắn ở thân rocket.

Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu, đạn hỏa tiễn được phóng đi sẽ được hiệu chỉnh giữa pha phóng để tăng độ chính xác tấn công mục tiêu.

Từ các hình ảnh được công khai có thể thấy APKWS là sự kết hợp giữa hệ thống phát hiện mục tiêu, hiệu chỉnh phần tử bắn với tổ hợp hỏa tiễn Hydra 70 mm.

Kết hợp này cho phép tấn công chính xác mục tiêu với chi phí tối ưu. Trong nhiều nhiệm vụ, đạn rocket APKWS có thể được sử dụng thay thế cho đạn tên lửa có điều khiển AGM-114 Hellfire trong khi giá thành lại dễ chịu hơn rất nhiều.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 15-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 15-09-2017

    Đảng ông Putin bất ngờ thua ở trung tâm Moscow; Mỹ-Thổ bất đồng vụ Nga bán tên lửa S-400 cho Ankara; Mỹ loay hoay tìm cách vô hiệu đòn đánh của DF-21D

  • Tin thế giới đáng chú ý 15-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 15-09-2017

    Nga tập trận rầm rộ với Belarus, NATO báo động; Tử chiến đôi bờ Euphrates: Đua song mã; Ấn Độ định mua 6 tàu ngầm Nhật đối phó Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục