Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-08-2017

  • Cập nhật : 28/08/2017

Trung Quốc tung tiền tách Ấn Độ khỏi đồng minh

 Trung Quốc đưa ra đề nghị hỗ trợ kinh tế cho Bhutan trị giá 10 tỷ USD để họ mềm mỏng hơn trong tranh chấp lãnh thổ và chia tay Ấn Độ.

Tạp chí Nikkel Asian Review của Nhật Bản dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, kể từ khi nhận được lời đề nghị của Trung Quốc, phía Bhutan đã hạ giọng, không còn nói Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước này ở cao nguyên Doklam.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Bhutan năm 2016 là 2,237 tỷ USD, tức là không bằng một phần tư số tiền mà quốc gia này vừa được Trung Quốc mời chào hỗ trợ.

Gói hỗ trợ 10 tỷ USD của Trung Quốc dành cho Bhutan bao gồm các khoản vay lãi suất thấp, đầu tư trực tiếp và viện trợ không hoàn lại. Đây rõ ràng là một lời đề nghị hấp dẫn khiến quốc gia nhỏ bé Bhutan phải cân nhắc.

Diễn biến mới này đang khiến cho mối quan hệ đồng minh giữa Bhutan và Ấn Độ trở nên phức tạp. Phía Ấn Độ từng nói quân đội tiến vào khu vực tranh chấp ở Doklam, để ngăn Trung Quốc xây đường sá, theo yêu cầu từ Bhutan.

Hiện chưa rõ Bhutan có yêu cầu quân đội Ấn Độ rời khỏi khu vực hay không, sau khi nhận được đề nghị từ phía Trung Quốc.

quoc vuong bhutan jigme khesar namgyel wangchuck va thu tuong an do narendra modi. anh: economic times

Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Economic Times

Ngay sau khi thông tin này xuất hiện, một đại diện chính quyền Bhutan đã ra thông cáo phủ nhận với truyền thông Ấn Độ, tuy nhiên, New Delhi dường như chưa hài lòng với lời giải thích này nên đã gửi thông điệp đến Bộ trưởng ngoại giao Bhutan, Damcho Dorji, cảnh báo đồng minh giữ vững lập trường cùng Ấn Độ, không nên đi theo Trung Quốc.

Theo thông tin từ chính phủ Ấn Độ, hiện có khoảng 320 lính Ấn Độ và 500 lính Trung Quốc đối mặt nhau khu vực cao nguyên Doklam, tuy nhiên, đằng sau họ là lực lượng 12.000 binh sĩ Ấn Độ và 16.000 quân Trung Quốc sẵn sàng cho tình huống xung đột nổ ra.

Năm 1947, thực dân Anh chuyển giao quyền bảo hộ xứ Bhutan cho Ấn Độ. Năm 2007, hai nước ký kết Hiệp ước hữu nghị Ấn Độ - Bhutan, trong đó có quy định cấm nước này sử dụng lãnh thổ của mình làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của nước kia và Ấn Độ cam kết sẽ bảo vệ Bhutan trong trường hợp chiến tranh xảy ra với Bhutan.

Trong bài viết trên Trí thức trẻ, ông Trần Đức Mậu, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CHLB Đức nhận định, cái hiểm hóc trong chiêu thức 10 tỷ USD của Trung Quốc là số tiền hấp dẫn quá mức Bhutan có thể khước từ - trừ khi Ấn Độ chịu mời chào tương tự - và giúp Trung Quốc bắn một mũi tên trúng đồng thời hai đích là thu phục được Bhutan vào quỹ đạo chi dẫn dắt của mình, phân hóa Bhutan với Ấn Độ, đồng thời đẩy Ấn Độ hoàn toàn ra khỏi cao nguyên Doklam.

Chỉ cần Bhutan tuyên bố là không có chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Bhutan và Trung Quốc ở nơi này thì Ấn Độ ngay lập tức không còn lý do gì để triển khai quân đội ở nơi đây. Khi ấy, Trung Quốc sẽ biện luận Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc xâm phạm biên giới quốc gia khác.

"Với cú đòn hiểm này, Trung Quốc đặt Bhutan trước quyết định lựa chọn khó khăn mà quyết định ấy có như thế nào thì cũng động chạm đến tương lai của đất nước", ông Trần Đức Mậu nhận xét.

Chiêu thức nói trên cũng đã được Trung Quốc sử dụng với Nepal, một đồng minh khác của Ấn Độ.

Năm 2017, Bắc Kinh cam kết cho vay 8,3 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường và nhà máy thủy điện ở Nepal, bỏ xa mức cam kết 317 triệu USD của Ấn Độ.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến Nepal rơi vào hoàn cảnh khó xử và luôn tìm cách duy trì quan điểm trung lập.

Theo bài viết gần đây của báo Ấn Độ The Times of India, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Krishna Bahadur Mahara nói rằng, nước này “sẽ không đứng về bên nào”, Nepal "sẽ không bị lôi kéo" vào tranh chấp biên giới, cũng không bị "ảnh hưởng" bởi Trung Quốc hay Ấn Độ.

Một số chuyên gia cảnh báo Nepal đang trở thành chiến trường thực tế của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc mà Nepal phải xử lý cẩn thận.(An NHiên - ĐVO)
----------------------------

Người dân Venezuela thao dượt đề phòng chiến tranh với Mỹ

Quân đội Venezuela huấn luyện thường dân bắn súng và kỹ thuật chiến đấu cận chiến trong ngày 27.8, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ có hành động quân sự chống lại nước này.

Máy bay quân sự, xe tăng và 200.000 binh sĩ cùng 700.000 lính dự bị và thường dân tham gia cuộc tập trận kéo dài 2 ngày (26-27.8) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nicolas Maduro, theo AFP.

Tại học viện quân sự Caracas, binh sĩ dạy thường dân cách sử dụng vũ khí như súng trường, súng cối và pháo phòng không cùng kỹ thuật chiến đấu cận chiến.

“Tôi hy vọng không có chiến tranh, nhưng mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng”, bà Erica Avendano (60 tuổi) cho biết.

Gregorio Valderrama (23 tuổi), một người cha với 3 đứa con, cho hay anh tham gia để học cách “bảo vệ đất nước và gia đình”. “Chúng tôi không biết bắn súng nên đến đây tham gia huấn luyện”, Valderrama nói.

Hồi đầu tháng 8, Tổng thống Trump cảnh báo Mỹ sẽ cân nhắc mọi lựa chọn chống lại Venezuela liên quan đến tình hình bất ổn tại nước này, bao gồm “hành động quân sự nếu cần thiết”.

Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster sau đó lại khẳng định “không có hành động quân sự chống lại Venezuela trong tương lai gần”.

nguoi dan venezuela hoc cach ban sungafp

Người dân Venezuela học cách bắn súngAFP

Dù vậy, Tổng thống Maduro luôn khẳng định Washington âm mưu lật đổ ông nhằm kiểm soát dầu mỏ của Venezuela, với trữ lượng thuộc hàng lớn nhất thế giới.

Tổng thống Maduro cáo buộc tình trạng khủng hoảng kinh tế và bạo động trong nước là âm mưu do Mỹ đứng sau.

Các công tố viên cho hay những vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh ở Venezuela tính từ đầu năm đến nay khiến ít nhất 125 người thiệt mạng.

Căng thẳng tiếp tục leo thang khi Nhà Trắng hôm 25.8 tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt gây ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ Venezuela (Thanhnien)
---------------------------------

Chuyên gia Nga vạch sự thật sức mạnh trực thăng Z-19

Truyền thông Trung Quốc đã quảng cáo trực thăng Z-19 rất mạnh, tuy nhiên nó có đúng như những lời quảng cáo này không?.

Lữ đoàn không quân thuộc Tập đoàn quân 80 của Trung Quốc vừa tiến hành đợt huấn luyện quy mô lớn đối với trực thăng trinh sát - tấn công Z-19.

Z-19 (hay còn được gọi bằng cái tên WZ-19) là chiếc trực thăng trinh sát - tấn công hạng nhẹ được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Harbin chế tạo dành cho Không quân và Không quân Lục quân Trung Quốc, đây là một biến thể sửa đổi từ nguyên mẫu Z-9W với mục đích chính là nâng cao khả năng tàng hình.

Trong đội hình tác chiến hỗn hợp của Không quân Lục quân Trung Quốc, Z-19 sẽ kết hợp với trực thăng vũ trang chủ lực Z-10 tạo thành cặp bài trùng đáng ngại, có khả năng yểm trợ mặt đất, tiêu diệt xe tăng của đối phương rất hiệu quả.

Nhưng nó có thật sự hiệu quả như những gì mà truyền thông Trung Quốc đã quảng cáo?.

Các nhà phân tích tại kênh truyền hình quốc phòng Nga Zvezda thể hiện sự ấn tượng với vẻ ngoài của mẫu Z-19E (một biến thể xuất khẩu của Z-19), nhưng cũng đặt nhiều dấu hỏi về tính năng của loại trực thăng này.

bien doi truc thang vu trang z-19 cua lu doan hang khong thuoc tap doan quan 80 quan doi trung quoc.

Biên đội trực thăng vũ trang Z-19 của Lữ đoàn hàng không thuộc Tập đoàn quân 80 Quân đội Trung Quốc.

Chuyên gia Dmitri Yurov khẳng định Z-19E trông giống một máy bay không người lái tàng hình hơn là trực thăng tấn công.

Đại tá Yuri Pogrebnyak, cựu phi công Mi-24 từng tham chiến tại Afghanistan, cho rằng cần đặt dấu hỏi về việc sử dụng giáp phòng vệ nhẹ trên trực thăng tấn công.

Ông khẳng định công nghệ vật liệu vỏ giáp composite đã tiến bộ rất nhiều, nhưng không có gì bảo đảm việc Z-19E sẽ chịu được các phát đạn bắn thẳng 23 mm hoặc 12,7 mm.

Các chuyên gia Nga đánh giá hệ thống động cơ, cánh quạt ẩn trong đuôi và vẻ ngoài tàng hình của Z-19E đều giống với dự án Eurocopter Tiger ra đời cách đây gần 30 năm, không còn đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh hiện đại.

Z-19 của Trung Quốc còn bị so sánh kém hơn trực thăng trinh sát - tấn công LCH do Ấn Độ sản xuất.

Các thiết bị điện tử trên LCH do Ấn Độ hợp tác sản xuất cùng với Israel. Điều này mang lại cho LCH những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.

Còn các thiết bị điện tử trên Z-19 vẫn là một ẩn số do phần lớn được phát triển theo công nghệ bản địa của Trung Quốc.

truc thang lch cua an do co uu the ve he thong dien tu so voi z-19 cua trung quoc.

Trực thăng LCH của Ấn Độ có ưu thế về hệ thống điện tử so với Z-19 của Trung Quốc.

Xét về hệ thống điện tử, LCH của Ấn Độ nhỉnh hơn do hợp tác được với Israel, quốc gia có nền khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.

Về hệ thống vũ khí, hai dòng trực thăng này có một điểm khác biệt rất lớn, vũ khí LCH có 1 pháo 20 mm ở dưới mũi trong khi Z-19 không có sẵn. Z-19 vẫn mang được pháo nhưng phải gắn vào giá treo trên cánh, dẫn đến giảm số lượng vũ khí mang theo. Xét về sức mạnh hỏa lực, LCH chiếm ưu thế hơn so với Z-19.

LCH được trang bị 2 động cơ turboshaft HAL/Turbomeca Shakti do Ấn Độ và Pháp hợp tác sản xuất. Động cơ này có công suất 1.430 mã lực/chiếc, giúp LCH đạt tốc độ tối đa 268 km/h, trần bay 6.500 m, dự trữ hành trình 700 km.

Z-19 được trang bị 2 động cơ turboshaft WZ-8A công suất 940 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp Z-19 đạt tốc độ tối đa 280 km/h, tốc độ hành trình 245 km/h.

Trực thăng Z-19 có thể hoạt động ở độ cao tối đa 6.000 m, dự trữ hành trình 700 km. Xét về khả năng cơ động, LCH và Z-19 tương đương nhau. Đánh giá tổng thể, LCH của Ấn Độ có nhiều ưu thế hơn so với Z-19 của Trung Quốc.(ĐVO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 28-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 28-08-2017

    Trung Quốc lo binh sĩ con một nghiện game, thủ dâm; Iraq giải phóng thành phố khỏi tay IS; 'Thiên nhãn' của Mỹ trên đất Úc

  • Tin thế giới đáng chú ý 28-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 28-08-2017

    Tổng thư ký NATO: Có dấu hiệu Nga muốn tấn công NATO; Chuyên gia Nga: Tin tặc Trung Quốc làm chiến hạm Mỹ đâm tàu chở dầu; Cựu nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck đã trốn ra nước ngoài như thế nào?; Ba Lan đòi Nga bồi thường chiến phí thế chiến 2

Bài cùng chuyên mục